Điều đặc biệt về 2 tác giả giành giải Nhất, Nhì cuộc thi viết về thầy cô và mái trường

Vượt qua 80.000 bài dự thi, hai tác phẩm mang tên "Cô Hiền" và "Chuyện của Khuê" đã giành giải Nhất, Nhì cuộc thi viết về những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường mến yêu.

Sáng 17/12, Ban tổ chức Cuộc thi “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường mến yêu năm 2020” đã trao giải cho 2 tập thể và 14 cá nhân xuất sắc nhất tại Lễ tổng kết và trao giải cuộc thi.

Cuộc thi năm nay đã nhận được gần 80.000 bài dự thi, tăng gần 10.000 bài so với năm 2019. Mỗi tác phẩm là một câu chuyện đẹp với những ấn tượng đặc biệt về thầy, cô giáo.

Cuộc thi năm nay, giải nhất thuộc về tác phẩm "Cô Hiền", tác giả Phan Thị Thu Trang - Khoa Khoa học Xã hội nhân văn & Tâm lý, Học viện Chính trị Công an nhân dân. Tác phẩm Cô Hiền có độ dài tới 20 trang giấy.

{keywords}
Ban tổ chức trao Giải Nhất cho tác giả Phan Thị Thu Trang.

Sau cuộc thi, tác giả Phan Thị Thu Trang chia sẻ: “Tôi tình cờ biết đến cuộc thi khi vào trang web của Bộ GD&ĐT tìm tài liệu chuẩn bị cho luận văn tiến sĩ của mình. Đọc thông tin về cuộc thi tôi thấy cuộc thi rất ý nghĩa, đúng theo tinh thần “lan tỏa những giá trị nhân văn, tri ân các thế hệ nhà giáo”.

Năm nay, cũng là kỷ niệm 20 năm ngày ra trường, ngôi trường có người thầy đầu tiên ảnh hưởng rất lớn đến từng bước đi của tôi sau này.

Đó chính là cô Hiền, cô giáo chủ nhiệm của tôi hồi cấp 2. Tôi chưa từng nghĩ mình sẽ trở thành một giáo viên cho đến khi gặp cô và được cô dạy dỗ. Cô Hiền rất đặc biệt đối với tôi và với lũ bạn của tôi thời ấy.

Trong trí nhớ của tôi, cô chưa bao giờ dùng bất cứ hình phạt nào kể cả với những học sinh vi phạm kỷ luật. Lúc nào cô cũng cho chúng tôi được lựa chọn. Cô không bao giờ nói với chúng tôi là “em phải thế này, em phải thế kia…” mà lúc nào cũng để chúng tôi lựa chọn và chịu trách nhiệm với nó bằng cụm từ “cô nghĩ là em nên...””.

{keywords}
Tác giả Phan Thị Thu Trang

Cho đến bây giờ khi là giảng viên trong trường Công an nhân dân, tác giả Thu Trang vẫn thấm nhuần những gì cô giáo Hiền dạy cho mình. Cô Trang cũng không bao giờ bắt ép học viên điều này, điều kia mà định hướng cho học viên để các em được quyền lựa chọn, được nói lên suy nghĩ của mình.

“20 năm ngày ra trường tôi muốn làm gì đó để tri ân cô giáo Hiền nên tôi tham gia cuộc thi và viết chủ yếu về những kỷ niệm, những ngày tháng được học cô Hiền chúng tôi sung sướng và hạnh phúc đến nhường nào…

Bản thân tôi luôn nghĩ rằng thầy cô luôn là người có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đối với cuộc đời mỗi người. Một người thầy vĩ đại không hẳn chỉ giỏi về kiến thức, không hẳn chỉ là người truyền cảm hứng trên bục giảng, mà cần phải luôn nhìn thấy trách nhiệm, niềm tin và sẵn sàng đồng hành với học trò.

Đó là những gì tôi thấy được từ cô Hiền và đây cũng là mục tiêu để khi trở thành một giảng viên, tôi luôn cố gắng để đạt được những điều tốt đẹp đó…”, tác giả Phan Thu Trang chia sẻ.

Năm nay, “Chuyện của Khuê” là tác phẩm đoạt giải nhì. Tác phẩm này của tác giả Phạm Lương Thiện sinh năm 1990, giáo viên Trường Tiểu học Lý Tự Trọng, TP Hải Dương.

{keywords}
Thầy Phạm Lương Thiện và học trò của mình.

Tác giả Phạm Lương Thiện cho biết: “Chuyện của Khuê kể về cô bé Trần Thị Khuê (sinh năm 2003) là học sinh lớp tôi chủ nhiệm năm học 2012-2013 và 2013-2014 ở Trường Tiểu học Đức Xương (huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương).

4 tuổi mồ côi mẹ, 29 Tết Quý Tỵ (2013) em mất nốt cha. Vậy là 10 tuổi em đã bơ vơ giữa cõi đời. Tưởng rằng cô bé sẽ phải bỏ học khi chưa hoàn thành chương trình tiểu học. Bằng trách nhiệm người thầy, tôi đã từng bước giúp em vượt qua khó khăn, vươn lên nghịch cảnh. Điều đó giống như việc hồi sinh một phận người!.

