Nước mắt đã rơi ngày cuối cùng nộp, rút hồ sơ nguyện vọng 1

Cán bộ nhận và trả hồ sơ không nghỉ trưa, học sinh, phụ huynh vạ vật căng thẳng chờ đến lượt rút, nộp … Tất cả quay cuồng rút, nộp trong sự lo âu ở những giờ cuối cùng trong ngày xét tuyển NV1.

Nước mắt đã rơi ngày cuối cùng nộp, rút hồ sơ nguyện vọng 1 - ảnh 1

Càng về trưa học sinh đổ về các trường top dưới nộp hồ sơ càng đông

Học sinh lo một...

Em Lê Minh Tâm (Duy Tiên, Hà Nam) cho biết, mình thi khối A được 21 điểm. Ngày 8/8 em nộp hồ sơ vào Học viện Ngân hàng. Sau đó, ngày nào cũng thấp thỏm vào mạng xem bảng tổng sắp. “Cứ như đi thi đấu thế thao ấy chị ạ, trồi sụt, lên hạng xuống hạng nhanh như chảo chớp. Phấp phỏng và hồi hộp. Nhưng 2 hôm nay thì căng thẳng tột cùng. Đọc báo em thấy nhiều bạn điểm cao những ngày cuối cùng mới nộp hồ sơ. Vì thế, sáng qua dù điểm của em vẫn đủ vào Ngân hàng nhưng không thể biết 2 ngày cuối cùng như thế nào nên chiều em đành phải đi rút hồ sơ rồi vội vàng thuê xe ôm chở sang trường Đại học Giao thông Vận tải” – Tâm nói.

Những tưởng cô bé sẽ yên tâm với việc nộp hồ sơ rồi nhưng sáng nay Tâm lại cùng chị gái đến trường Giao thông Vận tải để rút hồ sơ. Lý do vẫn như trường nộp lần đầu, sợ không đủ điểm. Mặc dù đến rút hồ sơ từ sáng nhưng đến 11h30 Tâm vẫn chưa đến lượt. Em bảo hy vọng đến đầu giờ chiều em rút được để kịp nộp hồ sơ sang trường ĐH Thương Mại.

“Từ 8/8, sau khi nộp hồ sơ em phải ở nhờ nhà trọ trên Hà Nội của một chị cùng làng  để tiện cho việc rút, nộp hồ sơ. Từ đó đến hôm nay, riêng tiền ăn đã hết hơn triệu, chưa kể tiền xe ôm, tiền mua thẻ để vào mạng mà vẫn không biết liệu có đỗ ngay ở NV1 không nữa” – Tâm than thở.

Hoàng Thị Loan (Yên Thành, Nghệ An) sau khi đã nộp xong thay đổi nguyện vọng vào trường ĐH Giao Thông Vận tải nhưng không ra về. Em bảo sẽ ngồi lại đây nghe ngóng và xem tình hình ra sao. Bất đắc dĩ quá thì đầu giờ lại phải rút hồ sơ và chạy sang trường khác.

Nước mắt đã rơi ngày cuối cùng nộp, rút hồ sơ nguyện vọng 1 - ảnh 2

Hoàng Thị Loan, nhất quyết bám trụ luôn ở trường để nghe ngóng tình hình

Loan cho biết, đầu tiên em nộp hồ sơ vào ĐH Thương Mại (khoa Quản trị nhân lực vào ngày 5/8). Những ngày đầu tiên trường chỉ thông báo tên em nằm trong danh sách nộp hồ sơ chứ không sắp xếp thứ hạng nên chỉ biết thấp thỏm chờ đợi. Đến ngày 16/8, nhà trường mới có bảng tổng sắp, em đứng thứ 700 (trong khi chỉ tiêu của khoa này chỉ là 250), ngày hôm sau 17/8 thì em tụt xuống thứ 800. Vậy là thốc tháo bắt xe từ Nghệ An ra Hà Nội rút hồ sơ. Ngày 19/8, em nộp vào ĐH GTVT khoa Quản trị Kinh doanh.

