GS 8X rời Mỹ về nước để nghiên cứu giải pháp công nghệ dành riêng cho người Việt

“Tôi muốn giải quyết những bài toán đặc trưng chỉ người Việt quan tâm hoặc quá nhạy cảm nếu dựa vào công nghệ nước ngoài”- GS Nguyễn Minh Hoài - Chuyên gia về thị giác máy tính, nhận đạng dữ liệu hình ảnh, hành vi con người tại VinAI

GS Nguyễn Minh Hoài (sinh năm 1982) hiện là Trưởng nhóm nghiên cứu, phòng Thị Giác máy tính tại VinAI.

Anh là một trong số 3 nhân sự tại VinAI từng làm việc tại môi trường thuộc Top của Silicon Valley (Mỹ),  nhiều năm công tác ở nước ngoài nhưng anh vẫn luôn hướng về Việt Nam. Khi gặp TS Bùi Hải Hưng, giữa họ đã có những điểm chung lớn khi cùng chia sẻ khát vọng chinh phục mục tiêu mới.

Đó là xây dựng một viện nghiên cứu trí tuệ nhân tạo của người Việt, làm nghiên cứu đỉnh cao. Tại đây sẽ có những nhóm nghiên cứu mạnh, hướng đến các nghiên cứu đỉnh có tác động cao, đẩy nhanh các ứng dụng AI ở Việt Nam, khu vực Châu Á Thái Bình Dương, đồng thời đào tạo, phát triển nhân tài trong lĩnh vực này. 

VinAI ra đời từ những ý tưởng như vậy, với quyết định mang tính tiên phong của lãnh đạo Vingroup.

Ngay sau khi dự NeurIPS - Hội nghị số 1 trên thế giới về trí tuệ nhân tạo tại Canada, nơi Viện Nghiên cứu Trí tuệ nhân tạo VinAI Research (thuộc Vingroup) công bố hai kết quả nghiên cứu khoa học đầu tiên, GS Nguyễn Minh Hoài đã chia sẻ với phóng viên về những mục tiêu, khát vọng của mình khi quyết định rời vị trí mơ ước của nhiều người để về Việt Nam làm việc và giúp ích cho đất nước.

-Đang có một vị trí làm việc ở Silicon Valley mà nhiều người mơ ước, anh lại quyết định quay về làm việc tại Việt Nam, điều gì đã thôi thúc anh trở về? 

GS Nguyễn Minh Hoài: Cơ hội. Tôi muốn nói đến cơ hội được sống và nghiên cứu khoa học trên chính quê hương mình. Như bao người con đất Việt, tôi luôn có khát khao được mang kiến thức của mình để đóng góp và cống hiến cho quê hương. 

Giáo sư Nguyễn Minh Hoài

-GS có thể chia sẻ mục tiêu của mình khi quyết định trở về làm việc tại Việt Nam? Đến phút này, anh đã thực hiện hóa được bn % mục tiêu của mình rồi?

Tôi có ba mục tiêu chính. Thứ nhất là áp dụng khoa học công nghệ vào đời sống, giải quyết những bài toán của Việt Nam có tầm ảnh hưởng xã hội cao. Đó có thể là những bài toán đặc trưng mà chỉ có người Việt Nam quan tâm hoặc những bài toán quá nhạy cảm để dựa vào công nghệ của nước ngoài. 

Tôi muốn tham gia định hướng cho cộng đồng khoa học thế giới để họ cùng chung sức giải quyết những vấn đề của Việt Nam, thay vì mình chạy theo họ và giải quyết những vấn đề của họ”.

Mục tiêu thứ hai của tôi là làm nghiên cứu khoa học đỉnh cao. Xuất phát từ những nhu cầu thực tế ở Việt Nam, tôi muốn tìm kiếm và đúc kết những bài toán khoa học then chốt cần giải quyết. Đây thường là những bài toán cơ bản rất khó, để giải quyết chúng cần nỗ lực nghiên cứu từ chính tôi và cả cộng đồng khoa học thế giới. Tôi muốn tham gia định hướng cho cộng đồng khoa học thế giới để họ tham gia giải quyết những vấn đề của Việt Nam, thay vì mình chạy theo họ và giải quyết những vấn đề của họ. 

