Nữ sinh "chê" ngành công trình khô khan: Quan niệm quá lạc hậu!

Thí sinh nữ thường quay lưng với ngành kỹ thuật công trình là bởi ngành học này và các công việc liên quan thường bị mặc định là khô khan, đòi hỏi nhiều thể lực. Tuy nhiên, quan niệm này đã quá lạc hậu trong xã hội hiện nay.

TS. Ngô Thị Thanh Hương – Trưởng khoa Công trình ĐH Công nghệ Giao thông Vận tải cho biết, công trình là ngành truyền thốngcủa nhà trường, đã đào tạo được 75 năm. Sinh viên học ngành này ngoài kiến thức chuyên môn còn được ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình thực hiện công việc.

Hiện nay nhà trường đã xây dựng thành công hệ thông tin xây dựng (BIM), ứng dụng của BIM có thể mô hình hóa 3D công trình xây dựng ở các khâu như thiết kế, thi công trong quản lý. Nó giúp sinh viên nâng cao năng suất lao động, chất lượng, công việc, qua đó thu hút nhà tuyển dụng với nhân lực chất lượng cao.

Trước thắc mắc khoa công trình có sinh viên nữ theo học không và cơ hội việc làm với sinh viên nữ ra sao, TS. Ngô Thị Thanh Hương cho biết: “Bản thân tôi cũng là cựu sinh viên của khoa Công trình. Tỷ lệ nữ ở khoa dao động tùy từng khóa khoảng 5-7%. Có một số công ty, doanh nghiệp đến đặt hàng tại khoa chúng tôi lại mong muốn có sinh viên nữ nhưng thực tế lại khá hiếm sinh viên nữ. Các bạn nữ hoàn toàn có thể lựa chọn khoa chúng tôi nếu có đam mê và thật sự mong muốn.

Sở dĩ các thí sinh nữ thường quay lưng với tuyển sinh ngành kỹ thuật công trình là bởi ngành học này và các công việc liên quan thường bị mặc định là khô khan, đòi hỏi nhiều thể lực. Tuy nhiên, quan niệm này đã quá lạc hậu trong xã hội hiện nay.

Trên thực tế, kỹ thuật công trình nói riêng và nhóm ngành kỹ thuật nói chung hầu như không tồn tại hạn chế về giới tính. Thậm chí, ở nhiều khía cạnh, nhân sự nữ còn bộc lộ ưu thế nổi trội hơn hẳn so với “cánh mày râu” nhất là ở sự tỉ mỉ và cẩn trọng”.

Về chuyên ngành thông tin xây dựng tại trường, cô Ngô Thị Thanh Hương chia sẻ: “Trường đang ứng dụng chuyên ngành xây dựng dân dụng và công nghiệp, sinh viên có kiến thức xây dựng và trang bị công nghệ thông tin ở mảng tương xứng với ngành kỹ thuật thiết kế thi công và quản lý.

Trước đây, khi dùng công cụ thông thường thực hiện hạng mục công việc có sự rời rạc ở hồ sơ thiết kế và thi công. Hiện nay với công cụ BIM, có thể mô hình hóa công cụ 3D một cách rất trực quan, liên kết giữa dữ liệu từ khảo sát đến thiết kế, thi công và quản lý công trình”.

{keywords}
Ảnh minh họa

Học ngành quy hoạch và kỹ thuật giao thông vận tải thì sinh viên được trang bị kiến thức như thế nào để phục vụ công việc trong tương lai?

Trả lời về vấn đề này, cô Ngô Thị Thanh Hương cho biết, với ngành quy hoạch và kỹ thuật giao thông vận tải ngoài năng lực chuyên môn của kỹ sư với giao thông thì sinh viên được trang bị thêm mảng quy hoạch giao thông hướng tới quá tình vận hành trong tương lai hệ thống giao thông thông minh.

Nếu một sinh viên khi vào trường chưa có năng lực công nghệ thông tin thì nhà trường có đào tạo mặt bằng chung về công nghệ thông tin. Nhất là với giao thông thông minh, trang bị chuyên môn, học phần mang tính cơ bản về công nghệ thông tin và học phần ứng dụng cho mảng về chuyên môn, thực hiên đồ án liên quan đến sử dụng công nghệ thông tin.

Hiện nay nhà trường liên kết đào tạo với trên 30 trường trên thế giới trong đó có cả những trường ở Đức, Mỹ, Anh, Nhật … Hằng năm nhà trường dành chỉ tiêu cho sinh viên tham gia vào lớp dự tuyển du học. Khi tham gia lớp này sinh viên được học tiếng tại trường và đưa sang các trường ĐH ở nước ngoài.

