Bỏ kỷ luật đuổi học 1 năm để học sinh ngổ ngáo “coi trời bằng vung”?

Nếu bỏ hình thức đuổi học thì phải có hình thức kỷ luật cứng rắn khác để răn đe và tạo "cái roi trong tâm tưởng" của học sinh, để học sinh ngỗ ngược phải thấy đó như một bức rào và tự dặn mình không được phép vượt qua

Dự thảo mới của Bộ GD&ĐT có hình thức kỷ luật cao nhất là học sinh bị tạm dừng học tập tối đa 2 tuần, bỏ hoàn toàn hình thức đuổi học 1 năm như hiện hành.

Biết tin Bộ GD&ĐT công bố dự thảo mới về hình thức khen thưởng, kỷ luật học sinh khiến tôi có chút lo lắng khi con mình đang học lớp 10 với những biến đổi tâm sinh lý đặc thù, bạn bè của con có cả học sinh cá biệt

Với góc nhìn của một người mẹ, tôi thấy hình thức kỷ luật được nhắc đến trong dự thảo thông tư có vẻ tốt và nhân văn nhưng liệu có đủ mạnh để tiêu diệt tận gốc vấn đề bạo lực học đường, trong khi hiện nay ngày càng nhiều học sinh thiếu hiểu biết thể hiện “cái tôi” quá lớn, những vụ học sinh đánh nhau dã man được quay clip rồi tung lên mạng gây xôn xao dư luận?

Chúng ta cũng từng có bộ quy tắc ứng xử học đường với mong muốn học sinh đối xử với nhau nhân văn hơn, chấm dứt nạn bạo lực học đường nhưng đến giờ thì vấn đề bạo lực vẫn tiếp diễn.

Chúng ta phải thẳng thắn nhìn nhận rằng bây giờ học sinh sợ nhất là đuổi học. Vậy nếu không còn hình thức đuổi học thì nhiều học sinh cá biệt sẽ không sợ nữa. Rất có thể các em này sẽ coi việc tạm dừng học tập 2 tuần là kỳ nghỉ dưỡng và sau đó lại nhơn nhơn ra đấy.

Điều này liệu có dẫn đến việc học sinh khinh nhờn kỷ luật, sẵn sàng chấp nhận bị phạt để giải quyết mâu thuẫn với nhau bằng nắm đấm?

{keywords}
Bao giờ mới chấm dứt nạn bạo lực học đường? (ảnh minh họa)

Là phụ huynh có con học lớp 10 tôi rất lo lắng việc con mình phải tiếp xúc với những học sinh “bất cần” không còn biết sợ kỷ luật là gì, nhất là giờ lại không có chế tài đủ mạnh cho những học sinh cá biệt.

Tôi từng chứng kiến con gái của một người bạn thân là nạn nhân của bạo lực học đường. Con bé đã gần như “phát điên” vì bị đánh, bị quay clip và bêu riếu trên mạng xã hội, phải điều trị tâm lý trong một thời gian dài.

Thế nhưng, người đánh con bé thì sao? Sau khi bị đuổi học 1 năm nó vẫn quay lại và gây thù với con gái của bạn tôi. Nó vẫn chứng nào tật ấy, tìm cách gây gổ khiến vợ chồng bạn tôi sợ hãi phải chuyển con mình sang một ngôi trường khác. Đó là khi còn hình thức đuổi học 1 năm. Bây giờ không đuổi học nữa thì những học sinh ngổ ngáo “coi trời bằng vung” mặc sức hoành hành sao?

Không ai có thể chắc chắn rằng khi nào những vết thương, những chấn động tâm lý do bạo lực học đường mới chấm dứt với những nạn nhân như con của bạn tôi.

Nói để thấy rằng nếu không còn những biện pháp răn đe thực sự nghiêm khắc thì tôi sợ bạo lực học đường sẽ ngày càng nảy nở với tốc độ chóng mặt và khó kiểm soát.

Chúng ta không thể cứ chạy theo mà “chữa cháy” mãi được. Cứ chờ đến lúc học sinh, con em chúng ta bị đánh, bị lột đồ, bị tung clip lên mạng mới tiến hành họp hội đồng kỷ luật, mới nhốn nháo tham vấn tâm lý học đường, mới hỏi han... Lúc đấy, xin thưa đã muộn rồi.

Bạn đọc Vân Yến

Bộ GD&ĐT vừa công bố dự thảo Thông tư quy định về khen thưởng và kỷ luật đối với học sinh (HS) trong các cơ sở giáo dục phổ thông, thay thế Thông tư 08, được ban hành từ năm 1988.

Dự thảo thông tư mới được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ GD-ĐT để xin ý kiến góp ý đến hết ngày 31.10.2020 trước khi ban hành chính thức.

Điều đáng chú ý là mức kỷ luật cao nhất áp dụng trong nhà trường theo dự thảo thông tư mới là “tạm dừng học tập trên lớp”, thay thế cho cụm từ “đuổi học” trong quy định hiện hành.

Dự thảo thông tư mới nêu: “Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm của học sinh, căn cứ đề xuất của hội đồng kỷ luật học sinh của nhà trường, hiệu trưởng nhà trường xem xét, quyết định thời hạn tạm dừng học tập trên lớp đối với học sinh tối đa là 2 tuần lễ để thực hiện kế hoạch giáo dục riêng đối với học sinh vi phạm”.

