Cô giáo Mông thắp sáng ước mơ con trẻ nơi “thâm sơn cùng cốc”

Cô giáo 9X Sùng Thị Tông đang hàng ngày làm những việc “phi thường nhỏ bé” mà cô gọi đó là điều các thế hệ thầy cô giáo trước đã dành lại cho mình.

{keywords}

Giữa tháng 11, tôi cùng đồng nghiệp chạy quãng đường 180km bằng xe máy từ TP Thanh Hóa tới trung tâm xã Sơn Thủy, huyện biên giới Quan Sơn, Thanh Hóa để bắt đầu cho cuộc hành trình vào bản Xía Nọi.

14h chiều chúng tôi xuất phát từ trung tâm xã để đến với Xía Nọi. Ghì xe số 1, kéo hết tay ga, chúng tôi vượt đường rừng, băng qua nhiều ngọn núi cao với những con dốc thẳng đứng, đất trơn trượt, đá gồ ghề, những khúc cua tay áo hiểm trở, vượt những con suối chảy xiết... tới với bản biên giới người Mông nơi “thâm sơn cùng cốc” để gặp cô giáo Sung Thị Tông, người có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua yêu nước ngành giáo dục. 

Sau 4 tiếng đồng hồ cực nhọc leo quãng đường 20km, chúng tôi tới Xía Nọi khi màn đêm đã bắt đầu buông xuống, chỉ le lói vài ánh sáng yếu ớt của bóng đèn điện từ tua pin nước. 

Trong đêm tối thấy xe máy vào bản, vị công an viên của bản cõng trên lưng đứa cháu nhỏ chạy vội ra xem ai rồi tới bắt tay tôi và nói “Chú mới lên à, sang nhà anh đi” khiến tôi rất xúc động, cảm kích trước lòng mến khách của người Mông nơi đây.

{keywords}
{keywords}
{keywords}

Sung Thị Tông (SN 1995) là một cô gái người Mông chính hiệu bởi cô sinh ra và lớn lên nơi bản làng 100%  người dân tộc Mông sinh sống.

Từ lúc Tông chào đời, bản Xía Nọi đã bị cái đói, cái nghèo đeo đẳng bao thế hệ, trẻ em gái 13-14 tuổi đã làm mẹ. Hoàn cảnh gia đình khó khăn nên ngay từ nhỏ Tông đã có ý chí vươn lên với ước mơ sau này sẽ trở thành một cô giáo đem tri thức về bản làng của mình. 

“Từ khi đang theo học mầm non, hàng ngày chứng kiến cảnh các cô giáo vất vả vào bản để dạy học, cộng với niềm thích thú gấp, cắt, tạo đồ chơi cho trẻ em nên dần dần tôi quyết định sẽ trở thành một giáo viên để có thể dạy học cho chính con em của bản mình. Ước mơ làm giáo viên là động lực để tôi cố gắng học tập, vươn lên” – Sung Thị Tông chia sẻ. 

Sau bao cố gắng, vượt lên trên tất cả rồi cô gái Mông cũng đạt được ước mơ thủa nhỏ khi thi đậu vào Khoa sư phạm mầm non của Trường Đại học Hồng Đức (Thanh Hóa). 

Trong quá trình học tập để tiến tới giảng đường đại học, Tông gặp rất nhiều khó khăn. Nhiều trẻ em người Mông sau khi học hết bậc tiểu học vẫn chưa nói thông thạo tiếng phổ thông, trong đó có Tông. Vậy nên khi theo học cấp II và cấp III thì Tông vẫn mang nhiều mặc cảm khi mình ở nơi vùng sâu, vùng xa ra thế giới bên ngoài, mọi thứ đều mới lạ khiến cô chưa thể thích nghi được.

“Thế giới bên ngoài nhiều đổi thay, tôi không thể học tập nổi vì nói tiếng phổ thông chưa thành thạo. Xa nhà, gặp nhiều khó khăn trong việc giao tiếp với mọi người khiến tôi mệt mỏi và có lần muốn từ bỏ tất cả để về với bản của mình”, Tông kể lại.­­­

Rồi mọi thứ dần dần tốt lên khi Tông bắt đầu quen với cuộc sống ở nơi mới. Cô gái người Mông lại cố gắng học tập để theo đuổi ước mơ của mình. 

