Khám phá 5 trường đại học giàu có nhất thế giới

Đại học Harvard là trường giàu có nhất thế giới với gần 41 tỷ USD, trong khi Đại học Texas đứng thứ 2 với khối tài sản 30,9 tỷ USD.

Khi chọn trường để du học, nhiều sinh viên thường tìm hiểu kỹ các thông tin về vị trí, học phí, học bổng, khả năng nghiên cứu, cơ hội tìm việc làm sau tốt nghiệp. Tuy nhiên, nhiều người trong số đó lại chưa cân nhắc đến sự giàu có và tổng giá trị tài sản của ngôi trường mình chọn.

Tại sao điều đó lại quan trọng, người ta có thể tự hỏi? Sự giàu có thực sự là một yếu tố lớn khi nói đến thành công trong giáo dục, và điều này không chỉ liên quan đến học sinh.

Các đại học giàu có thường sở hữu khoản quỹ đầu tư sinh lời mỗi năm. Khoản tiền lãi này là nguồn ngân quỹ chính cho nhiều khoản chi tiêu của nhà trường trong năm học.

Các đại học giàu có thể mua các thiết bị nghiên cứu sáng tạo nhất và cơ sở vật chất tốt nhất cũng như có tài nguyên cung cấp phục vụ cho hoạt động giảng dạy và nghiên cứu. Đồng thời, các đại học này cũng có khả năng cung cấp nhiều học bổng với mức hỗ trợ cao hơn cho những ứng viên sáng giá .

1. Đại học Harvard: 40,9 tỷ USD 

Là một thành viên của nhóm trường Ivy League, Đại học Harvard không chỉ là một trong những trường giàu có nhất mà còn là một trong những trường đại học nổi tiếng nhất thế giới với chất lượng giảng dạy, nghiên cứu đi đầu cho hơn 35.000 sinh viên. Theo số liệu cuối năm 2019, Đại học Harvard có quỹ đầu tư khổng lồ - 40,9 tỷ USD.

Khám phá 5 trường đại học giàu có nhất thế giới - 1

Đại học Harvard.

Lợi nhuận từ quỹ đầu tư này đã cung cấp 1,9 tỷ USD cho ngân quỹ của Đại học Harvard, chiếm đến 35% chi phí hoạt động của nhà trường.

Nhờ ngân quỹ lớn, Đại học Harvard tự hào khi nắm giữ một trong những thư viện, bảo tàng lớn nhất trên thế giới, với hơn 28 triệu mẫu vật. Xét về sự giàu có và uy tín, đây chắc chắn là trường đại học mơ ước của hàng triệu sinh viên trên thế giới.

2. Đại học Texas: 30,9 tỷ USD 

Thành lập năm 1883 ở Austin, bang Texas, Đại học Texas là hệ thống trường đại học công với 6 cơ sở y tế và 8 đại học trực thuộc. Các đơn vị thành viên chia sẻ với nhau lợi nhuận từ khoản quỹ đầu tư khổng lồ - 30,9 tỷ USD, theo số liệu năm 2019.

Mặc dù không giàu có bằng Harvard nhưng Đại học Texas đã cung cấp giáo dục chất lượng cao cho hơn 236.000 sinh viên, gấp 7 lần Harvard. Trường cũng đào tạo hơn 2/3 sinh viên cao học và hơn 1/3 sinh viên đại học của bang Texas, bang đông dân thứ hai của Mỹ.

Nhờ khoản quỹ đầu tư lớn, Đại học Texas trang bị cơ sở vật chất phục vụ nghiên cứu hàng đầu của Mỹ, trở thành đại học đi đầu trong nghiên cứu điều trị ung thư. Nếu bạn quan tâm đến một số trường đại học công lập tốt nhất của Hoa Kỳ, bạn chắc chắn không nên bỏ qua cái tên này.

Khám phá 5 trường đại học giàu có nhất thế giới - 2

Đại học Texas.

3. Đại học Yale: 30,3 tỷ USD 

Được thành lập năm 1701 ở New Haven, bang Connecticut, Đại học Yale, trường thuộc khối Ivy Leauge, là một trong những đại học đi đầu của Mỹ về cả chất lượng giáo dục lẫn sự giàu có.

Khám phá 5 trường đại học giàu có nhất thế giới - 3

Đại học Yale.

Với khoản đầu tư 30,3 tỷ USD, Đại học Yale có thể trang trải các chi phí giảng dạy và giáo dục khổng lồ, tiêu biểu là ngân quỹ nghiên cứu gần 900 triệu USD mỗi năm.

Đây cũng là ngôi trường được đánh giá cao về lịch sử tồn tại, là một trong những cơ sở giáo dục đại học lâu đời nhất ở Hoa Kỳ.

4. Đại học Stanford: 27,7 tỷ USD 

Dù không phải là thành viên của Ivy League, Đại học Stanford vẫn là một trong những đơn vị giáo dục hàng đầu của Mỹ. Một điều tuyệt vời là trường toạ ở trung tâm thung lũng Silicon, trung tâm khoa học công nghệ hàng đầu thế giới.

Khám phá 5 trường đại học giàu có nhất thế giới - 4

Đại học Stanford.

Khoản quỹ đầu tư khổng lồ 27,7 tỷ USD đã cung cấp cho Đại học Stanford 1,3 tỷ USD ngân quỹ hoạt động trong năm 2019, chiếm đến 1/5 ngân quỹ của trường. Nhờ vậy, Đại học Stanford là điểm đến lý tưởng cho các bác sĩ, luật sư, kỹ sư, đặc biệt là những người làm việc trong ngành nghiên cứu trí tuệ nhân tạo.