Mục tiêu thứ ba của tôi là tham gia xây dựng Viện nghiên cứu VinAI, tham gia định hướng cho các nhà khoa học trẻ cũng như dẫn dắt những sinh viên nội trú của Viện. 

- Đến nay, anh thấy làm việc tại VN có thuận lợi và khó khăn gì cho ngành mình theo đuổi? Điều gì khiến anh vui và hài lòng?

GS Nguyễn Minh Hoài: Tôi có rất nhiều thuận lợi khi làm việc ở Viện nghiên cứu VinAI. VinAI là môi trường làm việc lý tưởng với tôi ở Việt Nam, xét về nhiều mặt kể cả trang thiết bị, tài chính, và nguồn nhân lực. Tôi nhận được sự tin tưởng của Ban lãnh đạo Viện VinAI và Lãnh đạo Tập đoàn VinGroup. Tôi vui vì những gì tôi cần cho mục tiêu của tôi đều được lãnh đạo viện và tập đoàn đáp ứng. 

-Đã khi nào dù một chút, anh thấy tiếc về quyết định của mình không?

GS Nguyễn Minh Hoài: Không. 

-Anh có “kéo” những người bạn tài năng của mình về VN không? Nếu một người trẻ tài năng cũng “dùng dằng về hay ở” như anh đã từng, anh sẽ nói gì với họ?

GS Nguyễn Minh Hoài: Tôi không “kéo” ai cả. Tôi thường nói chuyện một cách thẳng thắn và trung thực với họ. Tôi chỉ cho họ những cơ hội, những điều lợi và những điều không thuận lợi khi làm việc ở Việt Nam. Tôi muốn cho họ có một bức tranh toàn cảnh, để họ có thể tự quyết định cho chính mình. 


GSNguyễn Minh Hoài cùng đội ngũ các chuyên gia của VinAI Research

- Ở lĩnh vực anh và các cộng sự đang nghiên cứu, theo đuổi, anh và các cộng sự có đặt mục tiêu bao lâu nữa sẽ có một vị trí xếp hạng đáng tự hào trên bản đồ công nghệ thế giới?

GS Nguyễn Minh Hoài: Vị trí xếp hạng có thể là một trong nhiều tiêu chí đánh giá, nhưng không phải mục tiêu của tôi. Ba mục tiêu chính của tôi thì đã được nói ở trên. 

-Gần đây một số doanh nghiệp lớn đã đầu tư nghiêm túc cho lĩnh vực KH&CN, trong đó Vingroup cho thấy rõ khát vọng vươn lên trở thành tập đoàn công nghệ lớn của khu vực. Điều này sẽ đem lại lợi thế gì cho Việt Nam?

GS Nguyễn Minh Hoài: Tôi nghĩ nghiên cứu khoa học đỉnh cao ở Việt Nam như miền đất hứa mà chưa được khai phá nhiều. 

Nhưng một miền đất hoang bao giờ cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Cần những nhà tiên phong dũng cảm đi khai phá, và cần sự hậu thuẫn về tài chính của một tổ chức lớn. Colombo có lẽ đã không tìm ra Châu Mỹ nếu ông không có sự hậu thuẫn của vương quốc Tây Ban Nha. 

- Anh thấy môi trường chính sách và nghề nghiệp tại VN cần gì để các DN công nghệ phát triển hơn nữa, thu hút người tài về nước cống hiến?

