Học trực tuyến gặp khó... cần ló cái khôn!

Không thể vì khó khăn mà trì hoãn việc học tập cũng như phát triển khôn lớn của trẻ.

 

{keywords}
Học sinh lớp 1 học online

Hàng triệu học sinh đang gặp trở ngại trong quá trình học trực tuyến như chất lượng đường truyền internet và trang thiết bị học tập không đủ đáp ứng, trong khi đó phương pháp dạy của giáo viên cũng chưa kịp thay đổi...

Giải đáp các vấn đề về học trực tuyến, PGS Nguyễn Xuân Thành - Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học (Bộ GD&ĐT) thừa nhận dịch Covid-19 đang diễn biến rất phức tạp đặt ngành giáo dục đứng trước nhiều thách thức. 

Dạy học trực tuyến làm sao để đảm bảo chất lượng, không tạo áp lực cho học sinh và phụ huynh cũng là một yêu cầu được đặt ra trong bối cảnh học sinh không thể đến trường.

Trong thời gian tới đây, Bộ GD&ĐT sẽ tiếp tục tập huấn giáo viên về kỹ năng dạy học trực tuyến trên tinh thần khắc phục những hạn chế hiện nay, giúp cho việc học trực tuyến nhẹ nhàng, hứng thú hơn.

"Học trực tuyến giáo viên nên giao cho học sinh tự học nhiều hơn. Thầy cô chuẩn bị bài, giao bài học sinh qua zalo, thư điện tử, nhắn tin… khi học sinh vào học trực tuyến đã phải có sự chuẩn bị bài từ trước, đã được đọc SGK từ trước.

Khi đó, giờ học trực tuyến tương tác thực chỉ còn là trao đổi, báo cáo, trả lời, giải đáp những vấn đề học sinh còn đang vướng mắc, giúp giảm thời gian ngồi trước màn hình tương tác online chứ không phải giáo viên độc thoại một mình”, PGS Nguyễn Xuân Thành nói.

Cũng theo PGS Nguyễn Xuân Thành thì Bộ GD&ĐT đã có hướng dẫn về thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học cấp THCS, THPT trong điều kiện dịch Covid-19 khi diễn biến dịch bệnh phức tạp.

Theo đó, 10 môn học sẽ điều chỉnh nội dung dạy học, gồm: Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh Học, Tin học, Công nghệ, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân.

Tinh giản các nội dung vượt quá yêu cầu cần đạt về chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình hiện hành, tích hợp một số nội dung thành các chủ đề, điều chỉnh các nội dung trùng lặp giữa các môn học và hoạt động giáo dục. Không kiểm tra, đánh giá đối với những nội dung được hướng dẫn là không dạy, đọc thêm, không làm, không thực hiện, không yêu cầu….

Những nơi không có internet thì học trực tuyến thế nào?

Những ngày này thầy Hoàng Văn Tiến, Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học – Trung học cơ sở Chiềng Chăn (Sơn La) trăn trở việc dạy trực tuyến ở trường thầy vô cùng khó khăn khi 100% học sinh là người dân tộc, các em không có máy tính, điện thoại, internet cũng không có, phụ huynh không quan tâm giúp đỡ con cái học hành, thậm chí giáo viên phải động viên học sinh đến trường.

{keywords}
Giáo viên tại Đắk Lắk từng đến tận nhà học sinh để giao bài tập thời điểm dịch bệnh năm 2020 (ảnh: Thúy Diễm)

Thậm chí ở trường của thầy Tiến, giáo viên có phiếu bài tập nhưng không có ai hướng dẫn từng em, thành ra các em rất chểnh mảng, việc học hiện nay ở địa phương cũng khó khăn.

Theo TS. Nguyễn Quang Tiệp - Trưởng Bộ môn Giáo dục Tiểu học (Trường Đại học Giáo dục), mỗi lứa tuổi có phát triển đặc thù, không thể vì lí do nào đó để trì hoãn sự phát triển khôn lớn của trẻ.

Hiện nay dịch bệnh với những diễn biến phức tạp thì giải pháp về công nghệ là tất yếu nhưng vấn đề công nghệ cũng chưa đến được với học sinh người dân tộc. Vì vậy, phải sử dụng công cụ học tập thủ công, dạy học qua truyền hình, cho đến khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát thì sẽ tổ chức dạy học theo các nhóm trẻ, để các em tương tác được với nhau.

Còn theo PGS Nguyễn Xuân Thành, trong trường hợp không có internet, có thể phát các tài liệu trên truyền hình hoặc sao chép vào USB, VCD để nhờ cộng đồng hỗ trợ, giúp các em tiếp cận các học liệu này.

