Đề xuất học sinh đi học lại từ tháng 3, không đeo khẩu trang trong lớp

Về thời điểm cho học sinh, sinh viên đi học trở lại, thống nhất đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét cho đi học trở lại vào đầu tháng 3 tới.

Ngày 22/2, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (COVID-19) đã họp bàn xem xét thời gian cho học sinh, sinh viên đi học trở lại.

Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo chủ trì cuộc họp. Cùng dự có lãnh đạo Văn phòng Trung ương Đảng, Ủy ban Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, UBND TPHCM, UBND thành phố Hà Nội...

Tại cuộc họp, các ý kiến đều nhấn mạnh rằng, tại Việt Nam công tác phòng chống dịch bệnh COVID-19 đã được triển khai quyết liệt, đồng bộ từ Trung ương tới địa phương.

Trong quá trình triển khai chúng ta cũng luôn thực hiện nguyên tắc công khai, minh bạch, không giấu giếm để mỗi người dân, cơ quan, tổ chức ý thức được vấn đề, chung tay cùng chính quyền triển khai các biện pháp ứng phó,… nhờ đó đến thời điểm hiện tại, dù tình hình dịch bệnh trên thế giới còn diễn biến phức tạp, nhưng ở trong nước chúng ta vẫn kiểm soát tốt tình hình. 

Thống nhất đi học lại từ tháng 3

Bàn thảo về thời điểm cho học sinh, sinh viên đi học trở lại, các ý kiến đều thống nhất đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét cho đi học trở lại vào đầu tháng 3 tới.  

Theo Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung, hiện tổng dân số Hà Nội, số người nước ngoài, sinh viên học tập lao động trên địa bàn Thủ đô vào khoảng 10,3 triệu; trong đó có hàng chục nghìn người đến từ Trung Quốc, Hàn Quốc và các quốc gia, vùng lãnh thổ có dịch. Hà Nội còn tiếp giáp với tỉnh Vĩnh Phúc (địa phương có người nhiễm COVID-19 nhiều nhất), ở gần biên giới phía Bắc,.. nên áp lực trong công tác phòng chống dịch bệnh rất lớn.

Tuy nhiên, thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của Trung ương, với tinh thần phòng là chính, đặt sức khỏe của người dân lên hàng đầu, sẵn sàng hy sinh lợi ích kinh tế vì sức khỏe của người dân, Hà Nội đã vào cuộc quyết liệt, rà soát, sàng lọc, ngăn chặn, kịp thời cách ly các trường hợp nghi ngờ… Đến giờ phút này trong số trên 2500 người thuộc diện kiểm soát chỉ còn 62 người đang cách ly, nếu không phát sinh gì thêm, thì tuần tới sẽ hết người cách ly. Trên địa bàn Thủ đô chưa có trường hợp nào dương tính với COVID-19.

Căn cứ thực tế tình hình phòng chống dịch bệnh ở trong nước, khả năng điều trị,… Hà Nội đề xuất đến ngày 2/3 sẽ tổ chức đi học lại.

Đồng thời, Hà Nội cũng triển khai đồng bộ một loạt các giải pháp bảo đảm an toàn vệ sinh dịch tễ trường học. Đến nay, thành phố đã thực hiện 4 lần vệ sinh, tiêu độc khử trùng trường học, đến khi các cháu đi học sẽ phun đến lần thứ 5,… Không tổ chức chào cờ tập trung toàn trường, thực hiện chào cờ trong lớp học; giảm bớt các hoạt động tập thể tập trung đông người để bảo đảm an toàn;…

Chia sẻ với một số ý kiến còn lo lắng về việc quyết định cho đi học trở lại, lãnh đạo thành phố Hà Nội nêu vấn đề: Chẳng lẽ chúng ta cứ lo suốt? Dịch SARS năm 2003 còn nguy hiểm hơn nhưng Hà Nội đã đối mặt và vượt qua. Thậm chí thời chiến tranh, Thủ đô bị ném bom, nhưng học sinh vẫn đi học, mọi hoạt động sản xuất vẫn diễn ra bình thường,…

Thực tế tại nhiều nước có dịch vẫn cho học sinh đi học bình thường. Vả lại, cho các cháu ở nhà cũng không phải là giải pháp an toàn. Thậm chí ở nhà không kiểm soát được còn nguy hiểm hơn là đi học.

