Muốn suốt đời "FA", thử quan sát phụ nữ đơn thân về già

Nếu các cô muốn tuyên ngôn làm FA (forever alone - cô đơn mãi mãi) cũng được thôi, nhưng làm ơn đừng tin mạng xã hội nhiều quá.

Xưa chị học trường tài chính ở Vĩnh Phúc, rồi làm kế toán ở quỹ tín dụng chợ Đ.X. Sau những năm bao cấp, quỹ này vỡ, chồng bị bệnh gan mất sớm. Không có con cái, ở tuổi 40, chị thất nghiệp khá lâu rồi đành vào Sài Gòn tìm việc cùng một người bạn.

Tìm việc tuổi 40 đâu dễ, các phần mềm kế toán thì mới, chưa kể hàng đống kỹ năng khai báo thuế, lách thuế lắt léo, trong khi chị chỉ giỏi sổ sách cộng trừ kiểu cũ. 

Do bạn cùng lớp chị Thuận là thủ quỹ cơ quan tôi, nên chị Thuận được giới thiệu về làm tạm công việc tạp vụ, chờ thời cơ trở lại nghề kế toán. Chờ hoài không thấy hi vọng nào sáng sủa, chị Thuận gắn luôn với đồng lương vài triệu mỗi tháng.

Không có nhà cửa, chị ở luôn trong cơ quan để trông cơ quan, rất tự nhiên, người phụ nữ Hà Nội thanh lịch ngày nào thành người bảo vệ. Cơ quan tiết kiệm được đầu lương bảo vệ, chị thì có chỗ ở mà chẳng tốn điện nước hay thuê trọ. Cuộc đời cứ thế đẩy đưa như đã dọn sẵn lối.

Sạch sẽ và kỹ tính, còn gì "chuẩn" hơn cho công việc tạp vụ kiêm bảo vệ, dù chị Thuận dần dà bước sang tuổi 60. Chưa tính những hôm trái gió trở trời, hay thi thoảng một đời giám đốc mới lên thay đột nhiên muốn đổi nhân sự, cắt hợp đồng, lại thêm những đêm chị thức trắng lo mất việc, chẳng có nơi nào mà tá túc. 

Nhiều khi đám nhân viên chúng tôi sợ hãi nghĩ tới tương lai gần của chị. Giả sử tuổi già sập xuống, không thể đi làm, khi bệnh tình ập tới, chị sẽ về đâu? Nhiều lần người đứng đầu trong cơ quan lo lắng nhắc về tương lai của chị, chị đều vội nói chị khoẻ lắm, không dễ mà bệnh tật, chị ở đây vui, gặp gỡ, nhìn người ra người vào quen rồi. Nếu chị lỡ bệnh tật, cũng có chiếc thẻ bảo hiểm y tế, cố gắng không làm phiền ai...

Những ngày nghỉ cuối tuần hoặc những tối có việc chở con qua cổng cơ quan, thấy bóng một phụ nữ lớn tuổi lầm lũi ra khoá cổng, tưới cây, cất cái xe đạp cũ... cảm giác cô đơn ám vào tôi rất nặng nề.

Tôi hay nói các cô gái cùng cơ quan đang cổ suý phong trào lười yêu và kết hôn rằng, hãy bỏ ra vài buổi tối tời trò chuyện cùng chị Thuận. Để thấm rằng, cuộc đời này có những lối đi dọn sẵn sự may mắn, tiền bạc và vui nhộn cho người khác, nhưng chưa chắc đã dành cho mình - những công chức nghèo. 

Giả sử không lấy chồng sinh con, các cô cũng sẽ già đi như chị Thuận, không người thân thích, không tiền của, nhà cửa, cha mẹ rồi cũng mất, chẳng còn quê để về. 

Tôi hay nhắc các cô nhìn thêm những cặp vợ chồng công nhân đang thuê nhà quanh cơ quan tôi. Họ chỉ có thu nhập 5-7 triệu đồng mỗi tháng. Người thì bán hàng rong, người chạy Grab, người làm công nhận khu công nghiệp... nhưng họ vẫn mạnh dạn sinh con và nuôi con trong những điều kiện cơ bản. Nếu thiếu hụt, bí bách một chút thì có người đồng hành nắm tay nhau mà vượt từng chặng. Ở Sài Gòn, chỉ cần siêng năng làm lụng, đâu ai mà khổ mãi, đói nghèo mãi...