“Buổi sáng, khi em nộp hồ sơ thì thừa 1 điểm vào khoa, nhưng chỉ mấy tiếng sau, em chỉ đủ điểm sàn, và đến sáng nay thì chính thức bị loại. Cực chẳng đã em phải xin đổi sang khoa khác của trường. Thế nhưng tình hình càng ngày càng đông người đến nộp hồ sơ, không biết từ giờ đến chiều biến động như thế nào nên sốt ruột lắm chị ạ. Nếu số lượng người vẫn cứ tiếp tục đổ về đông như hiện nay em sẽ rút hồ sơ và sang Thủy Lợi. Hy vọng điều đó không xảy ra” – Loan nói.

... Phụ huynh lo mười

Vừa gọi điện vào bên trong cho con xem sắp đến lượt chưa, anh Nguyễn Xuân Phú (xã Tân Mỹ, TP Bắc Giang) vừa dáo dác nhìn sang điện thoại người ngồi bên cạnh truy cập thông tin của trường Thủy Lợi. Phải khá lâu sau, anh lắc đầu ngao ngán kể với tôi: “Mệt lắm cô ạ. Từ ngày 10/8 đến giờ cả nhà như ngồi trên đống lửa, chả khác nào chơi đỏ đen. Con trai tôi được 16 điểm, ngày 10/8 hai bố con đưa nhau ra Hà Nội nộp hồ sơ vào trường ĐH Giao thông Vận tải, lúc ấy cháu đứng thứ 300, bố con ra về có với niềm hy vọng lớn. Ba ngày sau, vào mạng truy cập con đã đứng thứ 600. Ba hôm sau nữa con tiếp tục tụt xuống 900 và ngày hôm sau (17/8) con chính thức bị loại. Ngày 19/8, hai bố con quay trở lại Hà Nội chuyển từ nguyện vọng từ khối A sang A1 cho đủ điểm chuẩn. Thế nhưng, chỉ sau một đêm, sáng nay cháu kiểm tra lại bị trượt.

“Vậy là 2 bố con lại tức tốc lên đường. 9h mới ra đến nơi, và giờ thì ngồi chờ không biết khi nào mới rút được hồ sơ. Tôi chỉ sợ không kịp nộp cho cháu sang bên trường Thủy Lợi…Cứ thi như mọi năm hay hơn. Khổ cả nhà trường lẫn học sinh. Nhà trường chắc cũng phải làm cả đêm trong khi học sinh thì chạy ngược chạy xuôi. Mà nào chỉ có mỗi học sinh đâu, cả bố mẹ gia đình, họ hàng anh em đều phải huy động vào để tìm hiểu thông tin nhằm chọn trường chọn lớp cho phù hợp” – anh Phú cho biết.

Một phụ huynh khác ngồi kế bên anh Phú rơm rớm nước mắt thêm vào, chưa bao giờ thấy các con khổ như năm nay. Đến giờ phút này vẫn không biết con đỗ hay trượt. Nhiều lúc nhìn con căng thẳng, không nói không rằng thương đến đứt ruột nhưng chẳng biết  làm thế nào.

“Giá như mình có điều kiện cho con đi du học thì đi một nhẽ. Đằng này, chúng tôi ở quê, tiền ăn còn chẳng đủ, cho con đi học đại học toại nguyện ước mơ của con đã việc lớn trong gia đình rồi. Suốt một tuần nay, hai mẹ con phải thuê nhà trọ, không dám đi về Sơn La nữa sợ không kịp thời gian”- chị Hương cũng có con đi rút hồ sơ tại trường ĐH GTVT cho biết thêm.

Trong khi đó, một phụ huynh học sinh từ Hải Phòng lên rút hồ sơ tại trường ĐH Kinh tế quốc dân phải thốt lên rằng, mẹ con cô ấy ở Hải Phòng lên ăn chực nằm chờ cả tuần ở Hà Nội để rút- nộp hồ sơ xét tuyển. Kể chuyện với phóng viên mà 2 mẹ con nức nở khóc. Người mẹ ví ngày 20.8- ngày nộp hồ sơ cuối cùng như chợ hoa 30 ngày tết, mỗi tội không có hoa, chỉ có nước mắt và nỗi âu lo..

