Cô giáo Tày chống chọi ung thư lặng thầm thắp sáng ước mơ cho học sinh dân tộc thiểu số

Vượt lên những khó khăn của căn bệnh ung thư, cô giáo Nông Thị Tuyến đã lặng thầm cống hiến tuổi thanh xuân để mang đến những mầm xanh hy vọng cho những mảnh đất khô cằn, thắp sáng ước mơ cho học sinh dân tộc thiểu số.

Cô giáo Nông Thị Tuyến – giáo viên trường Tiểu học Minh Cầm, xã Đội Bình, Yên Sơn, Tuyên Quang sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Na Hang cùng tỉnh. Ngay từ khi còn nhỏ, cô Tuyến đã có ước mơ trở thành một cô giáo.

Sau 12 năm học phổ thông cùng với sự nỗ lực, cố gắng, cô Tuyến thi đỗ vào trường Cao đẳng sư phạm Tuyên Quang. Ba năm học tập tại trường, ước mơ trở thành cô giáo của cô Tuyến đã thành hiện thực.

Thế nhưng, dường như hạnh phúc chưa thực sự mỉm cười với cô Tuyến, cô lấy chồng và sinh con đầu lòng nhưng sau đó phát hiện cháu không may bị teo thực quản bẩm sinh.

Nỗi đau này chưa vơi thì nỗi đau khác lại ập tới. “Năm 2015, bản thân tôi lại phát hiện mình bị ung thư vú. Thời điểm đó, tôi đang học liên thông đại học năm cuối tại trường Đại học Tân Trào.

Lúc đó, chỉ còn 2 tháng nữa là kết thúc khóa học, tôi nghĩ cố học cho xong rồi mới điều trị nhưng tôi thực sự rất sốc và lo lắng vì 2 con còn nhỏ, tôi mới có 31 tuổi đã bị căn bệnh quái ác này. Nước mắt tôi rơi không ngừng nhất là khi nghĩ đến con”, cô Tuyến chia sẻ với PV Infonet.

{keywords}
Cô Tuyến cùng hai con nhỏ.

Cô Tuyến kể, trong quá trình điều trị ung thư, từ một người khỏe mạnh, hoàn thành 6 đợt truyền hóa chất, cô sụt từ 51kg xuống còn 44kg, da xanh sao, nhưng vẫn phải tự chăm sóc bản thân và lo cho 2 con.

Lúc đó chồng cô vẫn đang học ở Hà Nội nên mọi công việc gia đình và chăm sóc 2 con nhỏ đều đến tay cô. Vậy nhưng dù đau đớn đến đâu cô vẫn không chịu đầu hàng với số phận, kiên trì điều trị bệnh.

Tôi duy trì đến nay đã được 5 năm chiến đấu chống chọi với căn bệnh ung thư vú tưởng chừng như dấu chấm hết với số phận. Chính nó đã thắp sáng trong tôi một hoài bão và nghị lực vươn lên trên tất cả mọi mặt của cuộc sống.

Thời gian đầu tôi cũng gặp nhiều khó khăn nhưng nhờ có sự động viên của gia đình người thân, bạn bè đặc biệt là cha mẹ và chồng con đã giúp đỡ tôi tiếp thêm sức mạnh, tinh thần và  nghị lực và quyết tâm vượt qua những khó khăn.

Tôi tự nhủ cuộc chiến này chưa hề kết thúc, mình vẫn phải kiên cường đi tiếp, vẫn phải học tập và cống hiến cho nghề mình đã lựa chọn. Bằng sự tận tâm, tâm huyết với nghề, tận tụy với học sinh, luôn tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy nên tôi năm nào cũng được danh hiệu lao động tiên tiến và đạt giáo viên dạy giỏi cấp huyện”, cô Tuyến kể.  

{keywords}
Cô Tuyến vẫn luôn lạc quan để vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống, tiếp tục sự nghiệp trồng người.

Học sinh của trường Tiểu học Minh Cầm nơi cô Tuyến công tác đa phần các em là dân tộc Cao Lan, các em sống ở vùng nông thôn, xa trung tâm nên gia đình chưa quan tâm tới việc  học của con.

Trong 11 năm gắn bó với nghề giáo có đến 9 năm cô gắn bó tại ngôi trường Minh Cầm, nơi đa phần các em học sinh là dân tộc thiểu số. Vậy nên cô Tuyến luôn phải kiên trì dạy bảo các em, từng bước uốn nắn cho các em từng chút, từng chút một.

Trong quá trình giảng dạy cô Tuyến cũng luôn cố gắng tổ chức, cố vấn, hướng dẫn cho học sinh để học sinh tự tìm tòi, khám phá lĩnh hội tri thức mới chứ không hẳn là học tập thụ động. Bản thân cô Tuyến cũng luôn quan niệm là còn sống là còn phải học tập và cống hiến hết khả năng của mình vì học sinh thân yêu.

