Học sinh hôn nhau trên sân trường: “Tình yêu học trò thôi, có gì to tát”

Một người vừa gửi cho tôi hình ảnh hai học sinh nắm tay, hôn nhau tại lễ bế giảng năm học và hỏi “em thấy thế nào?”.

{keywords}
 Hai học sinh hôn nhau tại lễ bế giảng (ảnh:ione)

Có gì mà thấy thế nào nhỉ? Lớp tôi các bạn yêu nhau còn công khai hôn nhau, nắm tay nhau, đút cho nhau ăn thường xuyên. Yêu nhau thì hôn nhau, chẳng có gì to tát ở đây cả.

Tuổi học trò, ai chẳng có có rung động đầu đời, cũng có áo đôi, nhẫn đôi, thậm chí vượt vài cây số chỉ để đưa đón nhau tới lớp học. Và chuyện hôn nhau thì cũng thế thôi, miễn là học sinh chúng tôi chẳng đi quá giới hạn dẫn đến việc có thai ngoài ý muốn là tốt rồi.

Nói thật, tôi thấy nhiều bố mẹ của các bạn tôi cứ nổi đóa lên khi thấy cô giáo nói “con chị hôm nay cầm tay bạn này, đèo bạn kia đến lớp”. Có gì mà phải nổi cơn lôi đình? Thời học sinh các bố mẹ chưa từng yêu sao? Hay yêu nhưng chỉ dám dừng lại ở cái gọi là thoáng qua, e dè, lén lút và bắt các con bây giờ cũng phải vậy? Mỗi thời mỗi khác chứ nhỉ? Đó là cách nghĩ của thế hệ phụ huynh 7X, 8X rồi.

Còn chúng tôi, thế hệ 2K thấy việc yêu nhau, hôn nhau là bình thường. Hôn nhau ở khách sạn mới sợ chứ ở lớp học hay ở sân trường thì có sao đâu? Bố mẹ đừng mang tư tưởng yêu nhau thì phải kín đáo, phải nọ phải kia. Đó là tư tưởng cổ hủ, khắt khe của thế hệ trước.

Cuối cấp 3, ở độ tuổi đẹp nhất này chúng tôi đã là những cô gái tươi tắn, rạng ngời xinh đẹp còn các bạn nam cũng là những thanh niên ra dáng trưởng thành.

Xưa kia bố mẹ có những rung động ở tuổi 18 thì giờ đây lứa tuổi tốt nghiệp THPT có những bạn có tình cảm, yêu nhau thì thể hiện tình cảm với nhau và thể hiện điều ấy cho mọi người thấy thì có sai?

Ngay từ đầu những năm học cấp 2 tôi đã được mẹ giáo dục giới tính rất kỹ, thậm chí còn đưa tôi đến gặp chuyên gia tâm lý để cho tôi hiểu được đâu là “điểm dừng an toàn” với tình yêu. Bố mẹ tôi sống rất hiện đại, có lẽ thế mà tôi cũng được thừa hưởng điều đó.

Bố mẹ chưa bao giờ cấm tôi yêu ai hay có tình cảm với ai trong suốt ba năm học cấp 3. Mẹ luôn nói với tôi "yêu ai, quý ai là quyền của riêng con, miễn con vẫn hoàn thành tốt việc học và luôn nhớ “điểm dừng” để an toàn cho cả con và bạn trai, và cũng là cách con giữ nguyên vẹn giá trị cho mình".

Mấy ngày nay tôi thấy mạng xã hội cứ xôn xao vì hình ảnh hai học sinh ở trường THPT Phan Đình Phùng (Hà Nội) hôn nhau tại lễ bế giảng. Chậc, có gì mà xôn xao nhỉ, học trò yêu nhau hay hôn nhau là sai ư?

Còn nếu cứ đánh giá các học sinh tốt nghiệp THPT là "yêu sớm quá", "hôn nhau tự nhiên quá" thì xin hỏi các bậc phụ huynh xưa kia bố mẹ cũng có những rung động ở tuổi 18 thì giờ đây lứa tuổi tốt nghiệp THPT thể hiện một nụ hôn có là sớm quá, tự nhiên quá? Sống trong một xã hội hiện đại thì xin bố mẹ hãy xem việc thanh niên thể hiện tình cảm với nhau là bình thường đi ạ!

