Lớp học không giáo án và hành trình chinh phục 'thế giới bóng tối'

Cô giáo Nguyễn Thị Hoài (trường Phổ thông cơ sở Nguyễn Đình Chiểu, Hà Nội) giúp nhiều trẻ khiếm thị dạng đa tật hoà nhập với cuộc sống bình thường.

Khác với những lớp học bình thường, lớp học can thiệp kỹ năng dành cho học sinh khiếm thị đa tật do cô giáo Nguyễn Thị Hoài (sinh năm 1984) chủ nhiệm không bảng đen, không phấn trắng, không bút, không thước kẻ. Thay vào đó chỉ là những đồ vật hình tròn, hình vuông, hình tam giác đủ kiểu. Lớp học ấy được giáo viên trong trường Phổ thông cơ sở Nguyễn Đình Chiểu (Hà Nội) đặt cho cái tên thân thương “Lớp học hy vọng”.

Lớp học không giáo án và hành trình chinh phục 'thế giới bóng tối' - 1

Cô Nguyễn Thị Hoài ân cần chỉ bảo học sinh nhận biết đồ vật.

Lớp học không giáo án

Đều đặn mỗi ngày, cô Hoài vượt hơn 15km từ nhà đến trường từ sớm để chuẩn bị đồ chơi, lau dọn lớp học sạch sẽ trước khi đón học sinh vào học. 

Lớp học can thiệp kỹ năng của cô Hoài có 7 học sinh. Ngoài việc kém may mắn bị khiếm thị bẩm sinh, 7 em trong lớp còn mắc thêm các chứng đa tật như tự kỷ, liệt, bại não, không thể tập trung… khiến việc dạy kỹ năng vô vùng khó khăn.

Trong lớp hai học sinh Đức Anh (6 tuổi) và Minh Châu (8 tuổi) là nặng nhất, các em không thể đứng vững, luôn phải có người đỡ bên cạnh và não không phát triển bình thường.

Nhớ lại lần đầu tiên tiếp xúc với học sinh lớp khiếm thị đa tật, cô Hoài bật khóc khi thấy em thì vịn vào cây để đi, có em lại lết chân, giơ cả 2 tay lên trời để dò dẫm di chuyển từng bước một, tất cả các em vừa đi vừa la hét, kêu gào không kiểm soát…

“Vốn trẻ khiếm thị tương lai đã mịt mờ, giờ các em mắc thêm chứng đa tật như vậy thì không biết cuộc đời sau này sẽ đi đâu về đâu”, cô tâm sự.

Các em rất đáng thương, hoàn cảnh gia đình khó khăn và không được tới trường, vì hầu hết các trường đều không nhận trẻ khiếm thị đa tật. Những ngày thời tiết thay đổi, các em đau đớn, khó chịu trong người mà không thể nói thành lời nên chỉ có thể gào thét, tự cào cấu bản thân và những người xung quanh. “Những ngày như vậy tôi không sao ngủ được, cứ nhắm mắt là lại hình dung ra gương mặt của học trò, với hốc mắt đỏ hoe, những con mắt trắng dã...”, cô Hoài nói.

Dạy kỹ năng cho học sinh khiếm thị vốn đã khó, với học sinh khiếm thị đa tật thì khó hơn gấp trăm lần. Không ít lần cô mệt mỏi vì dạy mãi mà các em không tiếp thu được. Nhưng mỗi lúc như vậy cô không cho phép bản thân bỏ cuộc.

Cô hiểu các em cần sự giúp đỡ của mình để có thể phát triển bản thân. Sức lực bỏ ra cho một lớp can thiệp kỹ năng sớm đôi khi gấp 2, gấp 3 lần so với một lớp dạy hoà nhập bình thường. Bởi hầu hết trẻ đều chậm phát triển không tự chủ được hành động, vệ sinh cá nhân, cô giáo thường xuyên phải kiêm luôn nhiệm vụ dọn dẹp "bãi chiến trường" cho học trò.

"Trẻ kiếm thị đa tật rất chậm phát triển, các em luôn thường thờ ơ, không hợp tác với cô giáo. Vì vậy bản thân tôi phải như một người mẹ, thấu hiểu những tâm tư tình cảm của trẻ thì lúc đó mới tìm ra cách giáo dục tốt nhất.

Thế giới của học sinh khiếm thị rất nhỏ bé, chúng chỉ là một mảng màu đen kịt; các em nhìn, cảm nhận thế giới bằng đôi bàn tay, đôi tai. Do vậy, người giáo viên phải luôn ân cần, nhẹ nhàng nói lời yêu thương, chỉ cần to tiếng quát mắng là trẻ sẽ gào thét, phản kháng lại và thậm chí còn ghét bỏ cô giáo", cô Hoài chia sẻ.

Lớp học không giáo án và hành trình chinh phục 'thế giới bóng tối' - 2

Mỗi lúc học sinh không tập trung, gào thét, cô Hoài và phụ huynh phải nhẹ nhàng dỗ dành với tất cả tình yêu thương.