GS Nguyễn Minh Hoài: Để thu hút những nhà khoa học trở về để cống hiến, theo tôi cần nhiều hơn nữa những doanh nghiệp công nghệ dám mạnh tay đầu tư vào nghiên cứu đỉnh cao, cần một môi trường mà giáo dục và nghiên cứu được coi trọng, và hơn thế là cần một chính sách mở, trong đó các trường đại học được tự quyết định mức lương thưởng để thu hút và giữ chân nhân tài. 

Các giáo sư ở các trường đại học và các ty công nghệ phải được tạo điều kiện để làm việc với nhau và hiểu nhau hơn, sao cho các công trình nghiên cứu có tính ứng dụng và học thuật cao nhất, nâng cao chất lượng các công trình nghiên cứu và mang lại lợi nhuận kinh tế cho doanh nghiệp. 

- Có một thông  tin gây chú ý về vấn đề nhân lực công nghệ hiện nay, cứ 60 người thì có khoảng 50 người làm công nghệ nhưng sau hai năm đầu tiên thì chỉ còn lại một người. 

Ông có chia sẻ gì với những người có đam mê gắn bó với ngành trụ lại được với đam mê của mình?

GS Nguyễn Minh Hoài: Công nghệ là một lĩnh vực thu hút sự quan tâm của rất nhiều bạn trẻ. Chính vì vậy nó cũng rất cạnh tranh, và thất bại là truyện thường ngày với bất kì ai. Không phải ai cũng có tố chất để theo đuổi lĩnh vực công nghệ, nhưng cũng đừng vì thất bại ban đầu mà nản chí, hay cũng đừng sợ thất bại mà không dám dấn thân. Đối với các bạn trẻ có hoài bão, thì không nên lựa chọn nghề nghiệp hoặc một lĩnh vực nào đó chỉ vì nó mốt, nó nhàn, hay nó dễ. Bởi vì cái gì dễ với bạn thì cũng dễ với người khác và các đối thủ cạnh tranh của bạn. Theo tôi thì các bạn nên chọn hướng đi mà hội đủ hai yếu tố: lợi thế cạnh tranh và đam mê. Như tôi đã nói, không phải ai cũng có tố chất làm công nghệ. Còn đam mê thì rất quan trọng vì nó giúp bạn có nghị lực để vượt qua thất bại. Thành công và vinh quang sẽ không đến dễ dàng đâu.

- Viện Nghiên cứu AI và VinTech City sẽ có những hỗ trợ như thế nào đối với các tài năng KHCN trẻ?

GS Nguyễn Minh Hoài: Viện nghiên cứu VinAI có rất nhiều chương trình để hỗ trợ các tài năng KHCN trẻ ở các cấp độ khác nhau.

Đầu tiên phải kể tới chương trình sinh viên nội trú, tạo điều kiện cho các bạn trẻ được trực tiếp làm việc với các giáo sư và nhà khoa học trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo. Song song với chương trình nội trú, chúng tôi cũng đang phối hợp với một số nhóm nghiên cứu khoa học ở các trường đại học, tạo điều kiện cho các bạn sinh viên tham gia vào những dự án khoa học.

 Chúng tôi cũng thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo khoa học, các bài giảng chuyên đề về trí tuệ nhân tạo để các bạn trẻ có thể tiếp cận với những kiến thức mới. Ngoài ra, chúng tôi cũng tham gia tài trợ cho các cuộc thi và diễn đàn khoa học công nghệ. 

- Trân trọng cảm ơn GS và chúc ông cùng các cộng sự thành công rực rỡ! 

Giáo sư Nguyễn Minh Hoài, sinh năm 1982, chuyên gia về thị giác máy tính, nhận dạng dữ liệu hình ảnh, hành vi con người, hiện là Trưởng Nhóm nghiên cứu, Phòng Thị giác máy tính tại Viện Trí tuệ nhân tạo của Vingroup (VinAI). Giáo sư Nguyễn Minh Hoài từng là Trợ lý giáo sư Khoa Khoa học máy tính tại Đại học Stony Brook (Mỹ); từng công tác tại Đại học Oxford (Anh); đạt Huy chương Vàng Olympic Toán quốc tế IMO năm 2000.