5. Đại học Princeton: 26,1 tỷ USD

Đây là một trường danh tiếng nằm trong khối Ivy League. Tọa lạc tại New Jersey, đây là một trong những trường đại học lâu đời nhất nước Mỹ. Điều khiến nơi đây trở thành một tổ chức đáng kính không chỉ là sự giàu có ấn tượng mà còn là việc nó có giá trị lịch sử quan trọng đối với đất nước.

Với khoản quỹ đầu tư 26,1 USD, trường có thể cấp học bổng cho hàng nghìn học sinh mỗi năm và duy trì hơn 300 triệu USD khoản ngân quỹ nghiên cứu hàng năm lớn.

Khám phá 5 trường đại học giàu có nhất thế giới - 5

Đại học Princeton.

Quốc hội Lục địa từng họp tại Hội trường Nassau sang trọng. Hơn thế nữa, Đại học Princeton còn có một bảo tàng nghệ thuật được công nhận trên toàn cầu với hơn 10.000 tác phẩm của các nghệ sĩ vĩ đại, bao gồm Andy Warhol và Jackson Pollock. Sự thật thú vị, Albert Einstein từng là nhân viên trong phòng thí nghiệm nghiên cứu của Princeton, điều này khiến nơi này trở nên hấp dẫn ngay cả với khách du lịch.

Theo dantri.com.vn

'Xin phụ huynh hãy trả lại sự tôn nghiêm cho người thầy'

Chẳng thể chịu thêm áp lực, cùng đồng lương bấp bênh, chị nộp đơn xin thôi công việc đã gắn bó 5 năm, từng là niềm tự hào, mơ ước. Suốt chặng đường từ trường về nhà, chị òa khóc với quyết định của chính mình.

Nam sinh mồ côi bố giành học bổng 7 tỷ: Làm nghề bưng bê lấy tiền thi IELTS, SAT

Biến cố mất bố vào năm lớp 2 khiến Quang dần thu mình, không muốn giao tiếp với ai. Cho đến tận đầu năm lớp 8, em mới bắt đầu có khát khao xóa bỏ con người nhút nhát để bước ra khỏi vùng an toàn.

Đam mê về game đưa nữ sinh trúng tuyển ĐH Mỹ, học bổng 6,6 tỷ

Tự tin chọn lối đi riêng với niềm đam mê về game, Trịnh Bảo Hân (học sinh lớp 12 Anh 2 trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam) vừa giành học bổng trị giá 6,6 tỷ đồng vào ĐH Drexel, Mỹ.

'Tôi nghỉ việc để giữ sự uy nghiêm cuối cùng của người thầy'

Trước áp lực của học sinh và phụ huynh, sau một tình huống sư phạm gây tranh cãi, cô H. đã quyết định nộp đơn nghỉ việc, chia tay với nghề đã nhiều năm gắn bó.

Nữ sinh xứ Nghệ trúng tuyển 9 đại học Mỹ

Từ Nghệ An ra Hà Nội học trong môi trường hoàn toàn bằng tiếng Anh, Quỳnh Anh phải chật vật để bắt kịp với các bạn. Nhưng cũng chính cú sốc ấy đã tạo đà giúp nữ sinh chinh phục hàng loạt đại học hàng đầu nước Mỹ.

Người lao công ăn bánh mì trên phố 'giúp' nữ sinh Hà Nội vào ĐH top đầu Mỹ

Thay vì chọn những ngành học đang được coi là thời thượng, Võ Nguyễn Gia Minh (học sinh lớp 12, Hà Nội) quyết theo đuổi ngành Khoa học môi trường ở đại học công lập top đầu Mỹ với khát khao trở về giúp đất nước xanh và sạch hơn.

Cuộc thi sáng tạo STEM thu hút hàng trăm nghìn giáo viên, học sinh tham gia

Cuộc thi nhằm đem đến cho các em học sinh cơ hội ứng dụng kiến thức giáo dục STEM liên quan đến các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học để tìm ra và hiện thực hóa các giải pháp sáng tạo.

Giảng viên trình độ giáo sư, tiến sĩ phía Bắc nhiều hơn các vùng khác cộng lại

Theo Bộ GD-ĐT, hiện nay quy mô và chất lượng giảng viên được nâng lên rõ rệt trong những năm qua. Riêng vùng Đồng bằng sông Hồng, số người có trình độ tiến sĩ bằng cả nước cộng lại.

'Khóc ròng' ở trường quốc tế học phí tiền tỷ: Đi không được, ở cũng không xong

Tin tưởng nhà trường, không ít phụ huynh ‘xuống tiền’ cho vay từ vài tỷ đến chục tỷ. Đổi lại, học sinh sẽ được học tập với mức chi phí 0 đồng. Đây cũng là nguồn cơn khiến nhiều phụ huynh ‘khóc ròng’ vì chờ mòn mỏi nhưng không đòi được “nợ”.

Học sinh lớp 11 Hà Nội lọt nhóm đầu tư chứng khoán xuất sắc tại trường Mỹ

Trong vòng 1 tháng khi tham gia trên sàn giao dịch chứng khoán ảo, Thái Toàn làm tăng khối lượng “tài sản” từ 1 triệu USD lên 7,5 triệu USD.

Đang cập nhật dữ liệu !