Yêu nghề, yêu trẻ là vậy, nhưng trong lòng cô Hoài vẫn canh cánh nỗi lo, sau 12 năm năm bám nghề, nhà nước vẫn chưa có chính sách để đón nhận và hỗ trợ dạy học với những trẻ khiếm thị đa tật này dài hạn. Chỉ một vài năm học nếu không tiến bộ thì buộc lòng nhà trường phải để các em theo học ở các trung tâm ngoài trường để nhường chỗ cho các bạn mới khác.

Vì chưa có chính sách hỗ trợ nên đồng lương của cô Hoài cũng quá thấp, chỉ hơn 5 triệu đồng/tháng. Không những vậy, giáo viên dạy trẻ khiếm thị cũng không có trong biên chế. Hiện mức lương cô nhận được tại trường Phổ thông cơ sở Nguyễn Đình Chiểu hoàn toàn được trích từ các quỹ dự án dạy trẻ khiếm thị hoà nhập cộng đồng chứ không có lương của nhà nước trả.

Cô Hoài có hai con nhỏ, một bé 5 tuổi và một bé đang học lớp 3. Với mức lương như hiện nay, cô luôn phải chi tiêu tằn tiện nhưng vẫn rất chật vật trong cuộc sống. Chồng cô nhiều lần phản đối việc vợ dạy học vất vả nhưng lương không đủ sống và không có biến chế ổn định.

Nhiều người cũng từng trêu chọc cô rằng nghề vất vả ấy xã hội tránh không được thì cô lại lựa chọn. Những lúc như vậy cô Hoài chỉ cười và đáp: “Tôi nhận được nhiều bài học về sự kiên nhẫn, thấu hiểu, lòng yêu thương hơn là mất đi. Dù vất vả đến đâu tôi cũng không bao giờ từ bỏ nghề,  không từ bỏ các em”.

Thiếu thốn trăm bề

Bà Phạm Thị Kim Nga, Hiệu trưởng trường Nguyễn Đình Chiểu cho biết, lớp học can thiệp kỹ năng sớm được xây dựng cách đây 4 năm. Lớp học nhằm mục đích can thiệp sớm với trẻ từ 2 tuổi trở lên những kỹ năng cơ bản như nhận biết đồ vật, làm chủ hành vi, nhận biết mặt chữ, số trước khi vào lớp 1.

Các em học sinh khiếm thị đa tật tiếp thu rất chậm, nhiều kĩ năng không thể đáp ứng được theo đúng độ tuổi. Đa phần các em học sinh bị rối loạn về hành vi, thiếu tập trung, tự kỷ, không tương tác với thầy cô, các em không thể ngồi học lâu quá 20 phút.

Do vậy, lớp học luôn yêu cầu phụ huynh phải cùng học, cùng tham gia với giáo viên để lắng nghe sự hướng dẫn của cô giáo cùng đồng hành với nhà trường để về nhà cũng có thể tự dạy con học.

Lớp học không giáo án và hành trình chinh phục 'thế giới bóng tối' - 3

Học sinh khiếm thị phân biệt đồ vật vuông tròn, nặng nhẹ theo cảm nhận của tay, các em tập nhận biết chữ nổi và số.

Trước đây khi chưa có lớp can thiệp kĩ năng, phụ huynh rất vất vả vì không biết phải gửi con vào đâu học. Bởi khi trẻ khiếm thị mắc chứng đa tật, gần như không có cơ sở giáo dục nào muốn tiếp nhận các em.

Chính vì vậy nhà trường đã mở lớp can thiệp kỹ năng sớm với mong muốn giúp các con có thể được trang bị các kỹ năng cần thiết trước khi bước vào lớp hoà nhập cùng học sinh trong đúng độ tuổi.

Mỗi học sinh được trang bị một cuốn sổ theo dõi cá nhân, hàng ngày giáo viên và phụ huynh sẽ cùng ghi chép những bài học, những tiến bộ của học sinh. Dù những chi tiết rất nhỏ như con nhận biết hình dạng đồ vật hình tròn, hình vuông, vật nặng, vật nhẹ…cũng đều được ghi chép chi tiết và cẩn thận để theo dõi quá trình tiến bộ. Sau khoảng thời gian 1 tháng, 2 tháng, 6 tháng giáo viên sẽ tổng hợp lại và cùng trao đổi với gia đình để tìm kiếm thêm những giải pháp giúp trẻ tiến bộ hơn.

Việc dạy học trẻ khiếm thị đa tật không có giáo án cụ thể, giáo viên và nhà trường phải tự xây dựng kế hoạch giảng dạy và thường xuyên điều chỉnh theo từng cá thể học sinh.

