Nóng mặt vì kiểu 'mượn' đồ của những hàng xóm đặc biệt

Từ phố về làng làm dâu tuy đã được hơn 3 năm nhưng tôi vẫn cứ "sốc lên sốc xuống" với nếp sinh hoạt riêng của người làng mà nhất là những hàng xóm là họ hàng của vợ chồng tôi.

{keywords}
Ảnh minh họa

Vợ chồng tôi được cho mảnh đất dựng nhà trong khuôn khổ đất tổ tông truyền lại nhưng phải đi lối riêng, thành ra gần nhà xa ngõ với bố mẹ chồng. Chòm xóm xung quanh toàn là các cô, dì, chú, thím... bên họ nhà chồng.

Được 2 bên nội ngoại hỗ trợ, chúng tôi xây dựng được căn nhà 3 tầng, đúng là so với nhiều người thì vợ chồng tôi có điều kiện ổn định hơn, sẵn làm sẵn ăn và nuôi con cái. Vợ chồng tôi đã có 1 con trai năm nay được 2 tuổi và tôi đang mang bầu bé thứ 2.

Tôi làm nhân viên trong cơ quan nhà nước còn chồng mở cửa hàng sửa xe máy ngay tại nhà nên cuộc sống nhìn vào khá là thoải mái. Thế nhưng, đâu ngờ đây lại chính là vấn đề phát sinh những phiền phức cho tôi, khiến tôi luôn cảm giác bản thân bị lợi dụng.

Hàng xóm luôn tìm cớ sang "mượn" từ những thứ nhỏ nhất như cây tăm, cuộn chỉ. Nay thì cô út đang nấu ăn hết gia vị chạy sang "mượn" lọ gia vị, mai thì thím ba rán đậu hết dầu ăn cũng chạy sang “mượn” chai dầu về dùng tạm... "Mượn” nhưng không bao giờ "trả" nên thành ra từng lọ đường, gói gia vị, mì chính, nước mắm, dầu ăn... cứ ra đi liên tục.

Đồ dùng gia đình mua về chỉ được vài ngày là thành cọc cạch. Mọi thứ trong nhà từ đồ ăn, thức uống trong tủ lạnh tới những thứ như xà phòng, dầu gội, kem đánh răng, thậm chí gói băng vệ sinh của tôi để trong nhà vệ sinh trên tầng 2 cũng bị “mượn” đi từ lúc nào mà tôi không hay biết. Chỉ khi cần dùng tới, đi tìm khắp nhà không thấy, tôi hỏi chồng thì sẽ nhận được câu trả lời là cô X hay thím Y vừa “mượn tạm” rồi.

Thậm chí có lần nấu cơm chiều xong, thấy chồng chưa xong việc nên tôi úp lồng bàn để đó rồi cho con lên tầng trên tắm gội. Lát sau xuống mở mâm cơm ra, rõ ràng tôi tự tay làm hơn 20 cái chả lá lốt mà bây giờ xuống chỉ còn chưa tới 1/2 đĩa, không đủ cho cả nhà ăn cơm. Nhìn mâm cơm, tôi bực lắm nhưng chồng thì lại bảo "thôi chạy ra mua thêm gì về ăn" vì cô A vừa chạy sang “mượn” vài miếng chả do trời mưa cô ngại đi chợ quá.

Tôi thể hiện thái độ với chồng rất nhiều lần về chuyện “bị mượn” những thứ nhỏ nhặt, không phải tôi quá tiếc của mà thật sự rất khó chịu vì nhiều thứ mua về chưa kịp dùng đã bị “mượn” mất hoặc đang lúc cần dùng thì tìm không thấy lại phải chạy đi mua mất thời gian. Chồng tôi thì chỉ im lặng nghe, không nói gì vì anh vốn rất cả nể họ hàng.

Chồng tôi thực ra cũng biết là mọi người quá đáng nhưng anh lại không dám nói thẳng, đôi lần anh nói bóng gió mà các cô chú cứ lờ đi như gió thoảng.

Tôi tâm sự với mẹ chồng để mong bà đưa ra ý kiến thì bà bảo người làng họ vậy, nếu không muốn cho mượn thì phải cho hết vào tủ khóa vào chứ nói thì khó, nói sẽ động chạm tự ái của họ hàng.

Tôi nghe vậy thì đành làm việc cực chẳng đã trong chính ngôi nhà của mình: nhờ chồng làm thêm 1 cái cửa vào cầu thang dẫn lên các tầng trên và cửa này chỉ có vợ chồng tôi có chìa khóa. Tủ bếp tầng 1, tôi cũng thiết kế thêm 1 vài ngăn có khóa để cất đồ dùng cơ bản.  

Tưởng vậy là êm xuôi, nhưng sự việc 2 tuần trước đã đẩy tôi vào thế không thể nhịn được nữa. Biết tôi đang mang bầu bé thứ 2 được hơn 4 tháng, mẹ đẻ của tôi bảo em gái tôi mang xuống cho cháu ngoại với con gái 2 con cua biển rất ngon. Lúc em gái mang xuống thì tôi chưa đi làm về nên em chụp ảnh gửi cho tôi dặn để trong bị cói ngay chân cầu thang.

Tôi về nhà, hăm hở mở bị cói thì ôi thôi chỉ có 1 con. Tôi hỏi chồng thì anh bảo cô C vừa sang mượn máy khoan và có nói "mượn" thêm vài thứ nhưng đúng lúc anh đang có khách nên không nghe rõ mượn gì.

