Nữ sinh Hà Nội bật khóc kể về áp lực học tập: Làm sao vượt qua 'điểm sôi' cảm xúc?

Do ảnh hưởng của dịch Covid-19 cùng với việc học trực tuyến kéo dài, khi quay trở lại trường học nhiều học sinh rơi vào khủng hoảng tâm lý nhưng chưa biết làm sao để vượt qua.

Chia sẻ về những áp lực của mình trong quá trình học tập, em Nguyễn D.K. - học sinh lớp 9 trường THCS Nguyễn Trương Tộ (Hà Nội) cho hay: “Năm 2017 khi em và mẹ sang Đức tìm kiếm môi trường học tập mới, em nghĩ sang đó có môi trường tốt nhưng sau đó em và mẹ gặp khó khăn về ngôn ngữ mới, môi trường không có người thân.

Khi đó em cũng không nhận được sự quan tâm từ mẹ. Sau 3 năm không tìm kiếm được mục tiêu, năm 2020 gia đình em quyết định về Việt Nam.

Khi về nước và quay lại trường học ở Việt Nam, suy nghĩ của em khác với các bạn trong lớp vì em và các bạn chênh lệch 2 tuổi, em bị cô lập và cũng không tham gia các hoạt động của nhà trường.

Lúc này giữa em và mẹ cũng không có tiếng nói chung, em cảm giác mẹ không hiểu mình và việc học với em thực sự là áp lực lớn.

Sau đó, em tìm giáo viên chủ nhiệm tâm sự và nói những gì em suy nghĩ. Cũng may sau đó em nhận được lời khuyên của cô về cách thích nghi với môi trường học tập ở đây. Bây giờ thì em có thể chơi được với bạn cùng lớp ít hơn 2 tuổi. Em cũng tương tác với mẹ nhiều hơn, em và mẹ không còn rào cản, thân thiết, hiểu nhau hơn.

Đặc biệt, với bạn bè, em rất vui vì được mọi người thấu hiểu hoàn cảnh của em, giúp em học tập tốt hơn”.

{keywords}
Em Nguyễn Duy Khánh chia sẻ câu chuyện về áp lực học tập của mình

Còn em Đ.X.T. - học sinh lớp 7A11 trường THCS Ngô Sỹ Liên (quận Hoàn Kiếm) cho biết áp lực của em đến từ 1 lần bị điểm 2 môn Lịch sử vì em không ghi chép bài đầy đủ.

“Em còn nhớ mãi hôm đó cô cho em điểm 2, tất nhiên lỗi đến từ em vì em không ghi chép bài, em không làm bài tập. Sau đó, em nói với cô rằng em không chép bài phần đó vì phần đó em hiểu rồi. Thế nhưng, cô nói với em là “anh về đi, không cần học, tôi bảo lãnh cho anh đi thi”.

Lời nói của cô khiến em hụt hẫng, tổn thương vì ý em là em hiểu phần đó thôi chứ không phải em đã hiểu hết và không cần học tập, cứ thế đi thi. Từ sau việc đó, việc học với em như một cực hình vì cảm giác cô giáo không hiểu mình, em có cảm giác là mình không thích đến trường”, T. nói.

{keywords}
Học sinh bật khóc khi kể về áp lực tâm lý đã trải qua.

Bác sĩ Đỗ Minh Loan - Trưởng khoa Sức khỏe trẻ vị thành niên Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết: “Sau khi lắng nghe câu chuyện của các học sinh, tôi thấy mừng vì các em tìm được giải pháp để giải tỏa tâm lý của mình thay vì chọn cách tự làm hại bản thân. Thực ra, ở tuổi này, mong muốn của các em là có sự thấu hiểu từ cha mẹ, thầy cô và bạn bè.

Đôi khi việc chia sẻ là khó khăn nhưng tôi nghĩ rằng các em đừng ngần ngại chia sẻ vì chỉ chia sẻ mọi người mới thấu hiểu và giúp đỡ được các em, giúp các bên hiểu nhau hơn để điều chỉnh hành vi cũng như cảm xúc của bản thân”.

Chia sẻ tại diễn đàn “Điều em muốn nói” do Hội đồng đội Trung ương phối hợp Báo Tiền Phong, Sở GD&ĐT Hà Nội tổ chức, PGS.TS Trần Thành Nam, Chủ nhiệm Khoa Các khoa học giáo dục, Trường Đại học Giáo dục (Ðại học Quốc gia Hà Nội) cho hay, có những học sinh tức giận và tự cho mình quyền thể hiện điều đó. Tuy nhiên, các em cảm thấy tức giận không có nghĩa là các em được hành động tức giận.

“Một thực tế hiện nay là nhiều học sinh bị mất kết nối với những người xung quanh. Vết thương tâm lý cũng giống như vết thương ở tay chân, chúng ta phải mở băng, lau vết thương có thể hơi đau nhưng nhanh lành. Vết thương trong lòng cũng nên được ứng xử như vết thương ngoài da.

Các học sinh hãy chia sẻ với những ai mà mình cảm thấy tin tưởng, đừng để những áp lực tâm lý, những vết thương lòng trở nên trầm trọng”, PGS.TS Trần Thành Nam nói.

Cũng theo chuyên gia này thì có những bạn nói bố mẹ bận, không lắng nghe mình nhưng đổi lại tại sao mình không chọn khoảng thời gian bố mẹ đỡ bận; hoặc vấn đề khó nói trực tiếp thì có thể nhắn tin, viết email cho bố mẹ?

