Ba mẹ của ai?: Mẹ già hay giận

Ai rồi cũng già, nếu con cháu ứng xử với cha mẹ như với chính mình của ngày sau thì sẽ giảm rất nhiều va chạm, bớt được rất nhiều nước mắt.

Có người già nào chưa từng giận con?

Buổi gặp mặt của nhóm các cụ hưu trí hôm ấy trầm hẳn khi dì Tư nước mắt lưng tròng nức nở mãi. Dì hỏi có viện dưỡng lão nào nhận người với mức phí ngang lương hưu của cụ, tức 7 triệu đồng/tháng, hay không. Dì nhất quyết đăng ký vào đó sống.

Đây không phải lần đầu dì Tư muốn rời nhà, xa cháu. Bà già U70 với một tá “hàng kèm” bệnh và tật, vậy mà một năm vài lần đòi bỏ nhà vào viện dưỡng lão.

Tâm tư này cũng là của chung nhiều cụ ông cụ bà xóm tôi. Có rất nhiều lý do khiến người già giận hờn con cháu. Anh Hưng - chủ phòng trị liệu người già đầu hẻm - kể rằng từ khi anh mở dịch vụ miễn phí với chục chiếc giường mát-xa để các cụ tới thư giãn, rất nhiều cụ tới giờ đóng cửa vẫn không chịu về.

Có cụ nại lý do con đuổi đi, cần giúp đỡ. Vậy nhưng thực tế khi gõ cửa hoặc gọi điện cho con cái tới đón các cụ về, câu chuyện “phía kia” cung cấp không giống vậy.

“Nó” đi làm về không thèm chào hỏi ai được suy diễn là coi thường, không muốn mẹ ở cùng (thực tế chỉ là con cái đi làm về mệt quá hoặc đang có việc gì đó căng thẳng trong đầu). “Nó” nói năng to tiếng thành nó bất hiếu, muốn chửi cha chửi mẹ. “Nó” cãi nhau với chồng, la mắng con cũng thành “đuổi khéo” cha mẹ.

Còn vô số đề tài nhạy cảm khác như: “Nó” than tiền bạc khó kiếm, than nhà chật, than con còi cọc, than con học kém… Điều gì cũng khiến một người già “vơ vào” mình, để rồi khổ đau, dằn vặt.

Các trang tâm lý và sức khỏe tổng kết hai cụm lý do chính khiến người già hay giận, gồm:

Nỗi bất an về sức khỏe: Những bộ phận, chức năng cơ thể yếu đi, trục trặc… dẫn tới cảm xúc và những hiệu ứng tâm lý lo lắng, thất thường.

Người già cô đơn trong cuộc sống bó hẹp: Khi con cháu quá bận (đi học, đi làm…) và mối quan tâm khác biệt khiến các cuộc chuyện trò ít đi, nếu có cũng… lạc quẻ. 

Chất lượng cuộc sống của người già ngày nay không chỉ là cơm ngon áo đẹp, nhà cao cửa rộng. Người già còn có các nhu cầu tinh thần khác: vui chơi; du lịch; giao lưu; học hỏi điều hay, điều mới… Thế nhưng, ở trong các gia đình bây giờ, họ gần như chỉ loanh quanh giữa những bức tường, làm bạn với tivi.

Nhiều người già đọc báo, nghe đài về đời sống vui nhộn tại viện dưỡng lão với điều kiện y tế, giao tiếp, chia sẻ, hỏi han, trò chuyện… Từ đó, họ có một “hướng ra” khi không hài lòng với con cháu. Đó là lý do dì Tư và rất nhiều người già có ước mong vào viện dưỡng lão dù điều kiện kinh tế của con cháu không kham nổi.

Thế giới của cha mẹ chúng ta mỗi ngày thêm hẹp

“Nếu hỏi ai là người thích từ mặt con nhất, câu trả lời chắc… là mẹ tôi” - chị Huệ hàng xóm tôi nói vậy về mẹ mình. Chị năm nay 50 tuổi, mẹ chị 74. Trước đây, ông bà sống chung với vợ chồng chị, nhưng rồi bà quyết ra đi, thậm chí dọa “để tao chết cho mày vui”.

Lý do chủ yếu ở chỗ tính chị Huệ cộc cằn, nóng nảy. Chị là nhân viên trạm xăng, công việc ca kíp vất vả. Mỗi ngày, chị xoay như chong chóng với con nhỏ và cha mẹ già. Dù chăm lo chu toàn bữa ăn giấc ngủ, viên thuốc nhưng chị cũng sẵn sàng buông lời thô thiển, la mắng cha mẹ khi không vừa ý.

