Dạy kỹ năng phòng chữa cháy từ mẫu giáo - hành trang quan trọng

Là nơi tập trung số lượng lớn học sinh (HS), giáo viên (GV) nên việc nâng cao nhận thức và hiểu biết về phòng cháy chữa cháy (PCCC) trong trường học cần được quan tâm.

Không chỉ để các em tránh rủi ro khi sự cố xảy ra, mà còn có thể trở thành những tuyên truyền viên tích cực cho người thân trong gia đình và xã hội.

Dạy lồng ghép

Từ nhiều năm nay, Trường Mầm non Tuổi thơ (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội)  lồng ghép nội dung giáo dục kỹ năng thoát hiểm khi có cháy cho trẻ. Điều này giúp trẻ có kiến thức và kỹ năng thoát hiểm khi có cháy xảy ra. Cùng với đó, nhà trường mời các đơn vị cảnh sát phòng cháy chữa cháy đến để tập huấn cho các GV, nhân viên và HS của nhà trường. 100% cán bộ, GV, nhân viên và HS được tham dự và thực hành về phòng cháy chữa cháy.

Qua việc giáo dục trẻ, nhà trường cũng tuyên truyền tới các phụ huynh để thấy được tầm quan trọng của việc phòng cháy chữa cháy và kỹ năng thoát hiểm khi có cháy xảy ra. Bằng nhiều hình thức khác nhau, phụ huynh có kiến thức ban đầu về việc phòng cháy chữa cháy thông qua các tờ pano GV gửi về nhà cho các con và phụ huynh cùng tìm hiểu.

Giáo dục kỹ năng sống

Ngoài các tiết học trên lớp, Trường Mầm non Kangaroo (TP Cà Mau, tỉnh Cà Mau) thường xuyên lồng ghép các buổi ngoại khoá giáo dục kỹ năng sống để nâng cao kiến thức cho trẻ thông qua các tình huống giả định, nhận biết các dụng cụ chữa cháy, xe cứu hỏa, ghi nhớ số điện thoại cứu hộ.
Bà Đặng Hồng Phượng - Hiệu trưởng Trường Mầm non Kangaroo chia sẻ: Trẻ rất thích thú, hào hứng khi được tiếp cận xe, phương tiện chữa cháy tại đơn vị. Trẻ mầm non cũng khắc phục được tâm lý sợ những bộ đồng phục cứu hỏa, hiểu hơn về công việc của lính cứu hỏa, nghề có thể trẻ sẽ chọn sau này. 
Để cụ thể hóa công tác giáo dục quan trọng này, Bộ GD&ĐT đã công bố Dự thảo Thông tư quy định việc lồng ghép kiến thức và kỹ năng về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ vào chương trình giảng dạy, hoạt động giáo dục trong các cơ sở giáo dục. Đây là những quy định cần thiết và đang nhận được sự ủng hộ của đông đảo GV, HS và cha mẹ HS.

Ông Bùi Văn Linh - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác HSSV (Bộ GD&ĐT) cho biết: Hiện nay, việc dạy kỹ năng cho HS hầu như chỉ tập trung tại một số cơ sở giáo dục ngoài công lập. Tại các trường công lập, nhà trường chủ yếu vẫn chú trọng việc “dạy chữ”.

Nắm bắt được những nguy cơ do cháy, nổ gây ra, hiện nay tại một số trường cũng bắt đầu đưa các tiết học kỹ năng sống về phòng cháy, chữa cháy vào chương trình học. Tuy nhiên đến nay vẫn chưa có một bộ chuẩn về giáo dục kỹ năng sống, kỹ năng phòng vệ cho HS.

Theo dự thảo, trẻ em mầm non sẽ được giáo dục để nhận biết và phòng tránh được về nguồn lửa, nguồn nhiệt và một số sự cố, tai nạn thông thường, có hành động phù hợp khi nghe các tín hiệu báo động cháy. HS tiểu học sẽ được học 5 tiết/năm học; HS THCS học 10 tiết/năm học; HS THPT và học viên giáo dục thường xuyên học 15 tiết/năm học... Việc trang bị đầy đủ những kiến thức về cháy, nổ hay những kỹ năng về phòng cháy, chữa cháy chính là hành trang cho các em trong cuộc sống sau này.