Có hai người, vất vả sẽ chia nửa. Ảnh minh họa
Có hai người, vất vả khó khăn sẽ chia nửa. Ảnh minh họa

Tôi nói các cô gái chẳng phải sợ hôn nhân. Chần chừ ở tuổi hai mươi mấy, để tuột qua tuổi 30, cơ hội hôn nhân giảm đi rất nhiều, do các bạn trai bằng hoặc hơn tuổi đã lập gia đình hết. Qua tuổi 30, các cô gái gần như phải xác định FA cả đời. Nếu may mắn gặp người hợp ý để đám cưới, thì biết còn có thể kịp sinh con trước tuổi 35 - ngưỡng tuổi nguy cơ con mắc hội chứng Down, mẹ mắc tiểu đường, huyết áp, sinh khó... 

Kết hôn trước 30, trong tình huống xấu nhất mà phải ly hôn hay mất bạn đời giống chị Thuận, thì cứ tự tin chờ duyên mới tới để có thể lập gia đình. Sống cô độc không phải là một lựa chọn của người đi trước, nó chỉ là sự run rủi, xô đẩy của cuộc đời mà thôi...

Thương Thương

(Q.7, TPHCM)

Theo PNO

3 con gái lấy chồng xa, mẹ nuôi đàn gà chỉ mong con cháu về nghỉ lễ

Mới sớm, mẹ đã gọi điện hỏi xem dịp lễ này con có về quê ngoại. Chưa kịp trả lời đã thấy mẹ sụt sùi, giọng nghẹn lại, con cũng cứ thế nước mắt tuôn rơi.

Anh em ruột muốn giữ mối quan hệ tốt đẹp, đừng nói về 2 điều này

Anh chị em trong nhà cũng cần phải biết một số quy luật ngầm giúp giữ cho mối quan hệ được tốt đẹp.

Cô gái 21 tuổi lấy chồng, 2 năm sau thành góa phụ, gồng gánh nuôi con song sinh

Cô gái Bình Định lấy chồng vào năm 21 tuổi và sinh đôi bé gái. Nhưng 2 năm sau, cô trở thành góa phụ, phải gồng gánh nuôi con, ngày đêm nhớ thương chồng.

Chồng tự dưng hết mực chăm sóc mẹ vợ, biết lý do tôi lập tức đưa bà về quê

Người ta nói “Không ai tốt với người khác mà không có lý do, ngoại trừ cha mẹ của họ” thật chẳng sai chút nào và câu chuyện của tôi là một minh chứng.

Trương Ngọc Ánh: Giờ tôi không có người nối nghiệp!

Trương Ngọc Ánh chia sẻ: "Con gái tôi xinh đẹp, chân dài, hát được, nhảy rất đẹp, diễn tốt lại không theo nghề của bố mẹ mà học làm dược sĩ. Giờ tôi không có người nối nghiệp".

Diễn viên Thu Quỳnh tuyên bố không làm đám cưới, không muốn tái hôn

Thu Quỳnh cho biết cô quyết định làm mẹ đơn thân, không kết hôn và không làm đám cưới và đó là lựa chọn của nữ diễn viên 'Về nhà đi con'.

Lã Thanh Huyền gửi lời ngọt ngào kỷ niệm 18 năm bên chồng đại gia

Với Lã Thanh Huyền, có được một người bạn đời như chồng mình là hạnh phúc lớn nhất của cô.

Thu Quỳnh chia sẻ làm mẹ đơn thân lần 2

Nữ diễn viên Thu Quỳnh chia sẻ, cô luôn tin hạnh phúc chính là một sự lựa chọn khi quyết định có con lần thứ 2 và một lần nữa làm mẹ đơn thân.

Bông hồng đất Bắc thành nữ hoàng vũ trường Sài Gòn xưa và vụ đánh ghen chấn động

Sở hữu khuôn mặt đẹp, làn da trắng hồng cùng đôi chân dài điệu nghệ, đôi mắt lẳng lơ, cô gái được mệnh danh là “bông hồng đất Bắc” Nam tiến, khuynh đảo các sàn nhảy và trở thành "nữ hoàng vũ trường" của Sài Gòn xưa.

Cuộc tình kỳ lạ của mỹ nữ được giới ăn chơi Sài Gòn xưa cung phụng

Cô Ba Trà được vô số công tử hào hoa, đại điền chủ, thậm chí giới công chức giàu có mê đắm, ngỏ lời cưới xin. Thế nhưng, "hoa khôi" của Sài Gòn xưa bỏ qua tất cả và có cuộc tình kỳ lạ với một thanh niên vô danh.

Đang cập nhật dữ liệu !