Như năm 2020, có 30 suất học dự tuyến du học Pháp, khi học ở Pháp sinh viên được miễn 100% học phí và miễn 50% chi phí ăn ở và đi lại. Năm nay cũng có 50 chỉ tiêu du học Đức, cũng như thế, du học sinh sẽ được miễn học phí, quá trình học và thực hành sinh viên còn được hưởng lương.

Hoàng Thanh

'Xin phụ huynh hãy trả lại sự tôn nghiêm cho người thầy'

Chẳng thể chịu thêm áp lực, cùng đồng lương bấp bênh, chị nộp đơn xin thôi công việc đã gắn bó 5 năm, từng là niềm tự hào, mơ ước. Suốt chặng đường từ trường về nhà, chị òa khóc với quyết định của chính mình.

Nam sinh mồ côi bố giành học bổng 7 tỷ: Làm nghề bưng bê lấy tiền thi IELTS, SAT

Biến cố mất bố vào năm lớp 2 khiến Quang dần thu mình, không muốn giao tiếp với ai. Cho đến tận đầu năm lớp 8, em mới bắt đầu có khát khao xóa bỏ con người nhút nhát để bước ra khỏi vùng an toàn.

Đam mê về game đưa nữ sinh trúng tuyển ĐH Mỹ, học bổng 6,6 tỷ

Tự tin chọn lối đi riêng với niềm đam mê về game, Trịnh Bảo Hân (học sinh lớp 12 Anh 2 trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam) vừa giành học bổng trị giá 6,6 tỷ đồng vào ĐH Drexel, Mỹ.

'Tôi nghỉ việc để giữ sự uy nghiêm cuối cùng của người thầy'

Trước áp lực của học sinh và phụ huynh, sau một tình huống sư phạm gây tranh cãi, cô H. đã quyết định nộp đơn nghỉ việc, chia tay với nghề đã nhiều năm gắn bó.

Nữ sinh xứ Nghệ trúng tuyển 9 đại học Mỹ

Từ Nghệ An ra Hà Nội học trong môi trường hoàn toàn bằng tiếng Anh, Quỳnh Anh phải chật vật để bắt kịp với các bạn. Nhưng cũng chính cú sốc ấy đã tạo đà giúp nữ sinh chinh phục hàng loạt đại học hàng đầu nước Mỹ.

Người lao công ăn bánh mì trên phố 'giúp' nữ sinh Hà Nội vào ĐH top đầu Mỹ

Thay vì chọn những ngành học đang được coi là thời thượng, Võ Nguyễn Gia Minh (học sinh lớp 12, Hà Nội) quyết theo đuổi ngành Khoa học môi trường ở đại học công lập top đầu Mỹ với khát khao trở về giúp đất nước xanh và sạch hơn.

Cuộc thi sáng tạo STEM thu hút hàng trăm nghìn giáo viên, học sinh tham gia

Cuộc thi nhằm đem đến cho các em học sinh cơ hội ứng dụng kiến thức giáo dục STEM liên quan đến các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học để tìm ra và hiện thực hóa các giải pháp sáng tạo.

Giảng viên trình độ giáo sư, tiến sĩ phía Bắc nhiều hơn các vùng khác cộng lại

Theo Bộ GD-ĐT, hiện nay quy mô và chất lượng giảng viên được nâng lên rõ rệt trong những năm qua. Riêng vùng Đồng bằng sông Hồng, số người có trình độ tiến sĩ bằng cả nước cộng lại.

'Khóc ròng' ở trường quốc tế học phí tiền tỷ: Đi không được, ở cũng không xong

Tin tưởng nhà trường, không ít phụ huynh ‘xuống tiền’ cho vay từ vài tỷ đến chục tỷ. Đổi lại, học sinh sẽ được học tập với mức chi phí 0 đồng. Đây cũng là nguồn cơn khiến nhiều phụ huynh ‘khóc ròng’ vì chờ mòn mỏi nhưng không đòi được “nợ”.

Học sinh lớp 11 Hà Nội lọt nhóm đầu tư chứng khoán xuất sắc tại trường Mỹ

Trong vòng 1 tháng khi tham gia trên sàn giao dịch chứng khoán ảo, Thái Toàn làm tăng khối lượng “tài sản” từ 1 triệu USD lên 7,5 triệu USD.

Đang cập nhật dữ liệu !