Niềm vui đối với tôi và cũng là món quà quý giá nhất của những người đứng trên bục giảng là các em không bỏ trường, bỏ lớp, hăng say học tập, tìm tòi, khám phá. Thầy cô nào cũng vậy, sẽ thật hạnh phúc và cảm thấy ấm áp khi các em biết đọc, biết viết, chứng kiến các em lớn khôn mỗi ngày, trở thành người tử tế. Đó cũng là động lực để tôi tiếp tục sống và phấn đấu cho sự nghiệp trồng người”, cô Tuyến tâm sự.

Mùng 3 Tết thầy: Xúc động hành trình gieo chữ của cô giáo người Mông

Mùng 3 Tết thầy: Xúc động hành trình gieo chữ của cô giáo người Mông

Phải trèo đèo, lội suối, sống trên bản làng xa xôi cách nhà 70km song cô giáo Cứ Thị Pàng Dinh (Mù Cang Chải, Yên Bái) vẫn kiên trì bám trường, bám lớp vì sự nghiệp “trồng người”, đem con chữ đến với con em đồng bào dân tộc.

Hoàng Thanh

Nam sinh mồ côi bố giành học bổng 7 tỷ: Làm nghề bưng bê lấy tiền thi IELTS, SAT

Biến cố mất bố vào năm lớp 2 khiến Quang dần thu mình, không muốn giao tiếp với ai. Cho đến tận đầu năm lớp 8, em mới bắt đầu có khát khao xóa bỏ con người nhút nhát để bước ra khỏi vùng an toàn.

Đam mê về game đưa nữ sinh trúng tuyển ĐH Mỹ, học bổng 6,6 tỷ

Tự tin chọn lối đi riêng với niềm đam mê về game, Trịnh Bảo Hân (học sinh lớp 12 Anh 2 trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam) vừa giành học bổng trị giá 6,6 tỷ đồng vào ĐH Drexel, Mỹ.

'Tôi nghỉ việc để giữ sự uy nghiêm cuối cùng của người thầy'

Trước áp lực của học sinh và phụ huynh, sau một tình huống sư phạm gây tranh cãi, cô H. đã quyết định nộp đơn nghỉ việc, chia tay với nghề đã nhiều năm gắn bó.

Nữ sinh xứ Nghệ trúng tuyển 9 đại học Mỹ

Từ Nghệ An ra Hà Nội học trong môi trường hoàn toàn bằng tiếng Anh, Quỳnh Anh phải chật vật để bắt kịp với các bạn. Nhưng cũng chính cú sốc ấy đã tạo đà giúp nữ sinh chinh phục hàng loạt đại học hàng đầu nước Mỹ.

Người lao công ăn bánh mì trên phố 'giúp' nữ sinh Hà Nội vào ĐH top đầu Mỹ

Thay vì chọn những ngành học đang được coi là thời thượng, Võ Nguyễn Gia Minh (học sinh lớp 12, Hà Nội) quyết theo đuổi ngành Khoa học môi trường ở đại học công lập top đầu Mỹ với khát khao trở về giúp đất nước xanh và sạch hơn.

Cuộc thi sáng tạo STEM thu hút hàng trăm nghìn giáo viên, học sinh tham gia

Cuộc thi nhằm đem đến cho các em học sinh cơ hội ứng dụng kiến thức giáo dục STEM liên quan đến các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học để tìm ra và hiện thực hóa các giải pháp sáng tạo.

Giảng viên trình độ giáo sư, tiến sĩ phía Bắc nhiều hơn các vùng khác cộng lại

Theo Bộ GD-ĐT, hiện nay quy mô và chất lượng giảng viên được nâng lên rõ rệt trong những năm qua. Riêng vùng Đồng bằng sông Hồng, số người có trình độ tiến sĩ bằng cả nước cộng lại.

'Khóc ròng' ở trường quốc tế học phí tiền tỷ: Đi không được, ở cũng không xong

Tin tưởng nhà trường, không ít phụ huynh ‘xuống tiền’ cho vay từ vài tỷ đến chục tỷ. Đổi lại, học sinh sẽ được học tập với mức chi phí 0 đồng. Đây cũng là nguồn cơn khiến nhiều phụ huynh ‘khóc ròng’ vì chờ mòn mỏi nhưng không đòi được “nợ”.

Học sinh lớp 11 Hà Nội lọt nhóm đầu tư chứng khoán xuất sắc tại trường Mỹ

Trong vòng 1 tháng khi tham gia trên sàn giao dịch chứng khoán ảo, Thái Toàn làm tăng khối lượng “tài sản” từ 1 triệu USD lên 7,5 triệu USD.

Tình tiết lạ vụ học sinh nghi bị thầy giáo đánh phù nề vùng đầu

Một số học sinh khẳng định thầy giáo có dùng que nhỏ đánh vào đầu Q., nhưng số khác cho biết do Q. đi xe đạp buông hai tay nên bị ngã ra đường.

Đang cập nhật dữ liệu !