“Ngoài bố mẹ, khi gặp áp lực tâm lý, học sinh có thể chia sẻ với các thầy cô, người thân trong gia đình, người bạn thân nhất... Các em hãy nhớ rằng mình có thể chia sẻ với nhiều người. Ví dụ các em chia sẻ câu chuyện của mình với 5 người thì có 1-2 người bận còn lại chắc chắn sẽ có người sẵn sàng lắng nghe.

Cảm xúc của chúng ta có thể lúc này rất vui nhưng chỉ một lúc sau đó lại bình thường. Cảm xúc đau khổ cũng thế. Bạn nào nói có ý tưởng cắt tay, làm đau bản thân là lúc cảm xúc rơi vào tuyêt vọng, đó cũng chỉ là nhất thời. Chúng ta hãy làm chủ cảm xúc, vượt qua giai đoạn điểm sôi của cảm xúc.

Ví dụ có bạn phải trải qua cảm giác người khác bình luận xấu xí về mình. Vậy phản ứng với những bạn bắt nạt thế nào cho đúng? Thường thì tôi thấy các em dùng lời lẽ không thân thiện công kích hay né tránh nhưng hai cách này đều không phù hợp.

Nếu bị công kích qua mạng thì các em không nên phản hồi mà lưu lại bằng chứng, chụp màn hình, có thể tìm các cách thức chặn, báo cho người xung quanh về thông điệp của sự bắt nạt.

Việc chia sẻ với những người quan tâm mình để các em không rơi vào tình huống tiếp tục nhận lời chỉ trích hay thiếu thân thiện của các bạn”, TS Trần Thành Nam lưu ý.

Hoàng Thanh

Nam sinh Hà Nội trúng tuyển 11 trường ĐH thế giới, học bổng lên đến 8 tỷ

Từ bỏ suất học bổng ở mức cao nhất dành cho sinh viên quốc tế tại đại học số 1 Canada, Lê Thanh Dũng dự định sẽ theo học tại Mỹ với suất học bổng hơn 8 tỷ đồng.

Không được tổ chức thi riêng, các trường tư Hà Nội tuyển sinh lớp 10 thế nào?

Sở GD-ĐT Hà Nội đã chính thức công bố phương án tuyển sinh vào lớp 10 các trường THPT tư thục và công lập tự chủ. Trong đó, năm nay, Sở yêu cầu các trường tư không tổ chức kỳ thi riêng.

'Xin phụ huynh hãy trả lại sự tôn nghiêm cho người thầy'

Chẳng thể chịu thêm áp lực, cùng đồng lương bấp bênh, chị nộp đơn xin thôi công việc đã gắn bó 5 năm, từng là niềm tự hào, mơ ước. Suốt chặng đường từ trường về nhà, chị òa khóc với quyết định của chính mình.

Nam sinh mồ côi bố giành học bổng 7 tỷ: Làm nghề bưng bê lấy tiền thi IELTS, SAT

Biến cố mất bố vào năm lớp 2 khiến Quang dần thu mình, không muốn giao tiếp với ai. Cho đến tận đầu năm lớp 8, em mới bắt đầu có khát khao xóa bỏ con người nhút nhát để bước ra khỏi vùng an toàn.

Đam mê về game đưa nữ sinh trúng tuyển ĐH Mỹ, học bổng 6,6 tỷ

Tự tin chọn lối đi riêng với niềm đam mê về game, Trịnh Bảo Hân (học sinh lớp 12 Anh 2 trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam) vừa giành học bổng trị giá 6,6 tỷ đồng vào ĐH Drexel, Mỹ.

'Tôi nghỉ việc để giữ sự uy nghiêm cuối cùng của người thầy'

Trước áp lực của học sinh và phụ huynh, sau một tình huống sư phạm gây tranh cãi, cô H. đã quyết định nộp đơn nghỉ việc, chia tay với nghề đã nhiều năm gắn bó.

Nữ sinh xứ Nghệ trúng tuyển 9 đại học Mỹ

Từ Nghệ An ra Hà Nội học trong môi trường hoàn toàn bằng tiếng Anh, Quỳnh Anh phải chật vật để bắt kịp với các bạn. Nhưng cũng chính cú sốc ấy đã tạo đà giúp nữ sinh chinh phục hàng loạt đại học hàng đầu nước Mỹ.

Người lao công ăn bánh mì trên phố 'giúp' nữ sinh Hà Nội vào ĐH top đầu Mỹ

Thay vì chọn những ngành học đang được coi là thời thượng, Võ Nguyễn Gia Minh (học sinh lớp 12, Hà Nội) quyết theo đuổi ngành Khoa học môi trường ở đại học công lập top đầu Mỹ với khát khao trở về giúp đất nước xanh và sạch hơn.

Cuộc thi sáng tạo STEM thu hút hàng trăm nghìn giáo viên, học sinh tham gia

Cuộc thi nhằm đem đến cho các em học sinh cơ hội ứng dụng kiến thức giáo dục STEM liên quan đến các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học để tìm ra và hiện thực hóa các giải pháp sáng tạo.

Giảng viên trình độ giáo sư, tiến sĩ phía Bắc nhiều hơn các vùng khác cộng lại

Theo Bộ GD-ĐT, hiện nay quy mô và chất lượng giảng viên được nâng lên rõ rệt trong những năm qua. Riêng vùng Đồng bằng sông Hồng, số người có trình độ tiến sĩ bằng cả nước cộng lại.

Đang cập nhật dữ liệu !