Hồ sơ xét công nhận GS, PGS không chuẩn xác: Trách nhiệm thuộc về ai?

Sau ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc rà soát lại hồ sơ ứng viên GS, PGS đã có 41 hồ sơ không được công nhận đạt tiêu chuẩn. LS Đinh Anh Tuấn có cuộc trao đổi về tính pháp lý của việc không công nhận đạt tiêu chuẩn đối với 41 hồ sơ này.

Luật sư Đinh Anh Tuấn.

- Theo luật sư, việc Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức rà soát lại hồ sơ ứng viên giáo sư, phó giáo sư, và sau đó Hội đồng Chức danh giáo sư Nhà nước không công nhận đạt tiêu chuẩn giáo sư, phó giáo sư đối với 41 hồ sơ ứng viên, là dựa theo các quy định pháp luật nào?

- Việc lập hồ sơ của các ứng viên, tiếp đến xét công nhận đạt tiêu chuẩn giáo sư, phó giáo sư tại các Hội đồng, cũng như giải quyết khiếu nại, tố cáo, hủy bỏ công nhận đạt tiêu chuẩn giáo sư, phó giáo sư được thực hiện theo các văn bản pháp quy sau: (I) Quyết định số 174/2008/QĐ-TTg ngày 31/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ, được sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định số 20/2012/QĐ-TTg ngày 27/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ (gọi tắt là Quyết định 174); (II) Thông tư số 16/2009/TT-BGDĐT ngày 17/7/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 30/2012/TT-BGDĐT ngày 11/9/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (gọi tắt là Thông tư 16); Ngoài các Quyết định và Thông tư này, còn có thêm một số văn bản pháp quy khác liên quan.

- Được biết qua rà soát, có 41 ứng viên tự rút hoặc hồ sơ được xác định không đạt tiêu chuẩn, chủ yếu với lý do “hồ sơ không bảo đảm sự chuẩn xác”. Vậy “sự chuẩn xác” của hồ sơ ứng viên được quy định tại văn bản quy phạm pháp luật cụ thể nào?

- Khoản 4 Điều 12 Thông tư 16 quy định ứng viên phải tự chịu trách nhiệm về sự chuẩn xác của hồ sơ, và phải cam đoan về việc khai báo trung thực, chính xác. Theo tôi, quy định này nhằm bảo đảm độ tin cậy và tính pháp lý của hồ sơ ứng viên, bởi vẫn theo Thông tư 16 thì hồ sơ này do ứng viên tự khai báo, xây dựng. Bên cạnh đó, tôi cho rằng quy định này cũng nhằm đề cao tính cẩn trọng và tính chính xác của ứng viên - những đức tính không thể thiếu của người làm công tác giáo dục/ đào tạo và làm công tác nghiên cứu khoa học.

- Luật sư cho biết nếu hồ sơ ứng viên “không bảo đảm sự chuẩn xác” thì sẽ bị xử lý ra sao?

- Quyết định 174 và Thông tư 16 quy định hồ sơ ứng viên chỉ nộp một lần, không có quy định nào về việc ứng viên được sửa chữa, bổ sung hồ sơ đã nộp. Điều này cho phép hiểu rằng nếu hồ sơ ứng viên có sai sót (khai báo không đầy đủ, thiếu minh bạch, có mâu thuẫn trong từng tài liệu hoặc giữa các tài liệu…), bị các Hội đồng hoặc cơ quan thanh tra/ đoàn kiểm tra đánh giá là không chuẩn xác, ứng viên sẽ không có cơ hội để đính chính, sửa chữa hồ sơ đã nộp (họ chỉ được phép trình tài liệu gốc để đối chứng). Và vì vậy, nếu hồ sơ ứng viên bị đánh giá là không chuẩn xác, Hội đồng xét chức danh giáo sư, phó giáo sư sẽ có căn cứ để kết luận hồ sơ đó không đạt tiêu chuẩn để công nhận giáo sư, phó giáo sư.

- Một số ứng viên được đánh giá có chuyên môn tốt (giỏi Anh ngữ, có nhiều công trình nghiên cứu khoa học xuất sắc), song hồ sơ bị nhận định “không bảo đảm sự chuẩn xác” chỉ vì thiếu các minh chứng về thâm niên giảng dạy. Theo luật sư điều này có bảo đảm công bằng không?

- Tôi được biết lỗi thiếu thâm niên giảng dạy chiếm đại đa số trong 41 hồ sơ lần này, và phần lớn rơi vào các ứng viên không trực tiếp công tác tại các cơ sở giáo dục đại học, chỉ tham gia giảng dạy theo chế độ thỉnh giảng. Theo quy định tại khoản 3 Điều 10 và khoản 7 Điều 11 Thông tư 16, các minh chứng để xem xét, đánh giá thâm niên giảng dạy trong trường hợp ứng viên không trực tiếp công tác tại cơ sở giáo dục đại học gồm: (I) Hợp đồng thỉnh giảng; (II) Biên bản thanh lý Hợp đồng thỉnh giảng hoặc xác nhận, nhận xét kết quả đào tạo của Thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học. Nếu hồ sơ ứng viên không đủ các tài liệu này, hoặc có nhưng không bảo đảm sự chuẩn xác (chẳng hạn việc thỉnh giảng diễn ra năm 2012 - 2013, nhưng Hợp đồng thỉnh giảng được lập năm 2017), hồ sơ đó sẽ bị xem là không đủ điều kiện công nhận đạt tiêu chuẩn giáo sư, phó giáo sư. Tôi cho rằng quy định này là công bằng, bởi việc phong giáo sư, phó giáo sư nhằm vinh danh những nhà giáo trực tiếp làm công tác giảng dạy nghiên cứu khoa học, chứ không nhằm vinh danh các đối tượng khác.