Bằng nỗ lực của mình, hiện tại Khuê đã có một cuộc sống thực sự tốt và tôi thấy cảm ơn cuộc đời vì điều đó”.

Thầy Thiện chia sẻ thêm: “Giữa bộn bề lo toan cuộc sống, các thầy cô được lắng lại trong những cảm xúc thật về những câu chuyện có thật trong cuộc đời mình, những câu chuyện của đồng nghiệp để thêm yêu nghề, yêu người hơn. Các em học sinh có cơ hội bày tỏ lòng biết ơn của mình tới các thầy, các cô mà có thể trong thực tế cuộc sống các em chưa có dịp thổ lộ”.

Ngôi trường đặc biệt chỉ "tuyển" thầy giáo ở Thanh Hóa

Ngôi trường đặc biệt chỉ "tuyển" thầy giáo ở Thanh Hóa

Đã 12 năm từ ngày thành lập, Trường phổ thông Cao Sơn nằm giữa đại ngàn núi rừng ở Thanh Hóa chỉ có nam giáo viên giảng dạy.

Hoàng Thanh

Cuộc thi sáng tạo STEM thu hút hàng trăm nghìn giáo viên, học sinh tham gia

Cuộc thi nhằm đem đến cho các em học sinh cơ hội ứng dụng kiến thức giáo dục STEM liên quan đến các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học để tìm ra và hiện thực hóa các giải pháp sáng tạo.

Giảng viên trình độ giáo sư, tiến sĩ phía Bắc nhiều hơn các vùng khác cộng lại

Theo Bộ GD-ĐT, hiện nay quy mô và chất lượng giảng viên được nâng lên rõ rệt trong những năm qua. Riêng vùng Đồng bằng sông Hồng, số người có trình độ tiến sĩ bằng cả nước cộng lại.

'Khóc ròng' ở trường quốc tế học phí tiền tỷ: Đi không được, ở cũng không xong

Tin tưởng nhà trường, không ít phụ huynh ‘xuống tiền’ cho vay từ vài tỷ đến chục tỷ. Đổi lại, học sinh sẽ được học tập với mức chi phí 0 đồng. Đây cũng là nguồn cơn khiến nhiều phụ huynh ‘khóc ròng’ vì chờ mòn mỏi nhưng không đòi được “nợ”.

Học sinh lớp 11 Hà Nội lọt nhóm đầu tư chứng khoán xuất sắc tại trường Mỹ

Trong vòng 1 tháng khi tham gia trên sàn giao dịch chứng khoán ảo, Thái Toàn làm tăng khối lượng “tài sản” từ 1 triệu USD lên 7,5 triệu USD.

Tình tiết lạ vụ học sinh nghi bị thầy giáo đánh phù nề vùng đầu

Một số học sinh khẳng định thầy giáo có dùng que nhỏ đánh vào đầu Q., nhưng số khác cho biết do Q. đi xe đạp buông hai tay nên bị ngã ra đường.

Dòng họ nức tiếng có 3 cha con cùng đỗ tiến sĩ, nhiều năm làm quan lớn

Dòng họ Phan Huy ở Hà Tĩnh vang danh cả nước về truyền thống hiếu học, khoa bảng, có nhiều hiền tài được sử sách lưu danh. Trong đó, có 3 cha con Phan Huy Cẩn cùng đỗ tiến sĩ, đóng góp nhiều công trạng cho đất nước.

Ngôi làng nhỏ có đến hàng trăm giáo sư, tiến sĩ

Làng Nguyệt Viên (xã Hoằng Quang, TP Thanh Hóa) được biết đến là “làng khoa bảng”, nơi đây vẫn còn tấm bia ghi danh 11 vị tiến sĩ. Tiếp bước truyền thống hiếu học, đến nay, làng Nguyệt Viên đã có hàng trăm giáo sư, tiến sĩ.

Thủ khoa tốt nghiệp sớm 1 năm, điểm cao nhất trong lịch sử Kinh tế Quốc dân

Hoàn thành chương trình tại Trường ĐH Kinh tế Quốc dân chỉ trong 3 năm với bảng điểm 100% đạt A và A+, Nguyễn Hoàng Dương trở thành thủ khoa có điểm cao nhất trong lịch sử của ngôi trường này.

Dòng họ có 2 cha con tiến sĩ làm quan to, cuối đời từ chức vì 'quá vinh hiển'

Trong số 82 văn bia tại Văn miếu Quốc Tử Giám có khắc tên hai cha con cùng đỗ đại khoa là Trạng nguyên Giáp Hải và Tiến sĩ Giáp Lễ. Những giai thoại kể về sự hiếu học và đỗ đạt vinh hiển ấy luôn là niềm tự hào của dòng họ Giáp tại Bắc Giang.

Nữ sinh Hà Nội được 6 đại học Mỹ chào đón, có trường cấp học bổng 8,4 tỷ

Là một trong 25 ứng viên nhận được học bổng toàn phần, xét chọn từ 12.500 hồ sơ, Trâm Anh sẽ được cấp 8,4 tỷ đồng nếu theo học tại Đại học Richmond (Mỹ).

Đang cập nhật dữ liệu !