Ghế hiệu trưởng và quyết định "trảm" phượng vĩ sai lầm, vội vã

Cây phượng gãy đổ có yếu tố chủ quan là không theo dõi, chăm sóc cho nên cây bị sâu bệnh mà không biết. Chỉ vì vụ phượng đổ đè học sinh mà chặt hết cây phượng trong sân trường là cách làm vội vã, sai lầm.

{keywords}
Trường học "trảm" cây phượng vĩ.

Hiện tượng các trường đồng loạt chặt bỏ cây phượng vĩ do nghi ngại độ an toàn của cây và đảm bảo an toàn cho trách nhiệm của các thầy cô hiệu trưởng đang gây nhiều tranh luận trong xã hội.

Chia sẻ với phóng viên, GS Nguyễn Lân Hùng (chuyên gia sinh học - nông nghiệp) cho rằng việc chặt cây phượng là sai hoàn toàn.

Theo quan điểm của GS Nguyễn Lân Hùng, với những cây được trồng ở trên phố, trường học, cơ sở công cộng, điều đầu tiên là không được trồng cây dễ đổ như những loại cây cao, có rễ ăn nông, rễ chùm... Tiếp đến là xem xét loại cây ấy có độc tố hay không, nếu là loại cây gây mùi khó chịu, có chất độc thì không nên trồng.

Cây phượng vĩ là loại cây rất bền, dẻo dai, tán lan đến đâu rễ lan đến đấy nên cây rất chắc chắn. Hơn nữa đây cũng là loại cây lá nhỏ, tán mỏng nên ít chịu tác động của gió bão, hạn chế tối đa hiện tượng gãy đổ.

Vị chuyên gia đưa ra dẫn chứng, từ thời Pháp thuộc, người Pháp đã trồng phượng vĩ trên các dải phân cách giữa của một số tuyến đường của Hà Nội như Kim Mã, Giảng Võ, Nguyễn Tri Phương… Lá phượng nhỏ, khi mưa dễ dàng trôi, không làm tắc cống nên được các kỹ sư công chính xưa lựa chọn trồng.

{keywords}
GS Nguyễn Lân Hùng - Chuyên gia Sinh học, Nông nghiệp

“Vừa rồi nhiều người nói đến cây phượng đổ khiến một học sinh tử vong, ở đây cây phượng không có lỗi”, GS Nguyễn Lân Hùng bày tỏ và cho rằng không nên vì sự việc ấy mà chặt bỏ loại cây này. Thậm chí, theo ông thì "cây phượng rất nên trồng”.

“Vì cây phượng gắn bó với tuổi học trò, mùa hoa phượng là mua thi cử, mùa hoa phượng là mùa chia tay. Rất nhiều kỷ niệm! Chúng ta còn có cả thành phố hoa phượng  đỏ – đó là thành phố Hải Phòng. Ngay cả tôi đang ở Ninh Thuận đây thì cũng thấy thành phố này trồng rất nhiều hoa phượng. Không hoa nào rực rỡ như hoa phượng”, GS Nguyễn Lân Hùng nói.

Ông cho rằng, việc cây phượng gãy đổ có cả yếu tố chủ quan và khách quan. Chủ quan là do không theo dõi, chăm sóc cho nên cây bị sâu bệnh mà không biết hoặc cành cao quá nhưng không được cắt tỉa; hoặc nơi trồng cây gần đường đi, cống rãnh khiến người ra xén rễ… Thậm chí có nơi người ta còn cho cả cho muối vào như thuốc độc để triệt hạ cây.

Vì thế, một lần nữa vị chuyên gia nhấn mạnh: “Việc các trường đi chặt hết cây phượng là cách làm sai lầm và đánh vào kỷ niệm học trò. Nhà trường nên giữ lại cây phượng vì tán đẹp. Nếu chăm sóc kỹ thì không dễ gãy đổ”.

Sau sự việc này, GS Nguyễn Lân Hùng cho rằng, các trường học, các cơ sở bệnh viện cũng phải quan tâm tới cây xanh trong khu vực mình. Về chuyên môn nên tham khảo các công ty công viên cây xanh, hằng năm mời họ đến bảo dưỡng, kiểm tra vấn đề sâu bệnh, tưới tắm, tỉa cành.

Một cán bộ Công ty Công viên cây xanh Hà Nội cho biết, không chỉ riêng cây phượng mà bất cứ cây gì cũng có thể xảy ra tình trạng gãy đổ nếu không được cắt tỉa cành, không được chăm sóc, theo dõi thường xuyên.

Tỏ ra xót xa trước việc các trường học thực hiện việc đốn hạ hàng loạt cây, vị cán bộ  công ty cây xanh chia sẻ, có những cây phượng trồng từ thời Pháp đến giờ vẫn sống, do đó việc chặ hạ ồ ạt cây phượng là hoàn toàn sai lầm. Các nhà trường đã quá lo sợ đến trách nhiệm nên đưa ra quyết định vội vã chỉ vì nếu cây đổ, gây tai nạn thì hiệu trưởng phải chịu trách nhiệm. 