Chán cảnh “nhìn mặt con gái để sống”, bà với ông nằng nặc đòi về lại căn nhà ở ngoại ô, lủi thủi bên nhau. Ngoài việc chia nhau đi chợ buổi sáng, ông bà gần như không giao tiếp với ai. Về già, bà còn sinh tật ghen tuông, lúc nào cũng sợ ông bỏ rơi bà, đi theo “cô hàng xóm” vu vơ nào đó. Dễ giận và cô đơn, lâu lâu bà muốn gây sự chú ý, lại bịa ra một lý do bệnh tật hay tai nạn để con cháu sấp ngửa chạy về.

Khi biết chuyện mẹ “lừa cả nhà”, chị Huệ lại la mắng mẹ và trận chiến mẹ - con với những cơn khóc lóc đòi từ mặt con gái tái diễn. 

Ảnh mang tính minh họa - Lifestylememory

Ảnh mang tính minh họa - Lifestylememory

Giao tiếp, giao tiếp và giao tiếp

Mỗi khi trong nhóm có cụ già nào nói xấu con, cô Bảy tạp hóa chợt sáng lên như một ngôi sao. Các cụ rào rào than thở:

- Ước gì tôi sống một mình như chị cho khỏe.

- Giá mà chọn lại được, tôi sẽ nhét nó vào bụng trở lại. Con cái gì mà mất nết, hư hỗn!

- Cô Bảy à, cô sống độc thân vậy là sáng suốt nhất rồi. Con cái bây giờ là cha mẹ mình hết.

Nghe vậy, cô Bảy lại cười. Người già hay giận mà con cháu thời nay kiếm tiền vất vả quá, đứa nào cũng bận rộn; người già ưa ngọt, trong khi con cháu bây giờ càng hiện đại càng cộc cằn, kém lễ nghĩa. 

Nhưng, sống một mình như cô có sung sướng hơn không? Chắc chắn là không. Lúc khỏe mạnh không nói, khi yếu mệt, cô rất cần có ai đó chở đến bác sĩ chứ không phải cậu xe ôm xa lạ. Cô Bảy sẵn sàng đổi tất cả để được trải qua cảm giác giận hờn người thân, nhưng chồng cô mất sớm và cô chưa kịp có con.

Khi còn trẻ, cô nghĩ chỉ cần tích cóp tiền nhiều để về già tới mức không thể tự phục vụ thì vào viện dưỡng lão. Tuy nhiên, thực tế điều kiện để vào một viện dưỡng lão tốt rất xa tầm tay các cụ. Nơi “tạm ổn” ít nhất trên 10 triệu đồng mỗi tháng. Nhiều nơi có chất lượng thua xa quảng cáo, các cụ vào được mấy hôm chẳng thấy sung túc, an nhiên, vui vẻ như hình dung, bèn gọi con đón về.

Sau này, có người bạn gợi ý cô Bảy mở tiệm tạp hóa. Tiệm nhỏ xíu, bán đôi ba chai nước, dăm gói snack, chai dầu ăn… mục đích chính là để bà già trò chuyện với khách, lấy đó làm vui. Hồi dịch Covid-19 phải đóng cửa tiệm, cô Bảy buồn bã đến mức trầm cảm vì không biết giao tiếp với ai.

Tâm lý người lớn tuổi sợ nhất cảm giác không còn hữu ích, sợ bị coi thường, sợ cô đơn… Càng sợ con cháu bỏ rơi, sợ trở nên “vô dụng”, họ càng nhạy cảm. Thật tuyệt nếu các cụ còn sức khỏe và sự hào hứng để tham gia các hội đồng hương, câu lạc bộ cờ, nhóm múa quạt, hội dưỡng sinh, nhóm đi chùa, nhóm học thiền… Những quan hệ mới, niềm vui hội nhóm, những cuộc “tám chuyện” hay ngay cả những giọt nước mắt giải tỏa, niềm an ủi chia sẻ của hội bạn già như các cụ xóm tôi… đều có tác dụng tốt với tâm lý. Giao tế rộng giúp các cụ giảm sự tập trung vào thái độ con cháu. 

Ảnh mang tính minh họa - SHUTTERSTOCK

Ảnh mang tính minh họa - SHUTTERSTOCK

Tôi từng đọc một bài viết kể về sáng kiến của người Anh “chống buồn” cho các cụ ở viện dưỡng lão. Theo đó, trường mầm non và trường tiểu học tổ chức hoạt động tới thăm và tặng quà các cụ ở viện dưỡng lão. Trẻ được học cách giao tiếp, hỏi han, đẩy xe chăm sóc ông bà. Các ông bà được đọc sách, kể chuyện, dạy dỗ và cười thật nhiều với lũ trẻ.

Sáng kiến này có thể áp dụng vào gia đình vì người già và trẻ nhỏ có nhiều đặc điểm tâm lý chung, rất dễ cùng chơi, cùng trò chuyện, thiết lập các mối quan hệ tích cực.