Sinh viên Đại học Y khoa Hà Nội vẫn đi học bình thường.

Đi học không phải đeo khẩu trang

Tán thành với đề xuất của Hà Nội, lãnh đạo Văn phòng Trung ương Đảng; Ủy ban Giáo dục, Thanh niên, Thiếu nhiên và Nhi đồng của Quốc hội; Bộ Ngoại giao; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Bộ Tư pháp, Bộ Y tế, Đại học Y Hà Nội, Trường Đoàn Thị Điểm… đều cho rằng việc cho học sinh, sinh viên cả nước đi học trở lại vào đầu tháng 3 tới là phù hợp và khả thi.

Đồng thời, việc tổ chức đi học trở lại phải bảo đảm các giải pháp an toàn học đường để ngăn ngừa dịch bệnh như: Bố trí nước rửa, xà phòng,… đặt ở những khu vực đông người để sát khuẩn.

Các ý kiến cũng nhấn mạnh rằng học sinh, sinh viên đi học không phải đeo khẩu trang. Bởi đeo khẩu trang chỉ có tác dụng ngăn ngừa người nhiễm bệnh lây lan ra cộng đồng, không có tác dụng phòng bệnh, thậm chí đeo khẩu trang không đúng cách còn không tốt cho sức khỏe… Thực tế cho thấy, trong mùa dịch du khách châu Âu đến Hà Nội rất đều nhưng không ai đeo khẩu trang. Thậm chí phát cho họ cũng không sử dụng. Sinh viên Đại học Y Hà Nội vẫn đi học bình thường và cũng không đeo khẩu trang trong lớp học.

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ phát biểu tại cuộc họp. Ảnh VGP/Đình Nam

Sớm điều chỉnh khung chương trình

Về thẩm quyền quyết định việc cho học sinh, sinh viên cả nước đi học trở lại, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh cho biết, theo các quy định hiện hành, Bộ GD&ĐT chịu trách nhiệm trước Chính phủ về quản lý giáo dục đào tạo; Bộ LĐ-TB&XH quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp.

Việc liên quan đến việc cho học sinh nghỉ học, nghỉ học đồng loạt trên cả nước thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT. Tương tự việc quyết định cho học sinh giáo dục nghề nghiệp đi học là do Bộ LĐTBXH.

Liên quan đến vấn đề này, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ cho biết, việc cho trẻ em đi học, như Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã nói là phải bảo đảm an toàn về chuyên môn và an tâm về tâm lý. Cái khó là các cháu ở cấp học mầm non, tiểu học còn bé, chưa có ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân trong phòng chống dịch bệnh, nên vừa qua các địa phương đã chủ động cho các cháu nghỉ học một thời gian. Đây là việc làm cần thiết, để nhà trường chuẩn bị các điều kiện phòng dịch, khử khuẩn, tập huấn kỹ năng phòng chống dịch bệnh cho các đội ngũ giáo viên…

Tính tới ngày 29/2 tới đây, học sinh, sinh viên cả nước sẽ nghỉ trọn 4 tuần. Bộ đã bàn rất kỹ và đang xây dựng quyết định chuẩn bị sau buổi hôm nay sẽ trình Bộ trưởng quyết định điều chỉnh khung chương trình thời gian năm học. Theo đó, thời gian kết thúc năm học sẽ lùi một tháng tương ứng với thời gian đã nghỉ. Dự kiến kỳ thi THPT quốc gia sẽ được tổ chức từ ngày 23-26/7, đảm bảo thực hiện chương trình đào tạo, học sinh thi tốt nghiệp.