Do đó, để dạy được những trẻ đặc biệt này rất cần những giáo viên được đào tạo bài bản từ khoa giáo dục đặc biệt ở các trường đại học lớn trên cả nước. Chỉ có các cô giáo này mới hiểu được những khó khăn, vất vả và điều gì cần đối với trẻ trong quá trình dạy kỹ năng, hình thành nhân cách trước khi bước vào hoà nhập.

Lớp học không giáo án và hành trình chinh phục 'thế giới bóng tối' - 4

Học sinh khiếm thị đa tật học cách nhận biết đồ vật.

Tuy nhiên, khó khăn lớn rất là biên chế cho những giáo viên dạy lớn can thiệp kỹ năng sớm, tất cả đều chỉ là hợp đồng dài hạn, mức lương quá thấp. Nguyên nhân, giáo viên dạy lớp này chỉ tốt nghiệp ngành giáo dục đặc biệt, không có bằng giáo dục tiểu học nên không có điều kiện tham gia xét tuyển biên chế. Chính vì vậy, phần lớn các thầy cô không mặn mà với nghề và rất khó tìm giáo viên dạy mỗi đợt đầu năm học mới, bà Nga chia sẻ.

Theo vtcnews.vn

Trường ở Hà Nội tăng học phí đột ngột, buộc học sinh thôi học nếu không nộp?

Mới đây, một số phụ huynh của trường THPT Hà Đông (Hà Nội) bày tỏ bất ngờ trước thông báo đột ngột tăng học phí và học sinh có thể phải thôi học nếu không đáp ứng được mức tăng này.

Nam sinh Hà Nội trúng tuyển 11 trường ĐH thế giới, học bổng lên đến 8 tỷ

Từ bỏ suất học bổng ở mức cao nhất dành cho sinh viên quốc tế tại đại học số 1 Canada, Lê Thanh Dũng dự định sẽ theo học tại Mỹ với suất học bổng hơn 8 tỷ đồng.

Không được tổ chức thi riêng, các trường tư Hà Nội tuyển sinh lớp 10 thế nào?

Sở GD-ĐT Hà Nội đã chính thức công bố phương án tuyển sinh vào lớp 10 các trường THPT tư thục và công lập tự chủ. Trong đó, năm nay, Sở yêu cầu các trường tư không tổ chức kỳ thi riêng.

'Xin phụ huynh hãy trả lại sự tôn nghiêm cho người thầy'

Chẳng thể chịu thêm áp lực, cùng đồng lương bấp bênh, chị nộp đơn xin thôi công việc đã gắn bó 5 năm, từng là niềm tự hào, mơ ước. Suốt chặng đường từ trường về nhà, chị òa khóc với quyết định của chính mình.

Nam sinh mồ côi bố giành học bổng 7 tỷ: Làm nghề bưng bê lấy tiền thi IELTS, SAT

Biến cố mất bố vào năm lớp 2 khiến Quang dần thu mình, không muốn giao tiếp với ai. Cho đến tận đầu năm lớp 8, em mới bắt đầu có khát khao xóa bỏ con người nhút nhát để bước ra khỏi vùng an toàn.

Đam mê về game đưa nữ sinh trúng tuyển ĐH Mỹ, học bổng 6,6 tỷ

Tự tin chọn lối đi riêng với niềm đam mê về game, Trịnh Bảo Hân (học sinh lớp 12 Anh 2 trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam) vừa giành học bổng trị giá 6,6 tỷ đồng vào ĐH Drexel, Mỹ.

'Tôi nghỉ việc để giữ sự uy nghiêm cuối cùng của người thầy'

Trước áp lực của học sinh và phụ huynh, sau một tình huống sư phạm gây tranh cãi, cô H. đã quyết định nộp đơn nghỉ việc, chia tay với nghề đã nhiều năm gắn bó.

Nữ sinh xứ Nghệ trúng tuyển 9 đại học Mỹ

Từ Nghệ An ra Hà Nội học trong môi trường hoàn toàn bằng tiếng Anh, Quỳnh Anh phải chật vật để bắt kịp với các bạn. Nhưng cũng chính cú sốc ấy đã tạo đà giúp nữ sinh chinh phục hàng loạt đại học hàng đầu nước Mỹ.

Người lao công ăn bánh mì trên phố 'giúp' nữ sinh Hà Nội vào ĐH top đầu Mỹ

Thay vì chọn những ngành học đang được coi là thời thượng, Võ Nguyễn Gia Minh (học sinh lớp 12, Hà Nội) quyết theo đuổi ngành Khoa học môi trường ở đại học công lập top đầu Mỹ với khát khao trở về giúp đất nước xanh và sạch hơn.

Cuộc thi sáng tạo STEM thu hút hàng trăm nghìn giáo viên, học sinh tham gia

Cuộc thi nhằm đem đến cho các em học sinh cơ hội ứng dụng kiến thức giáo dục STEM liên quan đến các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học để tìm ra và hiện thực hóa các giải pháp sáng tạo.

Đang cập nhật dữ liệu !