Mức độ kỷ luật “tạm dừng học tập” áp dụng đối với những trường hợp học sinh đã bị kỷ luật cảnh cáo nhưng không sửa chữa, tái phạm hoặc vi phạm thêm những khuyết điểm khác trong khoảng thời gian 1 học kỳ.

Ngoài ra, còn buộc phải tạm dừng học tập với học sinh vi phạm lần đầu nhưng ở mức độ đặc biệt nghiêm trọng như: đánh nhau có tổ chức, sử dụng hung khí, vũ khí gây thương tích nặng cho người khác; xâm phạm nhân phẩm, thân thể của giáo viên, cán bộ, nhân viên, học sinh khác của nhà trường hoặc có những hành vi vi phạm khác có tính chất và mức độ tác hại tương đương nhưng chưa đến mức bị các cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.

Việc không còn hình thức kỷ luật “đuổi học” khiến dư luận lo lắng sẽ không còn răn đe được những học sinh cá biệt nhất là trong thời gian gần đây những vụ việc học sinh đánh bạn học, quay clip tung lên mạng xã hội ngày càng nhiều, gây bức xúc lớn trong dư luận. Để đối phó với bạo lực học đường, ngành giáo dục đã có nhiều biện pháp nhưng vấn nạn này không hề được thuyên giảm.

Lời Tòa soạn: Bài viết thể hiện quan điểm của một phụ huynh trước dự thảo thông tư mới của Bộ GD&ĐT, bạn đọc có thể đồng tình hoặc có ý kiến khác với quan điểm này. Nếu bạn thực sự quan tâm vấn đề trên, xin hãy để lại bình luận bên dưới nhé!

Trường ở Hà Nội tăng học phí đột ngột, buộc học sinh thôi học nếu không nộp?

Mới đây, một số phụ huynh của trường THPT Hà Đông (Hà Nội) bày tỏ bất ngờ trước thông báo đột ngột tăng học phí và học sinh có thể phải thôi học nếu không đáp ứng được mức tăng này.

Nam sinh Hà Nội trúng tuyển 11 trường ĐH thế giới, học bổng lên đến 8 tỷ

Từ bỏ suất học bổng ở mức cao nhất dành cho sinh viên quốc tế tại đại học số 1 Canada, Lê Thanh Dũng dự định sẽ theo học tại Mỹ với suất học bổng hơn 8 tỷ đồng.

Không được tổ chức thi riêng, các trường tư Hà Nội tuyển sinh lớp 10 thế nào?

Sở GD-ĐT Hà Nội đã chính thức công bố phương án tuyển sinh vào lớp 10 các trường THPT tư thục và công lập tự chủ. Trong đó, năm nay, Sở yêu cầu các trường tư không tổ chức kỳ thi riêng.

'Xin phụ huynh hãy trả lại sự tôn nghiêm cho người thầy'

Chẳng thể chịu thêm áp lực, cùng đồng lương bấp bênh, chị nộp đơn xin thôi công việc đã gắn bó 5 năm, từng là niềm tự hào, mơ ước. Suốt chặng đường từ trường về nhà, chị òa khóc với quyết định của chính mình.

Nam sinh mồ côi bố giành học bổng 7 tỷ: Làm nghề bưng bê lấy tiền thi IELTS, SAT

Biến cố mất bố vào năm lớp 2 khiến Quang dần thu mình, không muốn giao tiếp với ai. Cho đến tận đầu năm lớp 8, em mới bắt đầu có khát khao xóa bỏ con người nhút nhát để bước ra khỏi vùng an toàn.

Đam mê về game đưa nữ sinh trúng tuyển ĐH Mỹ, học bổng 6,6 tỷ

Tự tin chọn lối đi riêng với niềm đam mê về game, Trịnh Bảo Hân (học sinh lớp 12 Anh 2 trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam) vừa giành học bổng trị giá 6,6 tỷ đồng vào ĐH Drexel, Mỹ.

'Tôi nghỉ việc để giữ sự uy nghiêm cuối cùng của người thầy'

Trước áp lực của học sinh và phụ huynh, sau một tình huống sư phạm gây tranh cãi, cô H. đã quyết định nộp đơn nghỉ việc, chia tay với nghề đã nhiều năm gắn bó.

Nữ sinh xứ Nghệ trúng tuyển 9 đại học Mỹ

Từ Nghệ An ra Hà Nội học trong môi trường hoàn toàn bằng tiếng Anh, Quỳnh Anh phải chật vật để bắt kịp với các bạn. Nhưng cũng chính cú sốc ấy đã tạo đà giúp nữ sinh chinh phục hàng loạt đại học hàng đầu nước Mỹ.

Người lao công ăn bánh mì trên phố 'giúp' nữ sinh Hà Nội vào ĐH top đầu Mỹ

Thay vì chọn những ngành học đang được coi là thời thượng, Võ Nguyễn Gia Minh (học sinh lớp 12, Hà Nội) quyết theo đuổi ngành Khoa học môi trường ở đại học công lập top đầu Mỹ với khát khao trở về giúp đất nước xanh và sạch hơn.

Cuộc thi sáng tạo STEM thu hút hàng trăm nghìn giáo viên, học sinh tham gia

Cuộc thi nhằm đem đến cho các em học sinh cơ hội ứng dụng kiến thức giáo dục STEM liên quan đến các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học để tìm ra và hiện thực hóa các giải pháp sáng tạo.

Đang cập nhật dữ liệu !