Không chia gia tài cho con gái, bố vẫn muốn tôi có nghĩa vụ chăm nom

Bố làm di chúc chia hết gia tài cho hai em trai, tôi và gái út không được gì, nhưng hễ ốm đau thì ông nhất định chỉ muốn con gái chăm sóc.

Mẹ chồng dạy nàng dâu “quên hy sinh đi”

Mẹ chồng dạy nàng dâu “quên hy sinh đi”

Nghe mẹ chồng nói, cô cứ mồm chữ A, mắt chữ O. Hẳn ngày xưa bố chồng phải mất nhiều công sức lắm mới tán đổ được mẹ.

Tôi tên Hạnh, 39 tuổi. Nhà tôi tuy ở tỉnh lẻ nhưng khá giả. Bố mẹ sinh 4 người con. Sau khi sinh bé út, mẹ tôi đau yếu liên miên nên việc nhà việc cửa tôi phải làm hết, lại phải phụ trách chăm sóc 2 đứa em trai kế. Vất vả bận bịu nên tôi gầy gò đen đúa, học hành cũng bê trễ không được suôn sẻ như người ta.

Giờ thì cả bốn chị em đều đã có gia đình, con cái. Ngoài bé út lấy được chồng giàu, những người còn lại kinh tế đều tầm tầm. Riêng hai em trai được bố mẹ cho nhà đất nên tuy thu nhập không cao, cuộc sống vẫn ổn định.

Hoàn cảnh nhà tôi khó khăn nhất. Nhan sắc, học vấn có hạn nên tôi cũng chỉ lấy được người chồng bình thường, được cái thương vợ thương con, bố mẹ chồng cũng không ghét bỏ. Có điều cả đại gia đình gồm 3 cặp vợ chồng sống chung chưa kể trẻ con nên thật sự chật chội và phức tạp.

Đôi lần tôi đề nghị bố mẹ đẻ cắt cho miếng đất nho nhỏ để vợ chồng cất nhà ở riêng. Bố tôi từ chối thẳng, bảo con gái lấy chồng ăn lộc nhà chồng, không có chuyện chia đất chia cát bên nhà đẻ, như vậy không đúng đạo lý. Tôi đành xin mấy trăm triệu nhưng ông cũng không cho, lý do là bố mẹ già rồi, cần tiền phòng thân.

Tôi năn nỉ mẹ nói với bố nhưng mẹ tôi cũng chỉ nói lấy lệ, xưa nay bà không quen trái ý chồng. Tủi thân quá, tôi khóc, bà cũng chỉ bảo cố gắng, dúi cho tôi 5 triệu bạc. Từ đó đến nay hơn 5 năm rồi, bố mẹ không giúp đỡ gì thêm, trong khi vợ chồng tôi phải đi vay tiền mua đất làm nhà, nợ ngập đầu ngập cổ, hai đứa lăn lưng làm nhưng chắc còn lâu mới trả hết.

{keywords}
Ảnh minh họa

Hai năm nay bố tôi không khỏe, gần đây bệnh nặng thêm, phải nằm một chỗ suốt chứ ít khi nhúc nhắc dậy được. Mấy chị em chúng tôi đều có qua chăm sóc, mua thuốc, biếu tiền. Tuy nhiên, vì bận công việc, nhà cũng xa cả chục cây số nên tôi và em gái không qua được quá thường xuyên, vài ngày mới sang một lần mấy tiếng vào buổi tối.

Bố mẹ tôi không thông cảm mà trách suốt, bảo đẻ con gái ra cốt lúc ốm đau mà giờ chẳng được nhờ. Thực sự tôi cũng nói hết nước hết cái để bố mẹ và vợ chồng 2 em trai thông cảm, gánh vác phần lớn việc chăm sóc bố mẹ, vì bố mẹ ở với em trai lớn, còn em trai thứ cũng ở sát vách. Tuy nhiên, bố mẹ tôi bảo, các em trai em dâu lo cơm nước thuốc thang, chăm sóc đêm hôm rồi thì ban ngày tôi với em gái út phải chia ca mà chăm bố.

Thật sự tôi bế tắc quá và tủi quá. Ban ngày tôi phải đi làm, tôi còn đống nợ phải trả, có bố mẹ chồng cần phải phục vụ, có con cái phải chăm lo. Rõ ràng các em trai có điều kiện hơn, lại được hưởng tài sản của bố mẹ. Tại sao khi chia tài sản, bố mẹ gạt con gái sang một bên, nhưng đến khi cần chăm sóc lại bắt chia ca công bằng?