“Nghĩ về gia đình, bố mẹ dù nghèo khó nhưng vẫn cố gắng làm tất cả để cho con cái đến trường, đến lớp cộng với sự động viên, quan tâm của thầy, cô giáo nên tôi càng cố gắng hơn để vượt qua mọi khó khăn”, cô giáo người Mông chia sẻ.

{keywords}
{keywords}
{keywords}

Năm 2016 sau khi tốt nghiệp Tông thi tuyển vào ngành giáo dục huyện Quan Sơn và được phân công tác về Trường mầm non xã Sơn Thủy. Công tác tại điểm trường chính 2 năm thì Tông xung phong vào bản Mùa Xuân để cắm bản, giảng dạy cho các em học sinh nơi đây. 

“Khi vừa nhận nhiệm vụ, chờ đợi mãi không có ai từ khu chính vào điểm lẻ Mùa Xuân nên tôi đã phải tự băng rừng, vượt suối bằng đường bộ để vào bản. Trên chặng đường đi không gặp được bất kỳ ai, tôi đã khóc vì lo lắng khi trời vừa mưa, vừa tối. Khi đi được 15km đường rừng tôi may mắn bắt gặp hai vợ chồng dân bản đi xuống trung tâm xã nên mới an tâm để đi tiếp”, Tông kể lại kỷ niệm ngày nào. 

Với lòng yêu nghề, nhiệt huyết của tuổi trẻ, hàng ngày Tông không quản ngại khó khăn, vất vả băng rừng, vượt suối hơn 1 giờ đồng hồ bằng cách đi bộ 5km từ nhà đến điểm trường Mùa Xuân để giảng dạy cho các em học sinh nơi đây. 

Ngôi trường mang tên Mùa Xuân nhưng xuống cấp, không có điện đóm khiến công tác dạy học và chăm sóc học sinh thêm phần vất vả. Trong khi đó đường xá tới trường bị chia cắt, trình độ dân trí thấp, nhiều trẻ nhỏ không được đến lớp nên cô giáo trẻ lại phải đến từng nhà vận động, động viên học sinh đến lớp. 

“Do đường xá đi lại khó khăn, phải vượt suối nên tôi không dám đi xe máy, ngày nào cũng phải dậy sớm để đi bộ đến lớp. Có lần trời mưa nước suối dâng cao cuốn trôi cả tôi đi nhưng may mắn thoát nạn, kể từ đó nếu mưa lớn thì tôi ở lại điểm lẻ Mùa Xuân rồi cuối tuần mới về nhà”, Tông cho hay.

{keywords}
{keywords}
{keywords}

Sau 1 năm giảng dạy tại bản Mùa Xuân, Sung Thị Tông được chuyển công tác về nơi gắn bó bao kỷ niệm về tuổi thơ, nơi mình được sinh ra và lớn lên đó là bản Xía Nọi để tiếp tục công việc “cõng chữ” cho học sinh Mông. 

Theo chia sẻ của Tông, ngày nào cũng như ngày nào, buổi tối cô sẽ chuẩn bị sẵn những học liệu để sáng hôm sau mang lên lớp. 

Tận mắt chứng kiến điểm trường mầm non tại Xía Nọi tôi không khỏi bất ngờ khi đây là một ngôi nhà gỗ cũ chỉ rộng khoảng 20m2, thiếu thốn vật chất... lại là lớp học ghép của 3 độ tuổi (3-4-5 tuổi) với 16 học sinh. 

Vào giờ học những đứa trẻ nơi đây ngồi ngay ngắn trên những chiếc chiếu cũ thành 3 hàng (3 lớp học) cùng đồng thanh theo lời cô giáo. 

“Vì tôi là người Mông nên việc giảng dạy, giao tiếp đối với trẻ em Mông sẽ dễ dàng hơn những giáo viên khác. Nhiều lúc tôi đọc tiếng phổ thông cùng học sinh rồi lại tiếp tục phiên âm để trò chuyện với các em bằng tiếng Mông để học sinh hiểu hơn những gì mình đang dạy”, Tông tâm sự. 

Khi trò chuyện với chúng tôi, ánh mắt cô giáo mầm non ngời sáng khi nói: “Người Mông được dạy người Mông là vui lắm rồi, các em xem tôi như người mẹ nên vô cùng quý mến. Tôi chỉ cố gắng làm những việc nhỏ bé, những điều mà các thầy, cô trước đây đã để dành lại cho tôi”.