Nguồn: Chinhphu.vn

Từ khóa: đi học trở lại Covid-19

Cuộc thi sáng tạo STEM thu hút hàng trăm nghìn giáo viên, học sinh tham gia

Cuộc thi nhằm đem đến cho các em học sinh cơ hội ứng dụng kiến thức giáo dục STEM liên quan đến các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học để tìm ra và hiện thực hóa các giải pháp sáng tạo.

Hồ Quỳnh Hương tiết lộ bạn trai hơn 2 tuổi, yêu mặn nồng nhưng chưa muốn cưới

Dịp trở lại âm nhạc với MV 'Cứ để cho em', ca sĩ Hồ Quỳnh Hương xác nhận đang yêu một người đàn ông hơn 2 tuổi.

Giảng viên trình độ giáo sư, tiến sĩ phía Bắc nhiều hơn các vùng khác cộng lại

Theo Bộ GD-ĐT, hiện nay quy mô và chất lượng giảng viên được nâng lên rõ rệt trong những năm qua. Riêng vùng Đồng bằng sông Hồng, số người có trình độ tiến sĩ bằng cả nước cộng lại.

Cô gái miền Tây đổi đời nhờ vịt con duyên dáng, bất ngờ nổi tiếng châu Á

Câu chuyện cô gái Vĩnh Long đổi đời nhờ vịt con nở ra từ quả trứng hỏng được chọn làm thành phim, công chiếu trên kênh Discovery Asia đang thu hút sự chú ý của nhiều người châu Á.

Gác bằng thạc sĩ, chàng trai Cần Thơ về quê làm nông dân kiếm 1 tỷ đồng/năm

Có 2 bằng đại học, 1 bằng thạc sĩ nhưng Dương Đình Tuyễn ở TP Cần Thơ vẫn quyết định về quê chăm sóc khu vườn của gia đình, nhờ vậy anh có doanh thu cả tỷ đồng/năm.

'Khóc ròng' ở trường quốc tế học phí tiền tỷ: Đi không được, ở cũng không xong

Tin tưởng nhà trường, không ít phụ huynh ‘xuống tiền’ cho vay từ vài tỷ đến chục tỷ. Đổi lại, học sinh sẽ được học tập với mức chi phí 0 đồng. Đây cũng là nguồn cơn khiến nhiều phụ huynh ‘khóc ròng’ vì chờ mòn mỏi nhưng không đòi được “nợ”.

Học sinh lớp 11 Hà Nội lọt nhóm đầu tư chứng khoán xuất sắc tại trường Mỹ

Trong vòng 1 tháng khi tham gia trên sàn giao dịch chứng khoán ảo, Thái Toàn làm tăng khối lượng “tài sản” từ 1 triệu USD lên 7,5 triệu USD.

Tình tiết lạ vụ học sinh nghi bị thầy giáo đánh phù nề vùng đầu

Một số học sinh khẳng định thầy giáo có dùng que nhỏ đánh vào đầu Q., nhưng số khác cho biết do Q. đi xe đạp buông hai tay nên bị ngã ra đường.

Dòng họ nức tiếng có 3 cha con cùng đỗ tiến sĩ, nhiều năm làm quan lớn

Dòng họ Phan Huy ở Hà Tĩnh vang danh cả nước về truyền thống hiếu học, khoa bảng, có nhiều hiền tài được sử sách lưu danh. Trong đó, có 3 cha con Phan Huy Cẩn cùng đỗ tiến sĩ, đóng góp nhiều công trạng cho đất nước.

Ý kiến trái chiều về đề xuất người dưới 18 tuổi đi xe máy điện phải có bằng lái

Đại diện Uỷ ban An toàn giao thông quốc gia đề nghị bổ sung quy định người từ 16 đến dưới 18 tuổi đi xe máy điện, xe máy dưới 50 phân khối (50cc) phải có bằng lái nhưng nhiều ý kiến không đồng tình.

Đang cập nhật dữ liệu !