- Theo luật sư, những ai phải chịu trách nhiệm khi hồ sơ ứng viên bị kết luận là “không bảo đảm sự chuẩn xác”?

- Trước hết, trách nhiệm thuộc về người khai báo là ứng viên, theo quy định tại khoản 4 Điều 12 Thông tư 16. Tiếp đến, trách nhiệm thuộc về người xác nhận là Thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học, theo khoản 3 Điều 10 Thông tư 16. Tiếp đến nữa, trách nhiệm thuộc về người thẩm định là Chủ tịch Hội đồng Chức danh giáo sư cơ sở, theo khoản 1 Điều 15 Thông tư 16.

- Xin cám ơn luật sư về cuộc trao đổi này!

Hoàng Nam

Cuộc thi sáng tạo STEM thu hút hàng trăm nghìn giáo viên, học sinh tham gia

Cuộc thi nhằm đem đến cho các em học sinh cơ hội ứng dụng kiến thức giáo dục STEM liên quan đến các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học để tìm ra và hiện thực hóa các giải pháp sáng tạo.

Hồ Quỳnh Hương tiết lộ bạn trai hơn 2 tuổi, yêu mặn nồng nhưng chưa muốn cưới

Dịp trở lại âm nhạc với MV 'Cứ để cho em', ca sĩ Hồ Quỳnh Hương xác nhận đang yêu một người đàn ông hơn 2 tuổi.

Giảng viên trình độ giáo sư, tiến sĩ phía Bắc nhiều hơn các vùng khác cộng lại

Theo Bộ GD-ĐT, hiện nay quy mô và chất lượng giảng viên được nâng lên rõ rệt trong những năm qua. Riêng vùng Đồng bằng sông Hồng, số người có trình độ tiến sĩ bằng cả nước cộng lại.

Cô gái miền Tây đổi đời nhờ vịt con duyên dáng, bất ngờ nổi tiếng châu Á

Câu chuyện cô gái Vĩnh Long đổi đời nhờ vịt con nở ra từ quả trứng hỏng được chọn làm thành phim, công chiếu trên kênh Discovery Asia đang thu hút sự chú ý của nhiều người châu Á.

Gác bằng thạc sĩ, chàng trai Cần Thơ về quê làm nông dân kiếm 1 tỷ đồng/năm

Có 2 bằng đại học, 1 bằng thạc sĩ nhưng Dương Đình Tuyễn ở TP Cần Thơ vẫn quyết định về quê chăm sóc khu vườn của gia đình, nhờ vậy anh có doanh thu cả tỷ đồng/năm.

'Khóc ròng' ở trường quốc tế học phí tiền tỷ: Đi không được, ở cũng không xong

Tin tưởng nhà trường, không ít phụ huynh ‘xuống tiền’ cho vay từ vài tỷ đến chục tỷ. Đổi lại, học sinh sẽ được học tập với mức chi phí 0 đồng. Đây cũng là nguồn cơn khiến nhiều phụ huynh ‘khóc ròng’ vì chờ mòn mỏi nhưng không đòi được “nợ”.

Học sinh lớp 11 Hà Nội lọt nhóm đầu tư chứng khoán xuất sắc tại trường Mỹ

Trong vòng 1 tháng khi tham gia trên sàn giao dịch chứng khoán ảo, Thái Toàn làm tăng khối lượng “tài sản” từ 1 triệu USD lên 7,5 triệu USD.

Tình tiết lạ vụ học sinh nghi bị thầy giáo đánh phù nề vùng đầu

Một số học sinh khẳng định thầy giáo có dùng que nhỏ đánh vào đầu Q., nhưng số khác cho biết do Q. đi xe đạp buông hai tay nên bị ngã ra đường.

Dòng họ nức tiếng có 3 cha con cùng đỗ tiến sĩ, nhiều năm làm quan lớn

Dòng họ Phan Huy ở Hà Tĩnh vang danh cả nước về truyền thống hiếu học, khoa bảng, có nhiều hiền tài được sử sách lưu danh. Trong đó, có 3 cha con Phan Huy Cẩn cùng đỗ tiến sĩ, đóng góp nhiều công trạng cho đất nước.

Ý kiến trái chiều về đề xuất người dưới 18 tuổi đi xe máy điện phải có bằng lái

Đại diện Uỷ ban An toàn giao thông quốc gia đề nghị bổ sung quy định người từ 16 đến dưới 18 tuổi đi xe máy điện, xe máy dưới 50 phân khối (50cc) phải có bằng lái nhưng nhiều ý kiến không đồng tình.

Đang cập nhật dữ liệu !