Buông máy xuống, nhìn con được không?

Dù bạn có dành trọn 24 tiếng trong một ngày để ở bên con mà bạn không kết nối với con mình thì chả có nghĩa lý gì.

1. “Lúc gặp, Gia Bảo vẫn ngủ li bì, tôi mừng không nói nên lời, chỉ biết ôm chặt con trong lòng”, anh Hưng, người cha để lạc con trong công viên, “tạo cơ hội” cho kẻ bắt cóc con mình, nói và cho hay cảm xúc lúc đó còn vui hơn cả khi đón Gia Bảo chào đời.

Anh Hưng thừa nhận “có nhiều sai sót khi trông con không được chu đáo” khiến xảy ra sự việc. Nếu có chuyện gì xấu xảy ra, anh ân hận suốt đời. Anh mong mọi người qua đây rút ra kinh nghiệm, cần cảnh giác hơn khi cho con chơi ở nơi công cộng.

Một trích đoạn trong bài báo hôm nay khiến tôi cứ bần thần cả buổi. Tôi nhớ rằng chính mình cũng từng như anh Hưng. Hẳn nhiều cha mẹ khác cũng giống tôi, giống anh Hưng. Tôi nhớ, mình đã từng chụp ảnh các con mỗi khi đưa chúng đi chơi. Rồi hì hụi ngồi chỉnh sáng tối, lựa chọn trong cả trăm tấm ảnh, lấy tấm đẹp nhất đăng lên mạng xã hội.

Mà nào phải chỉ ảnh đẹp là xong đâu, còn cần chú thích hay ho nữa. Và rồi ngồi thần ra, “rặn” từng chữ thật đẹp để lên bài cho xứng với ảnh.

Chưa hết đâu, nếu chỉ vậy, cùng lắm là bọn bắt cóc mới chỉ mang con tôi đi được 5km là cùng. Tôi còn bận trả lời những comment của mọi người nữa. Rồi nếu lỡ có cuộc điện thoại quan trọng, tôi sẽ phải trả lời. Tôi đã từng như thế nhiều năm khi những đứa trẻ nhà tôi còn bé, còn hay được bố đưa đi chơi công viên.

May cho cái đời tôi, bọn bắt cóc tha cho con tôi. Nên đọc tâm sự của anh Hưng, bố bé Gia Bảo, tôi cứ lạnh hết cả sống lưng. Tôi mà ở trong trường hợp của anh, hẳn tôi sẽ phát điên mất. 

Chúng ta dành quá nhiều thời gian cho mạng xã hội và các việc khác trên điện thoại, hơn là dành cho con. Ảnh minh họa
Chúng ta dành quá nhiều thời gian cho mạng xã hội. Ảnh minh họa

Lũ trẻ con phải để chúng tự lập. Bố mẹ không thể suốt ngày kè kè bên chúng được. Cho chúng nó chạy nhảy đi. Nhiều người cha, người mẹ nghĩ vậy. Và chúng ta mang lũ trẻ ra đường, ra công viên cho chúng nó chạy nhảy.

Trong lúc chờ chúng nó tích tụ vitamin D và giãn cơ thì bố mẹ cũng phải làm gì đó giết thời gian. Hầu hết các ông bố bà mẹ sẽ ôm điện thoại. Điện thoại thông minh giỏi nhất nhiệm vụ giết thời gian. Giết không bỏ sót một giây thừa nào. Mạng xã hội mới bá đạo. Gì chứ chỉ cần ngồi theo dõi các vấn đề thời sự, những tin tức trong đủ mọi hội nhóm thôi cũng đã đủ tiêu hết vài tiếng. Chưa cần phải nói đến việc comment vào một cuộc chiến nào.

Rồi những group chat luôn sáng đèn với đủ mọi thông tin. Nhất là những group chat phụ huynh với nhau. Chưa kể để cái bảng tin tự động của Facebook hay Instagram cứ liên tục chảy với những tin ảnh - clip chỉ tồn tại trong 24 tiếng.

Ví dụ như bảng tin của tôi, mỗi tin đều có lượt xem lên đến cả chục ngàn người. Đủ để thấy nó hấp dẫn đến nhường nào vì chẳng ai muốn bỏ lỡ khi tin đó chỉ tồn tại 24 giờ. Rồi còn game. Đủ mọi loại game hấp dẫn. Nên nhiều khi quên bẵng cả con là chuyện bình thường. 

Với nhiều ông bố, việc đưa con ra ngoài chơi nhiều khi cũng là để… chơi game không bị vợ lườm nguýt. (Các mẹ thừa nhận đi, tôi tin chắc có đến 90% các mẹ đều rất ghét chồng ôm máy chơi game nhé).