“Việc chặt thì chỉ trong thời gian ngắn là xong, nhưng để trồng được một cây ra tán, ra hoa là cả một quá trình dài đòi hỏi nhiều công sức. Vì thế, việc đốn hạ hàng loạt cây phượng ở các trường học là việc làm hoàn toàn không nên”, vị cán bộ này chia sẻ.

Được biết, tại Hà Nội không có hiện tượng chặt hạ cây phượng. Đối với việc đảm bảo an toàn cây xanh, theo thông tin từ Công ty Công viên Cây xanh Hà Nội, hiện nay, đơn vị đã cắt tỉa được khoảng 20.000 cây. Từ nay đến cuối mùa mưa bão sẽ cắt tỉa khoảng 30.000 cây nữa. Như vậy, tổng cộng sẽ cắt tỉa khoảng 50.000 cây xanh.

N. Huyền

Nam sinh Hà Nội trúng tuyển 11 trường ĐH thế giới, học bổng lên đến 8 tỷ

Từ bỏ suất học bổng ở mức cao nhất dành cho sinh viên quốc tế tại đại học số 1 Canada, Lê Thanh Dũng dự định sẽ theo học tại Mỹ với suất học bổng hơn 8 tỷ đồng.

Không được tổ chức thi riêng, các trường tư Hà Nội tuyển sinh lớp 10 thế nào?

Sở GD-ĐT Hà Nội đã chính thức công bố phương án tuyển sinh vào lớp 10 các trường THPT tư thục và công lập tự chủ. Trong đó, năm nay, Sở yêu cầu các trường tư không tổ chức kỳ thi riêng.

'Xin phụ huynh hãy trả lại sự tôn nghiêm cho người thầy'

Chẳng thể chịu thêm áp lực, cùng đồng lương bấp bênh, chị nộp đơn xin thôi công việc đã gắn bó 5 năm, từng là niềm tự hào, mơ ước. Suốt chặng đường từ trường về nhà, chị òa khóc với quyết định của chính mình.

Nam sinh mồ côi bố giành học bổng 7 tỷ: Làm nghề bưng bê lấy tiền thi IELTS, SAT

Biến cố mất bố vào năm lớp 2 khiến Quang dần thu mình, không muốn giao tiếp với ai. Cho đến tận đầu năm lớp 8, em mới bắt đầu có khát khao xóa bỏ con người nhút nhát để bước ra khỏi vùng an toàn.

Đam mê về game đưa nữ sinh trúng tuyển ĐH Mỹ, học bổng 6,6 tỷ

Tự tin chọn lối đi riêng với niềm đam mê về game, Trịnh Bảo Hân (học sinh lớp 12 Anh 2 trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam) vừa giành học bổng trị giá 6,6 tỷ đồng vào ĐH Drexel, Mỹ.

'Tôi nghỉ việc để giữ sự uy nghiêm cuối cùng của người thầy'

Trước áp lực của học sinh và phụ huynh, sau một tình huống sư phạm gây tranh cãi, cô H. đã quyết định nộp đơn nghỉ việc, chia tay với nghề đã nhiều năm gắn bó.

Nữ sinh xứ Nghệ trúng tuyển 9 đại học Mỹ

Từ Nghệ An ra Hà Nội học trong môi trường hoàn toàn bằng tiếng Anh, Quỳnh Anh phải chật vật để bắt kịp với các bạn. Nhưng cũng chính cú sốc ấy đã tạo đà giúp nữ sinh chinh phục hàng loạt đại học hàng đầu nước Mỹ.

Người lao công ăn bánh mì trên phố 'giúp' nữ sinh Hà Nội vào ĐH top đầu Mỹ

Thay vì chọn những ngành học đang được coi là thời thượng, Võ Nguyễn Gia Minh (học sinh lớp 12, Hà Nội) quyết theo đuổi ngành Khoa học môi trường ở đại học công lập top đầu Mỹ với khát khao trở về giúp đất nước xanh và sạch hơn.

Cuộc thi sáng tạo STEM thu hút hàng trăm nghìn giáo viên, học sinh tham gia

Cuộc thi nhằm đem đến cho các em học sinh cơ hội ứng dụng kiến thức giáo dục STEM liên quan đến các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học để tìm ra và hiện thực hóa các giải pháp sáng tạo.

Giảng viên trình độ giáo sư, tiến sĩ phía Bắc nhiều hơn các vùng khác cộng lại

Theo Bộ GD-ĐT, hiện nay quy mô và chất lượng giảng viên được nâng lên rõ rệt trong những năm qua. Riêng vùng Đồng bằng sông Hồng, số người có trình độ tiến sĩ bằng cả nước cộng lại.

Đang cập nhật dữ liệu !