Tôi bực lắm, đi thẳng sang nhà cô C cách khoảng 30m. Vừa vào nhà, thấy cô C và con gái năm nay 26 tuổi đang ngồi ăn cua hấp, tôi chào rồi hỏi ngay: “Có phải cô lấy cua bên nhà cháu không?". Cô chồng vừa ăn vừa cười giả lả: “Ừ, cua nhà mày ăn cũng được".

Tôi giận đỏ mặt nói: “Sao cô tự ý lấy cua nhà cháu? Cô đi mua ngay đền cho nhà cháu..." Thế mà cô chồng vẫn tỉnh bơ bảo: “Tao mượn chồng mày rồi”.

Lúc ấy chồng tôi cũng vừa sang phân bua thêm chuyện không cho "mượn" cua nào cả. Cô C thấy vậy có vẻ ngượng như vẫn gào lên mắng mỏ tôi liên hồi là "thứ dâu láo toét, có con cua mà dám sang hỏi...", rồi nhiếc chồng tôi không biết dạy vợ, còn không biết "tát cho nó mấy cái..."

Hai vợ chồng tôi á khẩu đứng trân trân trước đoàn thể hàng xóm toàn cô, dì, chú, bác... kéo sang mỗi lúc một đông hơn.

Cuối cùng, bố mẹ chồng xuất hiện "giải cứu", bảo chúng tôi về nhà để ông bà xử lý sự việc. Sau khi giải quyết êm thấm vụ việc bằng cách nào đó, ông bà gọi vợ chồng tôi sang nhắc nhở và đặc biệt dặn rằng hãy coi như chưa từng có chuyện gì xảy ra.

Sau hôm đó, không thấy hàng xóm sang “mượn” đồ đột xuất nữa nhưng cảm giác họ hàng bên chồng nhìn tôi như người xa lạ. Có phải tôi đã làm sai không?

Độc giả Phan Ngọc 

Cụ ông 80 tuổi qua đời, con cháu phát hiện 'kho tiền' được chôn dưới lòng đất

Sau khi qua đời, gia đình ông tình cờ phát hiện ra số tiền lớn nhưng khi đào lên thì tiền bị mốc, hỏng hơn một nửa.

Học lỏm nghề lạ, cậu bé mồ côi thành người giàu thứ 3 Sài Gòn xưa

Mồ côi cả cha lẫn mẹ, cậu thiếu niên 13 tuổi học lỏm được nghề lạ, từng bước thoát nghèo rồi trở thành bá hộ, độc chiếm vị trí thứ 3 trong số tứ đại phú hào Sài Gòn xưa.

Gia tộc xưa có trăm nhà mặt phố, căn phòng bí mật nuôi gia nhân chỉ để đếm tiền

Đầu óc nhạy bén, khéo léo sử dụng “quyền lực” trong tay, vị phú hào sở hữu khối gia sản khổng lồ khiến người Pháp phải ngạc nhiên.

Người giàu nhất Sài Gòn xưa, giai thoại thuê nhân công phơi tiền cho khỏi mốc

Trong thời kỳ cực thịnh, gia đình Huyện Sỹ nắm trong tay toàn bộ vùng đất trù phú ở Gò Công, Long An, Tiền Giang kéo dài đến tận biên giới Campuchia.

Cô bé bán vé số thành bà chủ chục quán bún bò, giúp đỡ người khốn khó

Nhớ thời khốn khó, bà chủ hàng chục quán bún bò ở TP.HCM sẵn sàng bao bọc những hoàn cảnh khó khăn.

Chuyện 'cô lái đò' bí ẩn nguyện chết thay nhà thơ Nguyễn Bính 58 năm trước

‘Cô lái đò’ - người chưa một lần lấy tiền qua sông của nhà thơ Nguyễn Bính - năm nay 78 tuổi, hiện sống ở tỉnh Hà Nam.

Anh em ruột ở Nghệ An cưới hỏi cùng ngày, bà nội bất ngờ đón 2 cháu cùng lúc

Không chỉ làm đám cưới, đám hỏi cùng một ngày, cặp anh em ruột ở Nghệ An còn đón con đầu lòng cũng cùng một ngày. Đây là sự trùng hợp hiếm có, nhân đôi niềm vui cho gia đình.

Ở một đêm nhà bạn gái, nghe được câu chuyện, tôi tự nhủ phải cưới bằng được em

Chỉ một đêm ngủ lại nhà bạn gái, nghe được cuộc nói chuyện giữa bố mẹ cô ấy, tôi cảm thấy xúc động, nước mắt cứ thế trào ra.

Huy Khánh run vì cảnh nóng với bạn diễn kém 21 tuổi, phủ nhận đổ vỡ hôn nhân

Huy Khánh nói run khi được giao đóng cảnh nóng với diễn viên gọi mình là 'chú'. Anh từng tránh nhiều cảnh nhạy cảm vì muốn giữ hình ảnh với gia đình.

Nhận thấy điềm lành, gia đình 3 thế hệ 'nhường đất' làm điều đặc biệt

Ba thế hệ gia đình ông Lâm Văn Huy 'nhường đất', cần mẫn trồng cây làm nơi trú ngụ cho đàn chim trời, đào ao, thả cá làm thức ăn, ngày ngày bảo vệ chúng.

Đang cập nhật dữ liệu !