Chúng ta đã từng tin rằng, chúng ta là những ông bố bà mẹ quá tuyệt vời khi dành thời gian cho con cái nhiều như thế. Chứ những ngữ bố thời gian chỉ để nhậu nhẹt thì vứt. Hay những bà mẹ cố kiết cho con đi học đủ mọi lớp để có thời gian rảnh cho mình thì quá tệ. Là chúng tôi vỗ ngực nói với nhau thế khi khoe mình đang trông con, đang dành thời gian chơi với con. 

2. Nhưng… Nhưng dù bạn có dành trọn 24 tiếng trong một ngày để ở bên con mà bạn không kết nối với con mình thì chả có nghĩa lý gì. Tôi đã từng đưa con đi cùng mình nhưng lại ôm laptop, điện thoại để xử lý công việc. Cho đến khi cậu lớn tuyên bố: con ở nhà. Bố đi một mình đi. Cho đến khi cô con gái thứ hai bảo: đi cùng bố chán lắm, con ở nhà xem phim vui hơn. Và cho đến khi cô út ít dù vô cùng yêu bố, quấn bố cũng nói: để con mang điện thoại theo khi đi cùng bố.

Là cả ba đứa đều thống nhất rằng: bố đi cùng nhưng bố chỉ chăm cái điện thoại của bố thôi. Hiện trạng ở nhiều quán cà phê, bạn cứ để ý xem, mấy bố con, mẹ con đi cùng nhau là mỗi người một chiếc điện thoại. Mất kết nối. Chúng ta dần mất kết nối với nhau bởi chiếc điện thoại xen vào. Vợ chồng thì gọi là ngoại tình với điện thoại. Cha con, mẹ con thì gọi là gì?

Không chỉ là bắt cóc đâu. Hôm rồi, tôi được mời tham gia đồng hành cùng phong trào chống đuối nước của một tổ chức quốc tế tại Việt Nam, những câu chuyện cha mẹ đưa con đi bơi rồi mình mải mê xem điện thoại không để ý đế n con khiến con bị đuối nước đã xảy ra.

Cứ ỷ y con biết bơi mà không để ý, mình ngồi lướt mạng trên bờ, con bị chuột rút chới với mà bố mẹ chẳng hay. Rồi như những clip trong thang máy đau lòng, người mẹ mải mê với chiếc điện thoại, con bị kẹp tay vào thang. Clip ấy khi tôi đăng đã đạt cả triệu lượt xem và hàng chục ngàn lượt share nhưng rồi đi thang máy vẫn thấy nhiều cha mẹ cắm mặt vào điện thoại.

Hay như những clip sang đường, bố mẹ thì dừng lại nhưng mải nói chuyện điện thoại trong khi con cứ phăm phăm đi. Nhiều khi rời mắt khỏi điện thoại thì đã mất con mình. Còn hàng trăm ví dụ khác nữa. Chúng ta đang bỏ rơi lũ trẻ ngay cả khi chúng ta đang ở bên cạnh chúng.

Thời gian chất lượng dành cho con, bạn có không?
Thời gian chất lượng dành cho con, bạn có không?

3. Thời gian chất lượng dành cho con chính là thứ mà tôi vẫn nung nấu, ấp ủ nhiều năm nay. Dù đã có cả trăm bài báo về vấn đề này, dù sóng truyền hình quốc gia cũng có cả trăm chương trình tha thiết kêu gọi phụ huynh hãy dành thời gian chất lượng cho con nhưng dường như chẳng bao giờ là đủ.

Từ chính những phản ứng của ba đứa trẻ nhà mình, tôi đã hình thành thói quen bỏ điện thoại ở nhà khi đi cùng các con. Hình ảnh các con ít được chụp lại mà tôi sẽ chụp chúng bằng ký ức, trí nhớ, cảm xúc của mình thay vì bằng điện thoại.

Bộ nhớ điện thoại thông minh của chúng ta càng lớn thì bộ nhớ của chính chúng ta càng bé lại. Đến số điện thoại của người thân chúng ta cũng quên mất vì có điện thoại nhớ giùm. Lũ trẻ của chúng ta buộc phải thân thiết với chiếc điện thoại vì bố mẹ chúng bận bịu.

Nhiều cha mẹ còn “hiện đại” hơn khi hình thành thói quen đọc online cho con thay vì mua sách vừa tốn tiền vừa bỏ uổng. COVID-19 càng khiến điện thoại “có ích” hơn khi trường nào, lớp nào cũng dạy online. Mà học xong chả nhẽ không để lũ trẻ giải trí một chút? Nên một đứa trẻ sử dụng điện thoại 8-12 tiếng/ngày bây giờ lại là một đứa trẻ ngoan và chăm.

