Khán giả tố câu hỏi ‘Đường lên đỉnh Olympia’ sai kiến thức lịch sử

Khán giả của “Đường lên đỉnh Olympia” phản ánh việc thí sinh trả lời thiếu sót nhưng vẫn được cho điểm, dẫn đến kết quả chung cuộc chưa thỏa đáng.

Phần thi bị tố sai kiến thức tại 'Đường lên đỉnh Olympia'

Khán giả của "Đường lên đỉnh Olympia" phản ánh việc thí sinh Lưu Đào Dũng Trí trả lời thiếu sót nhưng vẫn được chương trình công nhận và cho điểm, dẫn đến thay đổi kết quả cuộc thi tháng, phát sóng chiều 12/7 vừa qua.

Sáng 14/7, khán giả của Đường lên đỉnh Olympia phản ánh với Zing rằng tại cuộc thi tháng một, quý IV phát sóng chiều 12/7, câu trả lời của thí sinh về văn kiện lịch sử thiếu sót nhưng vẫn được công nhận.

Cụ thể, câu hỏi 30 điểm ở phần thi Về đích của thí sinh Lưu Đào Dũng Trí (THPT chuyên Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội) có nội dung như sau: Kỳ họp Quốc hội Khóa VI ngày 2/7/1976 đưa ra bốn quyết định quan trọng: Đổi tên nước thành CHXHCN Việt Nam; Thủ đô là Hà Nội; Quyết định quốc huy, quốc kỳ, quốc ca và quyết định nào nữa?”.

Dũng Trí trả lời: “Đổi tên Sài Gòn thành TP.HCM” và giành được 60 điểm do lựa chọn ngôi sao hy vọng. Qua đó, nam sinh về nhì chung cuộc với điểm số 235.

Sau khi chương trình phát sóng, nhiều khán giả phản ánh câu trả lời của Dũng Trí chưa đầy đủ. Họ cho rằng đáp án chính xác phải là “Đổi tên Sài Gòn - Gia Định thành TP.HCM”.

Duong len dinh Olympia cong nhan sai ket qua anh 1

Dũng Trí giành được 60 điểm cho câu trả lời: “Đổi tên Sài Gòn thành TP.HCM”, qua đó giành kết quả nhì trong cuộc ở thi tháng.

“Trong Nghị quyết Quốc hội 2/7/1976 có viết: ‘Chính thức đặt tên thành phố Sài Gòn - Gia Định là thành phố Hồ Chí Minh’. Vì vậy, câu trả lời của Dũng Trí chỉ có ‘Sài Gòn’ thôi là chưa thỏa đáng. Đây là sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước, yêu cầu chính xác tuyệt đối”, một khán giả bày tỏ.

Một người khác đồng tình: “Đây là văn kiện lịch sử nên đòi hỏi độ chính xác phải 100%, không thể có sự ‘tương đối’, ‘xem như’ hay ‘thiếu’. Đặc biệt, đây còn là câu hỏi 30 điểm, cũng là câu hỏi quyết định số điểm của Dũng Trí có thể vào vòng thi quý hay không, nên cần có câu trả lời thỏa đáng và chính xác nhất cho số điểm này. Mong ban biên tập của chương trình xem xét lại”.

Duong len dinh Olympia cong nhan sai ket qua anh 2

Nghị quyết của Quốc hội về việc đổi tên Sài Gòn - Gia Định thành TP.HCM. Ảnh: Thư viện Pháp luật.

Một số khán giả cũng chụp lại phần thông tin tại trang 202 (sách giáo khoa Lịch sử 12 - Bộ Giáo dục và Đào tạo) cho thấy: “Đổi tên Sài Gòn - Gia Định thành TP.HCM” mới là thông tin chính xác.

Chiều 14/7, phía Đường lên đỉnh Olympia trao đổi với Zing rằng đã nắm được thông tin và sẽ trao đổi lại ban cố vấn chương trình.

Vụ việc vẫn đang gây tranh cãi trên fanpage của Đường lên đỉnh Olympia.

Đây không phải lần đầu tiên khán giả tố sân chơi trí tuệ của VTV làm sai trong 20 năm phát sóng.

Tại cuộc thi tuần phát sóng chiều 5/3/2017, khán giả phản ánh 2 phần trả lời cho câu hỏi thuộc lĩnh vực Hóa học của thí sinh Nhân Thanh Tùng (Hà Nội) sai nhưng vẫn được cho điểm, dẫn đến sai lệch kết quả.