Nghĩ lại cả cuộc đời từ khi còn bé tới nay, hễ công việc ai cũng nhớ đến tôi, có gì ngon ngọt đều cho tôi ra rìa. Mới đây tôi biết hóa ra bố mẹ viết di chúc sau này miếng đất nhỏ còn lại và toàn bộ tiền, vàng tiết kiệm nếu còn lại sẽ chia đều cho hai em trai. Tôi và em gái một chỉ vàng làm kỷ  niệm coi như lộc của bố mẹ cũng không có.

Tôi phải làm gì cho bố mẹ hiểu ra họ đã quá bất công với tôi và đừng đòi hỏi, trách móc tôi nữa?

Độc giả muốn tư vấn cho chị Hạnh, mời gửi ý kiến về box bình luận bên dưới.

Theo vtc.vn

Cụ ông 80 tuổi qua đời, con cháu phát hiện 'kho tiền' được chôn dưới lòng đất

Sau khi qua đời, gia đình ông tình cờ phát hiện ra số tiền lớn nhưng khi đào lên thì tiền bị mốc, hỏng hơn một nửa.

Học lỏm nghề lạ, cậu bé mồ côi thành người giàu thứ 3 Sài Gòn xưa

Mồ côi cả cha lẫn mẹ, cậu thiếu niên 13 tuổi học lỏm được nghề lạ, từng bước thoát nghèo rồi trở thành bá hộ, độc chiếm vị trí thứ 3 trong số tứ đại phú hào Sài Gòn xưa.

Gia tộc xưa có trăm nhà mặt phố, căn phòng bí mật nuôi gia nhân chỉ để đếm tiền

Đầu óc nhạy bén, khéo léo sử dụng “quyền lực” trong tay, vị phú hào sở hữu khối gia sản khổng lồ khiến người Pháp phải ngạc nhiên.

Người giàu nhất Sài Gòn xưa, giai thoại thuê nhân công phơi tiền cho khỏi mốc

Trong thời kỳ cực thịnh, gia đình Huyện Sỹ nắm trong tay toàn bộ vùng đất trù phú ở Gò Công, Long An, Tiền Giang kéo dài đến tận biên giới Campuchia.

Cô bé bán vé số thành bà chủ chục quán bún bò, giúp đỡ người khốn khó

Nhớ thời khốn khó, bà chủ hàng chục quán bún bò ở TP.HCM sẵn sàng bao bọc những hoàn cảnh khó khăn.

Chuyện 'cô lái đò' bí ẩn nguyện chết thay nhà thơ Nguyễn Bính 58 năm trước

‘Cô lái đò’ - người chưa một lần lấy tiền qua sông của nhà thơ Nguyễn Bính - năm nay 78 tuổi, hiện sống ở tỉnh Hà Nam.

Anh em ruột ở Nghệ An cưới hỏi cùng ngày, bà nội bất ngờ đón 2 cháu cùng lúc

Không chỉ làm đám cưới, đám hỏi cùng một ngày, cặp anh em ruột ở Nghệ An còn đón con đầu lòng cũng cùng một ngày. Đây là sự trùng hợp hiếm có, nhân đôi niềm vui cho gia đình.

Ở một đêm nhà bạn gái, nghe được câu chuyện, tôi tự nhủ phải cưới bằng được em

Chỉ một đêm ngủ lại nhà bạn gái, nghe được cuộc nói chuyện giữa bố mẹ cô ấy, tôi cảm thấy xúc động, nước mắt cứ thế trào ra.

Huy Khánh run vì cảnh nóng với bạn diễn kém 21 tuổi, phủ nhận đổ vỡ hôn nhân

Huy Khánh nói run khi được giao đóng cảnh nóng với diễn viên gọi mình là 'chú'. Anh từng tránh nhiều cảnh nhạy cảm vì muốn giữ hình ảnh với gia đình.

Nhận thấy điềm lành, gia đình 3 thế hệ 'nhường đất' làm điều đặc biệt

Ba thế hệ gia đình ông Lâm Văn Huy 'nhường đất', cần mẫn trồng cây làm nơi trú ngụ cho đàn chim trời, đào ao, thả cá làm thức ăn, ngày ngày bảo vệ chúng.

Đang cập nhật dữ liệu !