Có bao nhiêu người cha quá chú trọng việc chụp hình đăng hình con, trong khi thứ trẻ thực sự cần là không phải vậy. Ảnh minh hoạ.
 Cha mẹ quá chú trọng việc chụp hình đăng hình con, trong khi thứ trẻ cần là không phải vậy. (Ảnh minh hoạ)

Bố mẹ trở nên nhàn hơn khi con dùng điện thoại. Nhưng có bố mẹ nào biết rằng thứ đáng sợ hơn cả việc bỏ con chơi ngoài đường, ngoài công viên là bỏ con tự do chơi với điện thoại? Không gian mạng cũng kinh dị chẳng kém gì không gian ngoài kia. Những clip vô bổ không đáng sợ bằng việc con bạn bị đủ mọi mời chào chụp hình khỏa thân dù mới chỉ lớp Ba, lớp Bốn.

Những clip độc hại đầy rẫy trên mạng, trong rất nhiều comment spam đầy mạng xã hội: clip 3 phút học sinh quan hệ tình dục, nóng bỏng tay clip ngôi sao C quan hệ với đại gia… Và một chạm vào đường link thôi có thể khiến con bạn sống mãi trong mớ clip độc hại đó.

Để rồi như hôm qua, một phụ huynh inbox tôi: “Con em (13 tuổi) bắt em gái nó (7 tuổi) phải “chơi trò người lớn”. Em phát hiện ra khi điện thoại của con em bị hỏng và đem đi sửa”. Trời ạ, đau xót ấy đã đủ để các bố mẹ giật mình?

Hôm nay, câu chuyện của anh Hưng có khiến các bố mẹ buông máy xuống, nhìn con không? 

Theo phunuonline.com.vn

Khi mượn xe phải trả lại với bình xăng thật đầy: Bài học tỷ phú Mỹ dạy con

Tất cả con cái của tỷ phú Charlie Munger đều tốt nghiệp các trường đại học danh giá và thành công trong lĩnh vực của mình. Những bài học ông áp dụng sẽ giúp các bậc phụ huynh trong việc nuôi dạy con cái.

Con trai bị bạn bắt nạt đến mức muốn tự tử, người mẹ Hà Nội xử trí đáng nể

Cách xử trí của bà mẹ Phương Thảo - người có con bị bạn bắt nạt đến mức muốn tự tử - rất đáng để các bậc phụ huynh tham khảo và suy nghĩ.

Trúng 5 vé độc đắc, người phụ nữ chi 2,4 tỷ đồng mua vàng tặng con cháu

Người phụ nữ ở Kiên Giang vừa trúng 5 tờ vé số độc đắc liền ra tiệm vàng, chi 2,4 tỷ đồng mua vàng khiến dân mạng xôn xao, gửi lời nhắn “xin vía”.

Ma túy 'núp bóng' các loại nước giải khát, thực phẩm chức năng

Ma túy được các đối tượng ngụy trang, "núp bóng" dưới hai dạng nước giải khát và thực phẩm chức năng có chứa chất ma túy hoặc ma túy được pha trộn, tẩm ướp, đóng gói dưới dạng thực phẩm, đồ uống, thuốc lá điện tử...

Mẹ 'đỏ mắt' tìm con gái thất lạc 40 năm để trao khoản tiền lớn

TRUNG QUỐC - Con gái "thất lạc" 40 năm nhưng người mẹ vẫn kiên trì tìm kiếm, muốn gặp lại con để thực hiện ước nguyện đau đáu từ lâu.

Cha nuôi nhường con ăn cơm thịt, chỉ mong con lớn khôn từng ngày

TRUNG QUỐC - Câu chuyện tình cảm gia đình của cô gái hiếu thảo và người cha nuôi nghèo đã chạm đến trái tim của hàng triệu người trên mạng xã hội ở đất nước tỷ dân.

Cậu bé 6 tuổi giữ chặt chiếc thang sắp gãy, cứu bố khỏi bị ngã

TRUNG QUỐC - Đoạn video giám sát tại nhà ghi lại khoảnh khắc một cậu bé 6 tuổi giữ chặt chiếc thang sắp bị gãy, cứu bố khỏi bị ngã, khiến người dùng mạng cảm động.

Nỗi sợ của anh Chánh Văn

“Tôi là kẻ có nhiều nỗi sợ và đang mỗi ngày tự mình học cách chấp nhận, chứ không phải để chiến thắng nỗi sợ đó”, anh 'Chánh Văn' Hoàng Anh Tú tâm sự.

Con trai trách đón muộn sao người làm mẹ chỉ biết lặng im?

Cậu con trai trách mẹ đến đón muộn nhưng người phụ nữ chỉ im lặng, không lên tiếng giải thích.

Mẹ nghèo vượt 1.500km về quê trong đêm động viên con thi tốt nghiệp THPT

Từ Bình Dương, nữ công nhân lặng lẽ bắt xe về quê động viên con trước kỳ thi tốt nghiệp THPT. Đến khi gặp, con trai chị mới biết là mẹ về thăm. Hai mẹ con ôm nhau mừng mừng tủi tủi.

Đang cập nhật dữ liệu !