{keywords}

 

{keywords}
{keywords}

 

Cuộc thi sáng tạo STEM thu hút hàng trăm nghìn giáo viên, học sinh tham gia

Cuộc thi nhằm đem đến cho các em học sinh cơ hội ứng dụng kiến thức giáo dục STEM liên quan đến các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học để tìm ra và hiện thực hóa các giải pháp sáng tạo.

Giảng viên trình độ giáo sư, tiến sĩ phía Bắc nhiều hơn các vùng khác cộng lại

Theo Bộ GD-ĐT, hiện nay quy mô và chất lượng giảng viên được nâng lên rõ rệt trong những năm qua. Riêng vùng Đồng bằng sông Hồng, số người có trình độ tiến sĩ bằng cả nước cộng lại.

'Khóc ròng' ở trường quốc tế học phí tiền tỷ: Đi không được, ở cũng không xong

Tin tưởng nhà trường, không ít phụ huynh ‘xuống tiền’ cho vay từ vài tỷ đến chục tỷ. Đổi lại, học sinh sẽ được học tập với mức chi phí 0 đồng. Đây cũng là nguồn cơn khiến nhiều phụ huynh ‘khóc ròng’ vì chờ mòn mỏi nhưng không đòi được “nợ”.

Học sinh lớp 11 Hà Nội lọt nhóm đầu tư chứng khoán xuất sắc tại trường Mỹ

Trong vòng 1 tháng khi tham gia trên sàn giao dịch chứng khoán ảo, Thái Toàn làm tăng khối lượng “tài sản” từ 1 triệu USD lên 7,5 triệu USD.

Tình tiết lạ vụ học sinh nghi bị thầy giáo đánh phù nề vùng đầu

Một số học sinh khẳng định thầy giáo có dùng que nhỏ đánh vào đầu Q., nhưng số khác cho biết do Q. đi xe đạp buông hai tay nên bị ngã ra đường.

Dòng họ nức tiếng có 3 cha con cùng đỗ tiến sĩ, nhiều năm làm quan lớn

Dòng họ Phan Huy ở Hà Tĩnh vang danh cả nước về truyền thống hiếu học, khoa bảng, có nhiều hiền tài được sử sách lưu danh. Trong đó, có 3 cha con Phan Huy Cẩn cùng đỗ tiến sĩ, đóng góp nhiều công trạng cho đất nước.

Ngôi làng nhỏ có đến hàng trăm giáo sư, tiến sĩ

Làng Nguyệt Viên (xã Hoằng Quang, TP Thanh Hóa) được biết đến là “làng khoa bảng”, nơi đây vẫn còn tấm bia ghi danh 11 vị tiến sĩ. Tiếp bước truyền thống hiếu học, đến nay, làng Nguyệt Viên đã có hàng trăm giáo sư, tiến sĩ.

Thủ khoa tốt nghiệp sớm 1 năm, điểm cao nhất trong lịch sử Kinh tế Quốc dân

Hoàn thành chương trình tại Trường ĐH Kinh tế Quốc dân chỉ trong 3 năm với bảng điểm 100% đạt A và A+, Nguyễn Hoàng Dương trở thành thủ khoa có điểm cao nhất trong lịch sử của ngôi trường này.

Dòng họ có 2 cha con tiến sĩ làm quan to, cuối đời từ chức vì 'quá vinh hiển'

Trong số 82 văn bia tại Văn miếu Quốc Tử Giám có khắc tên hai cha con cùng đỗ đại khoa là Trạng nguyên Giáp Hải và Tiến sĩ Giáp Lễ. Những giai thoại kể về sự hiếu học và đỗ đạt vinh hiển ấy luôn là niềm tự hào của dòng họ Giáp tại Bắc Giang.

Nữ sinh Hà Nội được 6 đại học Mỹ chào đón, có trường cấp học bổng 8,4 tỷ

Là một trong 25 ứng viên nhận được học bổng toàn phần, xét chọn từ 12.500 hồ sơ, Trâm Anh sẽ được cấp 8,4 tỷ đồng nếu theo học tại Đại học Richmond (Mỹ).

Đang cập nhật dữ liệu !