Bên cạnh đó, để học hiệu quả, các bậc cha mẹ học sinh cũng cần cố gắng tạo điều kiện quan tâm hỗ trợ để các em đảm bảo được yêu cầu trong học tập trong bối cảnh hết sức khó khăn này.

'Bi hài' học trực tuyến 2 tiết bị đẩy ra 9 lần: Ngành giáo dục còn phương án khác

'Bi hài' học trực tuyến 2 tiết bị đẩy ra 9 lần: Ngành giáo dục còn phương án khác

Sau lễ khai giảng trực tuyến, ngày 6/9 hàng triệu học sinh trong cả nước chính thức bước vào năm học theo một cách đặc biệt là học trực tuyến.

Hoàng Thanh

Dòng họ nức tiếng có 3 cha con cùng đỗ tiến sĩ, nhiều năm làm quan lớn

Dòng họ Phan Huy ở Hà Tĩnh vang danh cả nước về truyền thống hiếu học, khoa bảng, có nhiều hiền tài được sử sách lưu danh. Trong đó, có 3 cha con Phan Huy Cẩn cùng đỗ tiến sĩ, đóng góp nhiều công trạng cho đất nước.

Ngôi làng nhỏ có đến hàng trăm giáo sư, tiến sĩ

Làng Nguyệt Viên (xã Hoằng Quang, TP Thanh Hóa) được biết đến là “làng khoa bảng”, nơi đây vẫn còn tấm bia ghi danh 11 vị tiến sĩ. Tiếp bước truyền thống hiếu học, đến nay, làng Nguyệt Viên đã có hàng trăm giáo sư, tiến sĩ.

Thủ khoa tốt nghiệp sớm 1 năm, điểm cao nhất trong lịch sử Kinh tế Quốc dân

Hoàn thành chương trình tại Trường ĐH Kinh tế Quốc dân chỉ trong 3 năm với bảng điểm 100% đạt A và A+, Nguyễn Hoàng Dương trở thành thủ khoa có điểm cao nhất trong lịch sử của ngôi trường này.

Dòng họ có 2 cha con tiến sĩ làm quan to, cuối đời từ chức vì 'quá vinh hiển'

Trong số 82 văn bia tại Văn miếu Quốc Tử Giám có khắc tên hai cha con cùng đỗ đại khoa là Trạng nguyên Giáp Hải và Tiến sĩ Giáp Lễ. Những giai thoại kể về sự hiếu học và đỗ đạt vinh hiển ấy luôn là niềm tự hào của dòng họ Giáp tại Bắc Giang.

Nữ sinh Hà Nội được 6 đại học Mỹ chào đón, có trường cấp học bổng 8,4 tỷ

Là một trong 25 ứng viên nhận được học bổng toàn phần, xét chọn từ 12.500 hồ sơ, Trâm Anh sẽ được cấp 8,4 tỷ đồng nếu theo học tại Đại học Richmond (Mỹ).

Bộ Giáo dục: 'Ngừng tuyển sinh hệ THCS trong các trường chuyên là đương nhiên'

Đại diện Bộ GD-ĐT cho hay, mô hình khối THCS trong trường chuyên mà cụ thể là việc tồn tại hệ THCS ở Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam hay THPT Chuyên Trần Đại Nghĩa không nằm trong quy định pháp lý nào.

Chỉ tốt nghiệp THPT, nữ CEO khởi nghiệp doanh thu chục tỷ, gây bão Shark Tank

18 tuổi, ngay sau khi tốt nghiệp THPT, Nguyễn Thị Thu Hoa (dân tộc Mường, Phú Thọ) quyết định khởi nghiệp khi nhìn thấy tiềm năng phát triển món ăn truyền thống của quê hương.

Mất hơn 20 triệu đồng để 'cọc' suất vào lớp 10 trường tư Hà Nội cho con

Đến thời điểm này, khi Sở GD-ĐT còn chưa chốt số môn thi vào lớp 10 công lập năm 2024, nhiều trường tư ở Hà Nội đã đưa ra mức phí ghi danh, hay còn gọi cọc giữ chỗ.

Bỏ hệ THCS trong trường chuyên: Bớt cảnh ‘chạy sô’ đến lò luyện từ cấp 1

Học sinh tiểu học, THCS cần có thời gian vui chơi, tham gia các hoạt động văn hóa, thể chất để phát triển toàn diện. Không nên ép các con vừa vào cấp 1 đã lao đến lò luyện thi.

Nhiều năm đưa con đến lò luyện, phụ huynh lo trường Ams dừng tuyển lớp 6

Trước thông tin Hà Nội có thể phải dừng tuyển sinh các lớp không chuyên trong trường chuyên, nhiều phụ huynh bày tỏ sự tiếc nuối, song cũng có không ít ý kiến cho rằng phù hợp.

Đang cập nhật dữ liệu !