Lớp toàn học sinh giỏi: Đứng "đội sổ" vẫn... giỏi toàn diện

Cuối tuần vừa qua, các trường trên cả nước tổ chức họp phụ huynh cuối năm, tổng kết năm học. Các bậc cha mẹ “thất thểu” trở về với thành tích học tập đáng tự hào của con em mình: Học sinh giỏi.

Lớp toàn học sinh giỏi: Đứng

Những thành tích như thế này không hề hiếm ở các lớp bậc tiểu học

Con đứng thứ 5 từ dưới lên vẫn là học sinh giỏi

Chị Mai Thu Ngân (Quận Hoàng Mai, Hà Nội) kể: “Con tôi năm nay học lớp 1. Cháu đứng thứ 5 từ… dưới lên nhưng vẫn là học sinh giỏi. Mà thực ra, cháu đứng cuối cùng cũng là học sinh giỏi nốt. Thật là hài hước. Hồi tôi đi học, kiếm được điểm 7, điểm 8 khó khăn đến thế. Được học sinh tiên tiến chỉ vài bạn. Học sinh giỏi có khi chả có mống nào. Còn lại là trung bình, kém. Thế mà giờ đây, chỉ rặt học sinh giỏi. Chả biết buồn hay vui”.

Cùng tâm trạng chị Ngân, nhiều bậc phụ huynh có con đang học tiểu học tỏ thái độ ngao ngán trước danh sách học sinh giỏi dài dằng dặc từ đầu đến cuối của lớp con em mình. Không ít ông bố bà mẹ than thở trên facebook về cái gọi là bệnh thành tích của ngành giáo dục, khi trong lớp của con em mình, có tới 1 hoặc 2 em là học sinh tiên tiến, còn lại là học sinh giỏi. Có vị phụ huynh còn hài hước nói: “Để trao giải cho học sinh giỏi trong lễ bế giảng, không khéo phải thuê cả Dinh Thống Nhất và thậm chí cả Giảng đường lớn của Đại học Kinh tế TP.HCM mới đủ chỗ”

Thậm chí, có phụ huynh còn than thở, đầu buổi họp, cô giáo điểm danh từng cháu một, chỉ rõ từng thói hư tật xấu, chê không thiếu một em, nhưng kết quả thì 50/54 em là học sinh giỏi. Không ít người gọi đó là sự dối trá đến tận cùng, dối trên lừa dưới, bệnh thành tích, bệnh sĩ diện, bệnh háo danh… và đặt ra câu hỏi: “Đến bao giờ ngành giáo dục mới đào tạo ra những con người trung thực đây?”

Lớp toàn học sinh giỏi: Cô giáo nói gì?

Đón biết trước thái độ gay gắt của phụ huynh, cho họ dù không nói ngay trong buổi họp mà có thể nói sau lưng, cô giáo chủ nhiệm con thứ 2 của chị Minh Thu (Hai Bà Trưng, Hà Nội) thẳng thắn nói trước buổi họp phụ huynh: “Các bác đừng vội mừng khi thấy con em mình là học sinh giỏi. Tôi xin nói thẳng: Trong danh sách tôi phát cho các bác, chỉ những em từ thứ 1 đến thứ 10 là ổn định về phong độ, phụ huynh có thể yên tâm về con em mình. 

Những em từ thứ 11 đến 38 phong độ còn trồi trụt. Tôi đã gặp trực tiếp các phụ huynh để trao đổi cụ thể những điểm yếu của con em các bác để cùng hỗ trợ quan tâm đến các con. 

Những em xếp thứ từ 39 đến 43 thực sự chỉ là học sinh trung bình thôi, hè này các phụ huynh cần phải kèm con học lại kiến thức trong sách lớp 1, đừng bỏ bẵng để lên lớp 2 các cháu lại như tờ giấy trắng. 

Còn những em từ 43 đến 46, rất có vấn đề về kiến thức, là học sinh kém thực sự và khả năng tiếp thu kiến thức rất hạn chế. Ngày nào tôi cũng phải dành 30 phút nghỉ trưa để ôn thêm cho các cháu, đồng thời liên lạc trao đổi thường xuyên với bố mẹ. Do đó, nhìn vào danh sách này, các bác đừng vội mừng.

