Có cần thiết phải bỏ khẩu hiệu "Tiên học lễ, hậu học văn"?

Dư luận đang có nhiều ý kiến trái chiều trước ý kiến nên bỏ khẩu hiệu "Tiên học lễ, hậu học văn" của GS Trần Ngọc Thêm.

Nêu quan điểm trước đề xuất bỏ khẩu hiệu "Tiên học lễ, hậu học văn", GS.TS Phạm Tất Dong - Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam cho biết: “Lâu nay, khẩu hiệu "Tiên học lễ, hậu học văn" đã trở thành nét văn hóa, như một lời nhắc nhở mỗi học sinh và giáo viên khi đã bước chân vào ngành giáo dục thì điều đầu tiên phải học là học về lễ độ, cách ứng xử.

Tuy nhiên, cũng đã đến lúc nên chấm dứt khẩu hiệu này bởi mỗi thời đại cần đưa ra một khẩu hiệu, phương châm giáo dục riêng. Không nên đem khẩu hiệu từ thời phong kiến để áp vào thời đại cách mạng công nghiệp như hiện tại.

Trong giai đoạn kinh tế tri thức, cần phải xem xét để đưa ra khẩu hiệu mà ở đó đòi hỏi con người làm chủ được tương lai, tri thức và công nghệ chứ không đơn thuần là "lễ và văn" như thời xưa. Giáo dục kiến tạo, giáo dục hướng đến sự tự do và rất cần cho việc giáo dục con người trong xã hội mới".

{keywords}
Ảnh minh họa

Còn PGS.TS Trần Thành Nam - Chủ nhiệm khoa Các Khoa học Giáo dục Trường ĐH Giáo dục (ĐH Quốc gia Hà Nội) thì khẳng định trong bối cảnh hiện nay, ngoài việc truyền tải tri thức, người thầy còn phải truyền cảm hứng cho học trò. 

“Nếu chỉ vì cho rằng câu khẩu hiệu “Tiên học lễ, hậu học văn” tập trung quá nhiều vào người thầy trong khi hiện tại chúng ta phát huy tư duy sáng tạo, phản biện của học trò nên bỏ khẩu hiệu này thì có phần khiên cưỡng. Bởi lẽ, nhìn rộng ra thì giáo dục đào tạo là giáo dục cả tri thức và nhân cách cho đứa trẻ, muốn thế cũng phải dạy con biết lễ phép với thầy cô, người lớn, biết nhường nhịn em nhỏ...

Quan điểm cá nhân tôi thì không cần thiết phải bỏ khẩu hiệu “Tiên học lễ, hậu học văn” mà làm sao bỏ được suy nghĩ ăn sâu trong tâm trí nhiều người thầy rằng họ chính là đại diện cho tri thức để dập tắt sự sáng tạo, tư duy phản biện với các vấn đề của học sinh”, PGS.TS Trần Thành Nam nói.

Thực tế là đã có những trường học mạnh dạn bỏ khẩu hiệu "Tiên học lễ, hậu học văn" để khai mở ra lối giáo dục sáng tạo. Nếu nhìn rộng ra thì học lễ là học rèn luyện nhân cách biết yêu nước thương nòi.

Hiện nay với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 thì cần vài cú nhấp chuột có thể tra cứu được kiến thức cần biết. Vai trò của thầy cô từ người truyền thụ kiến thức sang người hướng dẫn hỗ trợ kiến thức. Tuy nhiên nói như vậy không có nghĩa là chúng ta có quyền bỏ đi những câu khẩu hiệu như "Tiên học lễ, hậu học văn" và làm giảm đi giá trị cũng như sự kính lễ với người thầy.

Lê Thị Loan (Học viện Quản lý Giáo dục) nêu ý kiến: “Chúng ta thường cổ vũ cho học sinh, sinh viên phải có suy nghĩ sáng tạo, tư duy phản biện nhưng nếu chỉ chạy theo sáng tạo hay phản biện mà quên dạy đạo đức, lễ nghĩa cho học sinh thì đó lại là thất bại lớn.

Vì thế, phát huy khả năng sáng tạo, tư duy phản biện cho học sinh là điều cần nhưng chưa đủ nếu chúng ta bỏ quên việc dạy đạo đức cho học sinh vì chính đạo đức sẽ góp phần hình thành nhân cách của con người. Một đứa trẻ giỏi giang nhưng thiếu đạo đức là điều vô cùng khiếm khuyết”. 

Nói về lý do nên bỏ khẩu hiệu "Tiên học lễ, hậu học văn", GS. Trần Ngọc Thêm cho rằng khẩu hiệu trên là sản phẩm của nền giáo dục Nho giáo, phục vụ cho mục tiêu đào tạo người thừa hành, coi việc đòi hỏi người dưới phải phục tùng và giữ lễ với người trên là yêu cầu số 1. 

Một nguồn nhân lực như vậy giỏi chỉ có thể giữ cho xã hội ổn định, chứ không thể giúp xã hội phát triển. Muốn xây dựng một xã hội phát triển thì phải có những con người sáng tạo. Để sáng tạo, phải chủ động và có tư duy phản biện.