Theo giaoducthoidai.vn

Cuộc thi sáng tạo STEM thu hút hàng trăm nghìn giáo viên, học sinh tham gia

Cuộc thi nhằm đem đến cho các em học sinh cơ hội ứng dụng kiến thức giáo dục STEM liên quan đến các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học để tìm ra và hiện thực hóa các giải pháp sáng tạo.

Giảng viên trình độ giáo sư, tiến sĩ phía Bắc nhiều hơn các vùng khác cộng lại

Theo Bộ GD-ĐT, hiện nay quy mô và chất lượng giảng viên được nâng lên rõ rệt trong những năm qua. Riêng vùng Đồng bằng sông Hồng, số người có trình độ tiến sĩ bằng cả nước cộng lại.

'Khóc ròng' ở trường quốc tế học phí tiền tỷ: Đi không được, ở cũng không xong

Tin tưởng nhà trường, không ít phụ huynh ‘xuống tiền’ cho vay từ vài tỷ đến chục tỷ. Đổi lại, học sinh sẽ được học tập với mức chi phí 0 đồng. Đây cũng là nguồn cơn khiến nhiều phụ huynh ‘khóc ròng’ vì chờ mòn mỏi nhưng không đòi được “nợ”.

Học sinh lớp 11 Hà Nội lọt nhóm đầu tư chứng khoán xuất sắc tại trường Mỹ

Trong vòng 1 tháng khi tham gia trên sàn giao dịch chứng khoán ảo, Thái Toàn làm tăng khối lượng “tài sản” từ 1 triệu USD lên 7,5 triệu USD.

Tình tiết lạ vụ học sinh nghi bị thầy giáo đánh phù nề vùng đầu

Một số học sinh khẳng định thầy giáo có dùng que nhỏ đánh vào đầu Q., nhưng số khác cho biết do Q. đi xe đạp buông hai tay nên bị ngã ra đường.

Dòng họ nức tiếng có 3 cha con cùng đỗ tiến sĩ, nhiều năm làm quan lớn

Dòng họ Phan Huy ở Hà Tĩnh vang danh cả nước về truyền thống hiếu học, khoa bảng, có nhiều hiền tài được sử sách lưu danh. Trong đó, có 3 cha con Phan Huy Cẩn cùng đỗ tiến sĩ, đóng góp nhiều công trạng cho đất nước.

Ngôi làng nhỏ có đến hàng trăm giáo sư, tiến sĩ

Làng Nguyệt Viên (xã Hoằng Quang, TP Thanh Hóa) được biết đến là “làng khoa bảng”, nơi đây vẫn còn tấm bia ghi danh 11 vị tiến sĩ. Tiếp bước truyền thống hiếu học, đến nay, làng Nguyệt Viên đã có hàng trăm giáo sư, tiến sĩ.

Thủ khoa tốt nghiệp sớm 1 năm, điểm cao nhất trong lịch sử Kinh tế Quốc dân

Hoàn thành chương trình tại Trường ĐH Kinh tế Quốc dân chỉ trong 3 năm với bảng điểm 100% đạt A và A+, Nguyễn Hoàng Dương trở thành thủ khoa có điểm cao nhất trong lịch sử của ngôi trường này.

Dòng họ có 2 cha con tiến sĩ làm quan to, cuối đời từ chức vì 'quá vinh hiển'

Trong số 82 văn bia tại Văn miếu Quốc Tử Giám có khắc tên hai cha con cùng đỗ đại khoa là Trạng nguyên Giáp Hải và Tiến sĩ Giáp Lễ. Những giai thoại kể về sự hiếu học và đỗ đạt vinh hiển ấy luôn là niềm tự hào của dòng họ Giáp tại Bắc Giang.

Nữ sinh Hà Nội được 6 đại học Mỹ chào đón, có trường cấp học bổng 8,4 tỷ

Là một trong 25 ứng viên nhận được học bổng toàn phần, xét chọn từ 12.500 hồ sơ, Trâm Anh sẽ được cấp 8,4 tỷ đồng nếu theo học tại Đại học Richmond (Mỹ).

Đang cập nhật dữ liệu !