Sở dĩ các cháu được học sinh giỏi là do cách đánh giá hiện nay của Bộ GD&ĐT quy định như thế. Các cháu thi tốt, đạt điểm cao trong kỳ thi cuối cùng, một kỳ thi mà đề thi do Sở trực tiếp ra, toàn kiến thức cơ bản. Những hoạt động khác trong năm học các cháu thực hiện đầy đủ. Nghiễm nhiên các cháu sẽ được là học sinh giỏi”

Một cô giáo bậc tiểu học cũng thanh minh về việc lớp có quá nhiều học sinh giỏi: “Đúng là ở lớp 1,2,3 học sinh rất dễ đạt loại giỏi vì chỉ kiểm tra có 2 môn Toán và Tiếng Việt. Nhưng lên lớp 4, 5 thì tỉ lệ học sinh giỏi sẽ giảm do học thêm 2 môn Lịch sử - Địa lí và Khoa học. Chính mình cũng bị phụ huynh phàn nàn: "Sao con tôi học lớp 1,2,3 đều loại giỏi, lên lớp 4 thì chỉ còn trung bình". Thế nên, đó chỉ là do cách đánh giá thôi. Thực chất khi họp phụ huynh, tôi đều phải phân tích cho phụ huynh biết con họ đang đứng ở đâu, như thế nào”.

Thanh Bình

Giao lưu văn hóa sưu tập tem nhân dịp kỷ niệm Ngày sinh Bác Hồ

Chương trình Giao lưu văn hóa sưu tập tem sẽ giúp học sinh Trường THCS Thái Thịnh (Đống Đa, Hà Nội) thêm yêu quê hương đất nước, góp phần phát triển phong trào sưu tập tem trong trường học.

Nữ sinh Trường Newton và hành trình giành học bổng toàn phần đại học top đầu thế giới

Tháng Tư luôn là giai đoạn sôi động nhất của việc apply học bổng của các học sinh có khát vọng tìm kiếm những môi trường giáo dục lý tưởng trên phạm vi toàn cầu.

Kỷ nguyên chuyển đổi số và những định hướng cho con khi chuyển cấp

Vừa qua, Trường THCS- THPT Newton đã tổ chức hội thảo “Kỷ nguyên chuyển đổi số và những định hướng cho con khi chuyển cấp”.

Tuyển sinh 2022: Thí sinh trúng tuyển đại học xác nhận nhập học từ hôm nay

Từ hôm nay (18/9), Bộ GD&ĐT sẽ mở hệ thống để thí sinh xác nhận nhập học trực tuyến; hạn cuối xác nhận nhập học là 17h ngày 30/9/2022.

Sở GD-ĐT Hà Tĩnh triển khai phương án phòng, chống virut Corona

Sở GD-ĐT Hà Tĩnh vừa ban hành văn bản số 132/SGDĐT-CTTT gửi Trưởng phòng GD-ĐT các huyện, thị, thành phố; Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Sở; Giám đốc Trung tâm GDNN-GDTX cấp huyện về việc triển khai phòng, chống dịch bệnh do virut Corona gây ra.

Hải Phòng: Nhiều trường học "nhắc nhở" phụ huynh phòng chống vi rút Corona

Trong ngày 30, 31/1, nhiều trường học tại thành phố Hải Phòng đã có thông báo gửi đến phụ huynh, học sinh về việc triển khai các biện pháp phòng chống dịch viêm đường hô hấp cấp do vi rút Corona.

Dọn phòng, bố ngỡ ngàng phát hiện Bộ luật “phải tuân chỉ” của con trai lớp 5

Một học sinh lớp 5 (ở Thanh Hóa) đã tự đề ra bộ luật 21 điều “phải tuân chỉ” riêng cho bản thân khiến cha mẹ vô cùng ngỡ ngàng.

Diễn biến mới nhất vụ hàng chục học sinh ở Đắk Lắk mang "hàng nóng" đi hỗn chiến

Vụ hàng chục học sinh tham gia chuẩn bị đánh nhau tại Buôn Ma Thuột – Đắk Lắk đang khiến dư luận hết sức quan tâm. Tuy nhiên, các số liệu của nhà trường cung cấp cho báo chí và cơ quan chức năng đã "vênh" nhau một cách khó hiểu.

"Đề thi học sinh giỏi Văn lớp 9 của Hà Nội đưa ra yêu cầu hoàn toàn phi lí"

Đó là chia sẻ của TS. Trịnh Thu Tuyết – nguyên giáo viên trườn THPT Chu Văn An (Hà Nội) về đề thi học sinh giỏi môn Văn lớp 9 của Hà Nội.

Xã hội càng "trí tuệ nhân tạo" sẽ càng cần "nhân văn số"

Ở Việt Nam, rô-bốt đã làm thay chức năng của nhân viên trong thư viện. Như vậy, để thấy viễn cảnh rô-bốt thay thế hoàn toàn con người trong một số lĩnh vực kỹ thuật không còn xa nữa. Nhưng nói như vậy, không có nghĩa là rô-bốt có thể thay thế mọi lĩnh vực...

Đang cập nhật dữ liệu !