Trao đổi với Infonet, bà Nguyễn Thị Hòa, phó phòng khảo thí và chất lượng đào tạo, trường ĐH Giao thông Vận tải cho biết: Đến 11h30 ngày 20/8, vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại từ việc rút, nộp hồ sơ từ phía thí sinh nên chưa có số liệu thống kê chính thức.

Tuy nhiên trong sáng 20/8, có khoảng trên 300 thí sinh rút,  số thí sinh nộp cũng tương tự. Thực chất đây là cuộc tráo đổi thí sinh – khi những thí sinh điểm thấp hoặc mấp mé lại rút ra để nộp các trường khác thấp hơn. 

“Ngày hôm qua đông hơn, giờ này ngày hôm qua khoảng 350 nộp vào, rút ra khoảng 400. Tuy nhiên, để đảm bảo quyền lợi cho các em, bộ phận phục vụ của trường đã tăng thời gian làm việc, đặc biệt là bộ phận rút và thay đổi nguyện vọng của thí sinh làm không nghỉ trưa”- bà Hòa nhấn mạnh.

Theo bà Hòa, trong những ngày cuối theo sự khuyến cáo của Bộ GD & ĐT nhà trường cũng đã cập nhật điểm chuẩn tạm thời mỗi ngày một lần. Theo đó, trung bình mỗi ngành/mỗi ngày tăng lên nửa điểm, có ngành lên 1 điểm. Điển hình ngành Công nghệ thông tin (Khối A – 22,25 điểm, khối A1 20,75) điểm chuẩn tăng lên từng ngày.

Bà Hòa cũng cho biết, thời gian Bộ cho hơi dài. Thực ra dài ngắn cuối cùng cũng phục vụ tất cả thí sinh. Nhưng nếu để ngắn họ đi tập trung, để dài họ đi rải rác. Tất nhiên cách đổi mới của bộ nghiêng về cho thí sinh có nhiều cơ hội, điều này đồng nghĩa với việc họ phải đi lại rất nhiều.

“Phần thắng thuộc về người nắm được nhiều thông tin. Có sự may rủi ở đây. Đến giờ phút này nhiều em nghĩ rằng mình cao hơn điểm chuẩn dự kiến nửa điểm, một điểm có cơ may đỗ thế nhưng không thể biết được rằng nửa điểm, một điểm ấy có đỗ hay không vì vẫn còn rất nhiều bạn nộp hồ sơ và không biết điểm của các bạn ấy như thế nào” – bà Hòa chia sẻ thêm.

Trong khi đó, hiệu trưởng một trường Đại học hạng thấp trong top đầu dự đoán, chiều nay 20/8 mới thực sự là nỗi kinh hoàng không chỉ cho nhà trường mà bản thân các em. “Náo loạn, lộn xộn là điều không thế tránh khỏi”- vị hiệu trưởng này nhận định.

Thí sinh, người nhà căng thẳng chờ đến lượt rút, nộp hồ sơ tại trường Đại học Giao thông Vận tải sáng 20/8:

Nước mắt đã rơi ngày cuối cùng nộp, rút hồ sơ nguyện vọng 1 - ảnh 3

11h trưa, sảnh đón tiếp tại trường ĐH Giao thông Vận tải vẫn rất đông thí sinh đến làm thủ tục rút, nộp hồ sơ

Nước mắt đã rơi ngày cuối cùng nộp, rút hồ sơ nguyện vọng 1 - ảnh 4

Đội tình nguyện viên làm việc hết công suất

Nước mắt đã rơi ngày cuối cùng nộp, rút hồ sơ nguyện vọng 1 - ảnh 5

Chờ chật kín lối vào làm thủ tục

Nước mắt đã rơi ngày cuối cùng nộp, rút hồ sơ nguyện vọng 1 - ảnh 6
Nước mắt đã rơi ngày cuối cùng nộp, rút hồ sơ nguyện vọng 1 - ảnh 7

Bàn rút hồ sơ phục vụ xuyên trưa

Ngô Châu Anh

Giao lưu văn hóa sưu tập tem nhân dịp kỷ niệm Ngày sinh Bác Hồ

Chương trình Giao lưu văn hóa sưu tập tem sẽ giúp học sinh Trường THCS Thái Thịnh (Đống Đa, Hà Nội) thêm yêu quê hương đất nước, góp phần phát triển phong trào sưu tập tem trong trường học.