Sáng 9/3/2017, ê-kíp thực hiện chương trình thừa nhận sai sót, xin lỗi thí sinh về nhì Phạm Phú Vinh (Bình Dương), đồng thời tuyên bố không thay đổi kết quả trận đấu. Thí sinh Phú Vinh sau đó được ban tổ chức tặng vòng nguyệt quế làm kỷ niệm.

Theo zingnews.vn

Dòng họ nức tiếng có 3 cha con cùng đỗ tiến sĩ, nhiều năm làm quan lớn

Dòng họ Phan Huy ở Hà Tĩnh vang danh cả nước về truyền thống hiếu học, khoa bảng, có nhiều hiền tài được sử sách lưu danh. Trong đó, có 3 cha con Phan Huy Cẩn cùng đỗ tiến sĩ, đóng góp nhiều công trạng cho đất nước.

Ngôi làng nhỏ có đến hàng trăm giáo sư, tiến sĩ

Làng Nguyệt Viên (xã Hoằng Quang, TP Thanh Hóa) được biết đến là “làng khoa bảng”, nơi đây vẫn còn tấm bia ghi danh 11 vị tiến sĩ. Tiếp bước truyền thống hiếu học, đến nay, làng Nguyệt Viên đã có hàng trăm giáo sư, tiến sĩ.

Thủ khoa tốt nghiệp sớm 1 năm, điểm cao nhất trong lịch sử Kinh tế Quốc dân

Hoàn thành chương trình tại Trường ĐH Kinh tế Quốc dân chỉ trong 3 năm với bảng điểm 100% đạt A và A+, Nguyễn Hoàng Dương trở thành thủ khoa có điểm cao nhất trong lịch sử của ngôi trường này.

Dòng họ có 2 cha con tiến sĩ làm quan to, cuối đời từ chức vì 'quá vinh hiển'

Trong số 82 văn bia tại Văn miếu Quốc Tử Giám có khắc tên hai cha con cùng đỗ đại khoa là Trạng nguyên Giáp Hải và Tiến sĩ Giáp Lễ. Những giai thoại kể về sự hiếu học và đỗ đạt vinh hiển ấy luôn là niềm tự hào của dòng họ Giáp tại Bắc Giang.

Nữ sinh Hà Nội được 6 đại học Mỹ chào đón, có trường cấp học bổng 8,4 tỷ

Là một trong 25 ứng viên nhận được học bổng toàn phần, xét chọn từ 12.500 hồ sơ, Trâm Anh sẽ được cấp 8,4 tỷ đồng nếu theo học tại Đại học Richmond (Mỹ).

Bộ Giáo dục: 'Ngừng tuyển sinh hệ THCS trong các trường chuyên là đương nhiên'

Đại diện Bộ GD-ĐT cho hay, mô hình khối THCS trong trường chuyên mà cụ thể là việc tồn tại hệ THCS ở Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam hay THPT Chuyên Trần Đại Nghĩa không nằm trong quy định pháp lý nào.

Chỉ tốt nghiệp THPT, nữ CEO khởi nghiệp doanh thu chục tỷ, gây bão Shark Tank

18 tuổi, ngay sau khi tốt nghiệp THPT, Nguyễn Thị Thu Hoa (dân tộc Mường, Phú Thọ) quyết định khởi nghiệp khi nhìn thấy tiềm năng phát triển món ăn truyền thống của quê hương.

Mất hơn 20 triệu đồng để 'cọc' suất vào lớp 10 trường tư Hà Nội cho con

Đến thời điểm này, khi Sở GD-ĐT còn chưa chốt số môn thi vào lớp 10 công lập năm 2024, nhiều trường tư ở Hà Nội đã đưa ra mức phí ghi danh, hay còn gọi cọc giữ chỗ.

Bỏ hệ THCS trong trường chuyên: Bớt cảnh ‘chạy sô’ đến lò luyện từ cấp 1

Học sinh tiểu học, THCS cần có thời gian vui chơi, tham gia các hoạt động văn hóa, thể chất để phát triển toàn diện. Không nên ép các con vừa vào cấp 1 đã lao đến lò luyện thi.

Nhiều năm đưa con đến lò luyện, phụ huynh lo trường Ams dừng tuyển lớp 6

Trước thông tin Hà Nội có thể phải dừng tuyển sinh các lớp không chuyên trong trường chuyên, nhiều phụ huynh bày tỏ sự tiếc nuối, song cũng có không ít ý kiến cho rằng phù hợp.

Đang cập nhật dữ liệu !