Bích Ngọc (18 tuổi)

* Trên đây là quan điểm cá nhân của một học sinh về việc học sinh thể hiện tình cảm công khai tại lễ bế giảng. Ý kiến của bạn về việc các học sinh thể hiện tình cảm bằng những nụ hôn chia tay tuổi học trò thế nào, xin hãy thể hiện ở phần bình luận!

Trường ở Hà Nội tăng học phí đột ngột, buộc học sinh thôi học nếu không nộp?

Mới đây, một số phụ huynh của trường THPT Hà Đông (Hà Nội) bày tỏ bất ngờ trước thông báo đột ngột tăng học phí và học sinh có thể phải thôi học nếu không đáp ứng được mức tăng này.

Nam sinh Hà Nội trúng tuyển 11 trường ĐH thế giới, học bổng lên đến 8 tỷ

Từ bỏ suất học bổng ở mức cao nhất dành cho sinh viên quốc tế tại đại học số 1 Canada, Lê Thanh Dũng dự định sẽ theo học tại Mỹ với suất học bổng hơn 8 tỷ đồng.

Không được tổ chức thi riêng, các trường tư Hà Nội tuyển sinh lớp 10 thế nào?

Sở GD-ĐT Hà Nội đã chính thức công bố phương án tuyển sinh vào lớp 10 các trường THPT tư thục và công lập tự chủ. Trong đó, năm nay, Sở yêu cầu các trường tư không tổ chức kỳ thi riêng.

'Xin phụ huynh hãy trả lại sự tôn nghiêm cho người thầy'

Chẳng thể chịu thêm áp lực, cùng đồng lương bấp bênh, chị nộp đơn xin thôi công việc đã gắn bó 5 năm, từng là niềm tự hào, mơ ước. Suốt chặng đường từ trường về nhà, chị òa khóc với quyết định của chính mình.

Nam sinh mồ côi bố giành học bổng 7 tỷ: Làm nghề bưng bê lấy tiền thi IELTS, SAT

Biến cố mất bố vào năm lớp 2 khiến Quang dần thu mình, không muốn giao tiếp với ai. Cho đến tận đầu năm lớp 8, em mới bắt đầu có khát khao xóa bỏ con người nhút nhát để bước ra khỏi vùng an toàn.

Đam mê về game đưa nữ sinh trúng tuyển ĐH Mỹ, học bổng 6,6 tỷ

Tự tin chọn lối đi riêng với niềm đam mê về game, Trịnh Bảo Hân (học sinh lớp 12 Anh 2 trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam) vừa giành học bổng trị giá 6,6 tỷ đồng vào ĐH Drexel, Mỹ.

'Tôi nghỉ việc để giữ sự uy nghiêm cuối cùng của người thầy'

Trước áp lực của học sinh và phụ huynh, sau một tình huống sư phạm gây tranh cãi, cô H. đã quyết định nộp đơn nghỉ việc, chia tay với nghề đã nhiều năm gắn bó.

Nữ sinh xứ Nghệ trúng tuyển 9 đại học Mỹ

Từ Nghệ An ra Hà Nội học trong môi trường hoàn toàn bằng tiếng Anh, Quỳnh Anh phải chật vật để bắt kịp với các bạn. Nhưng cũng chính cú sốc ấy đã tạo đà giúp nữ sinh chinh phục hàng loạt đại học hàng đầu nước Mỹ.

Người lao công ăn bánh mì trên phố 'giúp' nữ sinh Hà Nội vào ĐH top đầu Mỹ

Thay vì chọn những ngành học đang được coi là thời thượng, Võ Nguyễn Gia Minh (học sinh lớp 12, Hà Nội) quyết theo đuổi ngành Khoa học môi trường ở đại học công lập top đầu Mỹ với khát khao trở về giúp đất nước xanh và sạch hơn.

Cuộc thi sáng tạo STEM thu hút hàng trăm nghìn giáo viên, học sinh tham gia

Cuộc thi nhằm đem đến cho các em học sinh cơ hội ứng dụng kiến thức giáo dục STEM liên quan đến các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học để tìm ra và hiện thực hóa các giải pháp sáng tạo.

Đang cập nhật dữ liệu !