"Tiên học lễ" rồi thì con người sẽ trở nên thụ động, sẽ không còn tư duy phản biện nữa. "Tiên học lễ" đòi hỏi quan hệ một chiều, người dưới tôn trọng người trên. Còn sức sáng tạo và sự phản biện tồn tại trong quan hệ hai chiều, người dưới và người trên cần có sự tôn trọng lẫn nhau. 

Chừng nào còn đề cao chữ "lễ" thì người học còn bị trói buộc trong quan hệ kính trọng một chiều. Chấm dứt sử dụng khẩu hiệu "Tiên học lễ, hậu học văn" sẽ là điều kiện cần để khai mở tư duy phản biện, giải phóng sức sáng tạo.
Tranh luận “nảy lửa” về ý kiến bỏ khẩu hiệu “Tiên học lễ, hậu học văn”

Tranh luận “nảy lửa” về ý kiến bỏ khẩu hiệu “Tiên học lễ, hậu học văn”

GS. Trần Ngọc Thêm cho rằng cần chấm dứt khẩu hiệu "Tiên học lễ, hậu học văn" vì nó mang nặng tính phục tùng, không phù hợp với giáo dục Việt Nam hiện nay. Ý kiến của giáo sư đã thu hút sự quan tâm, tranh luận của nhiều người.

Hoàng Thanh

Cuộc thi sáng tạo STEM thu hút hàng trăm nghìn giáo viên, học sinh tham gia

Cuộc thi nhằm đem đến cho các em học sinh cơ hội ứng dụng kiến thức giáo dục STEM liên quan đến các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học để tìm ra và hiện thực hóa các giải pháp sáng tạo.

Giảng viên trình độ giáo sư, tiến sĩ phía Bắc nhiều hơn các vùng khác cộng lại

Theo Bộ GD-ĐT, hiện nay quy mô và chất lượng giảng viên được nâng lên rõ rệt trong những năm qua. Riêng vùng Đồng bằng sông Hồng, số người có trình độ tiến sĩ bằng cả nước cộng lại.

'Khóc ròng' ở trường quốc tế học phí tiền tỷ: Đi không được, ở cũng không xong

Tin tưởng nhà trường, không ít phụ huynh ‘xuống tiền’ cho vay từ vài tỷ đến chục tỷ. Đổi lại, học sinh sẽ được học tập với mức chi phí 0 đồng. Đây cũng là nguồn cơn khiến nhiều phụ huynh ‘khóc ròng’ vì chờ mòn mỏi nhưng không đòi được “nợ”.

Học sinh lớp 11 Hà Nội lọt nhóm đầu tư chứng khoán xuất sắc tại trường Mỹ

Trong vòng 1 tháng khi tham gia trên sàn giao dịch chứng khoán ảo, Thái Toàn làm tăng khối lượng “tài sản” từ 1 triệu USD lên 7,5 triệu USD.

Tình tiết lạ vụ học sinh nghi bị thầy giáo đánh phù nề vùng đầu

Một số học sinh khẳng định thầy giáo có dùng que nhỏ đánh vào đầu Q., nhưng số khác cho biết do Q. đi xe đạp buông hai tay nên bị ngã ra đường.

Dòng họ nức tiếng có 3 cha con cùng đỗ tiến sĩ, nhiều năm làm quan lớn

Dòng họ Phan Huy ở Hà Tĩnh vang danh cả nước về truyền thống hiếu học, khoa bảng, có nhiều hiền tài được sử sách lưu danh. Trong đó, có 3 cha con Phan Huy Cẩn cùng đỗ tiến sĩ, đóng góp nhiều công trạng cho đất nước.

Ngôi làng nhỏ có đến hàng trăm giáo sư, tiến sĩ

Làng Nguyệt Viên (xã Hoằng Quang, TP Thanh Hóa) được biết đến là “làng khoa bảng”, nơi đây vẫn còn tấm bia ghi danh 11 vị tiến sĩ. Tiếp bước truyền thống hiếu học, đến nay, làng Nguyệt Viên đã có hàng trăm giáo sư, tiến sĩ.

Thủ khoa tốt nghiệp sớm 1 năm, điểm cao nhất trong lịch sử Kinh tế Quốc dân

Hoàn thành chương trình tại Trường ĐH Kinh tế Quốc dân chỉ trong 3 năm với bảng điểm 100% đạt A và A+, Nguyễn Hoàng Dương trở thành thủ khoa có điểm cao nhất trong lịch sử của ngôi trường này.

Dòng họ có 2 cha con tiến sĩ làm quan to, cuối đời từ chức vì 'quá vinh hiển'

Trong số 82 văn bia tại Văn miếu Quốc Tử Giám có khắc tên hai cha con cùng đỗ đại khoa là Trạng nguyên Giáp Hải và Tiến sĩ Giáp Lễ. Những giai thoại kể về sự hiếu học và đỗ đạt vinh hiển ấy luôn là niềm tự hào của dòng họ Giáp tại Bắc Giang.

Nữ sinh Hà Nội được 6 đại học Mỹ chào đón, có trường cấp học bổng 8,4 tỷ

Là một trong 25 ứng viên nhận được học bổng toàn phần, xét chọn từ 12.500 hồ sơ, Trâm Anh sẽ được cấp 8,4 tỷ đồng nếu theo học tại Đại học Richmond (Mỹ).

Đang cập nhật dữ liệu !