Nữ sinh Trường Newton và hành trình giành học bổng toàn phần đại học top đầu thế giới

Tháng Tư luôn là giai đoạn sôi động nhất của việc apply học bổng của các học sinh có khát vọng tìm kiếm những môi trường giáo dục lý tưởng trên phạm vi toàn cầu.

Kỷ nguyên chuyển đổi số và những định hướng cho con khi chuyển cấp

Vừa qua, Trường THCS- THPT Newton đã tổ chức hội thảo “Kỷ nguyên chuyển đổi số và những định hướng cho con khi chuyển cấp”.

Tuyển sinh 2022: Thí sinh trúng tuyển đại học xác nhận nhập học từ hôm nay

Từ hôm nay (18/9), Bộ GD&ĐT sẽ mở hệ thống để thí sinh xác nhận nhập học trực tuyến; hạn cuối xác nhận nhập học là 17h ngày 30/9/2022.

Sở GD-ĐT Hà Tĩnh triển khai phương án phòng, chống virut Corona

Sở GD-ĐT Hà Tĩnh vừa ban hành văn bản số 132/SGDĐT-CTTT gửi Trưởng phòng GD-ĐT các huyện, thị, thành phố; Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Sở; Giám đốc Trung tâm GDNN-GDTX cấp huyện về việc triển khai phòng, chống dịch bệnh do virut Corona gây ra.

Hải Phòng: Nhiều trường học "nhắc nhở" phụ huynh phòng chống vi rút Corona

Trong ngày 30, 31/1, nhiều trường học tại thành phố Hải Phòng đã có thông báo gửi đến phụ huynh, học sinh về việc triển khai các biện pháp phòng chống dịch viêm đường hô hấp cấp do vi rút Corona.

Dọn phòng, bố ngỡ ngàng phát hiện Bộ luật “phải tuân chỉ” của con trai lớp 5

Một học sinh lớp 5 (ở Thanh Hóa) đã tự đề ra bộ luật 21 điều “phải tuân chỉ” riêng cho bản thân khiến cha mẹ vô cùng ngỡ ngàng.

Diễn biến mới nhất vụ hàng chục học sinh ở Đắk Lắk mang "hàng nóng" đi hỗn chiến

Vụ hàng chục học sinh tham gia chuẩn bị đánh nhau tại Buôn Ma Thuột – Đắk Lắk đang khiến dư luận hết sức quan tâm. Tuy nhiên, các số liệu của nhà trường cung cấp cho báo chí và cơ quan chức năng đã "vênh" nhau một cách khó hiểu.

"Đề thi học sinh giỏi Văn lớp 9 của Hà Nội đưa ra yêu cầu hoàn toàn phi lí"

Đó là chia sẻ của TS. Trịnh Thu Tuyết – nguyên giáo viên trườn THPT Chu Văn An (Hà Nội) về đề thi học sinh giỏi môn Văn lớp 9 của Hà Nội.

Xã hội càng "trí tuệ nhân tạo" sẽ càng cần "nhân văn số"

Ở Việt Nam, rô-bốt đã làm thay chức năng của nhân viên trong thư viện. Như vậy, để thấy viễn cảnh rô-bốt thay thế hoàn toàn con người trong một số lĩnh vực kỹ thuật không còn xa nữa. Nhưng nói như vậy, không có nghĩa là rô-bốt có thể thay thế mọi lĩnh vực...

Đang cập nhật dữ liệu !