Trần Huệ - Nguyễn Tuân

'Xin phụ huynh hãy trả lại sự tôn nghiêm cho người thầy'

Chẳng thể chịu thêm áp lực, cùng đồng lương bấp bênh, chị nộp đơn xin thôi công việc đã gắn bó 5 năm, từng là niềm tự hào, mơ ước. Suốt chặng đường từ trường về nhà, chị òa khóc với quyết định của chính mình.

Diễn viên Thanh Hương: Tôi đang độc thân, có gì đẹp thì cứ khoe

Diễn viên Thanh Hương khẳng định vẫn đang độc thân và đến với ai cũng phải tính toán hơn sau một lần đổ vỡ.

Nam sinh mồ côi bố giành học bổng 7 tỷ: Làm nghề bưng bê lấy tiền thi IELTS, SAT

Biến cố mất bố vào năm lớp 2 khiến Quang dần thu mình, không muốn giao tiếp với ai. Cho đến tận đầu năm lớp 8, em mới bắt đầu có khát khao xóa bỏ con người nhút nhát để bước ra khỏi vùng an toàn.

Đam mê về game đưa nữ sinh trúng tuyển ĐH Mỹ, học bổng 6,6 tỷ

Tự tin chọn lối đi riêng với niềm đam mê về game, Trịnh Bảo Hân (học sinh lớp 12 Anh 2 trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam) vừa giành học bổng trị giá 6,6 tỷ đồng vào ĐH Drexel, Mỹ.

Chuyện cảm động ở khu dân cư thấy nữ cử nhân chở con 1 tuổi đi giao hàng đến đêm

Thương bé gái 1 tuổi theo mẹ đi giao hàng, những phụ nữ tốt bụng ở ngõ 885, Tam Trinh, Yên Sở, Hoàng Mai, Hà Nội âm thầm hỗ trợ chỗ ở, miễn giảm học phí, san sẻ bỉm sữa, thức ăn…

Jennifer Lopez mặc nội y khoe đường cong ở tuổi 55 khiến gái trẻ phải ghen tỵ

Jennifer Lopez khoe đường cong nghẹt thở trong loạt ảnh quảng cáo nội y mới.

'Tôi nghỉ việc để giữ sự uy nghiêm cuối cùng của người thầy'

Trước áp lực của học sinh và phụ huynh, sau một tình huống sư phạm gây tranh cãi, cô H. đã quyết định nộp đơn nghỉ việc, chia tay với nghề đã nhiều năm gắn bó.

Phía sau chuyện nữ cử nhân chở con 1 tuổi đi giao hàng đến nửa đêm xôn xao mạng

Tốt nghiệp ngành Công nghệ thông tin, Phượng Mùi Mấy không chọn công việc văn phòng do vướng bận con nhỏ. Hàng ngày, cô chở theo con gái 1 tuổi đi giao hàng đến nửa đêm mới về chỗ trọ.

Nữ sinh xứ Nghệ trúng tuyển 9 đại học Mỹ

Từ Nghệ An ra Hà Nội học trong môi trường hoàn toàn bằng tiếng Anh, Quỳnh Anh phải chật vật để bắt kịp với các bạn. Nhưng cũng chính cú sốc ấy đã tạo đà giúp nữ sinh chinh phục hàng loạt đại học hàng đầu nước Mỹ.

Người lao công ăn bánh mì trên phố 'giúp' nữ sinh Hà Nội vào ĐH top đầu Mỹ

Thay vì chọn những ngành học đang được coi là thời thượng, Võ Nguyễn Gia Minh (học sinh lớp 12, Hà Nội) quyết theo đuổi ngành Khoa học môi trường ở đại học công lập top đầu Mỹ với khát khao trở về giúp đất nước xanh và sạch hơn.

Đang cập nhật dữ liệu !