Ở cổng trường tiểu học, tôi vẫn gặp những ông bà tuổi trên 70, 80 nhưng rất minh mẫn, khỏe mạnh. Vì được giao nhiệm vụ đón cháu, ông bà không chỉ thấy mình quan trọng, thêm niềm vui, mà còn có ý thức rèn luyện sức khỏe, chăm sóc bản thân.

Nên chăng, đừng buộc người già nghỉ ngơi, mà trong khả năng của họ, hãy “giao việc”. Người già với kho kinh nghiệm sống sẽ đảm nhận việc dạy dỗ, hướng dẫn, cho lời khuyên với trẻ, kể những câu chuyện về cha/mẹ trẻ hồi còn nhỏ… 

Ngược lại, trẻ có nhiệm vụ giúp người già chơi mạng xã hội, viết hồi ký, chăm sóc sức khỏe… Trẻ lớn có thể cùng ông bà bắt taxi đi thăm bạn bè, cùng đi siêu thị, nhà sách, sinh hoạt các hội nhóm… Trường hợp các cụ ở riêng, con cháu nên gọi điện thoại mỗi ngày hoặc thường xuyên về chơi với các cụ.

Thiết lập được mối quan hệ người già - trẻ em, chắc chắn chất lượng cuộc sống các cụ sẽ được cải thiện, tình cảm giữa các thế hệ thêm bền chặt. 

Theo phunuonline.com.vn

Mở phong bì thưởng Tết của chồng, vợ sững sờ thấy dòng chữ phía trên

Nhiều năm nay, tôi vốn không mấy khi hỏi cụ thể chuyện thưởng Tết của chồng, vì anh “dị ứng” chuyện vợ tra khảo tiền bạc. Nhưng có lẽ vì sự dễ dãi này, chồng coi tôi như người ngoài.

Xin về ăn Tết nhà ngoại, nàng dâu bật khóc nghe bố chồng nói 6 câu

Hơn 10 năm lấy chồng, chưa năm nào tôi được về đón giao thừa cùng bố mẹ đẻ. Thấy bạn bè năm ăn Tết nhà nội, năm ăn Tết nhà ngoại mà tôi lại chạnh lòng.

Chồng ngoại tình, bỏ đi theo bồ, sau 2 năm bỗng trở về cầu xin tôi tha thứ

Tại sao khi tôi đã dần nguôi ngoai, ổn định cuộc sống thì người chồng ngoại tình lại quay trở về? Đau lòng nhất là tại sao bố mẹ chồng và các con tôi lại ủng hộ anh ta?

Vợ chồng ở Thái Bình tuyên bố vỡ hụi, hàng chục người mang quan tài đi tìm

Trước thông tin chủ hụi vỡ nợ, nhiều người xã Nam Trung (huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình) kéo đến gây áp lực để đòi tiền. Có trường hợp cho biết đã góp hụi gần 10 tỷ đồng.

6 chị em ruột không lấy chồng, sống cùng nhau dưới một mái nhà

Thanh xuân trôi theo những tháng năm nghèo khó, 6 chị em không dám lấy chồng. Không con cái, tuổi già đuổi đến, 6 mảnh đời côi cút sống dựa vào nhau.

Bà nội trợ tỉnh táo vượt qua bẫy lừa quà tặng tri ân của 'siêu thị điện máy'

Trước bẫy lừa đảo trực tuyến quà tặng tri ân, chị Nguyễn Thanh Châu suýt chút nữa mất hàng chục triệu đồng trong tài khoản ngân hàng.

Thưởng thức bún riêu cua chuẩn vị tại gia với Aji-Quick Bún Riêu Cua

Gia vị nêm sẵn Aji-Quick® Bún Riêu Cua mà Ajinomoto Việt Nam vừa ra mắt trong tháng 9/2023 là sự kết hợp đầy đủ các nguyên liệu để tạo nên nước dùng bún riêu cua chuẩn vị, người tiêu dùng không cần nêm thêm bất cứ gia vị nào khác.

Gửi nhầm tin nhắn vào số người lạ, cô gái lấy được chồng như ý

MỸ - 14 năm trước, cô gái gửi tin nhắn nhầm vào số của người lạ. Giờ đây, cô và người ấy đã là cha mẹ của 6 người con.

Chụp ảnh với người lạ năm lên 6, cô gái không ngờ đó là nửa kia của đời mình

ANH - "Tôi đã gặp chồng của mình khi 6 tuổi nhưng hoàn toàn quên mất anh ấy. Chúng tôi chỉ nhớ lại khi mẹ gửi cho bức ảnh cũ", cô gái chia sẻ.

3 anh em ruột tổ chức hôn lễ cùng ngày: Rạp cưới 'siêu to', 2.000 khách tham gia

Mới đây trên mạng xã hội xôn xao về đám cưới của 3 anh em ruột. Họ đã phải đợi 3 năm để có thể tổ chức đám cưới cùng nhau trong một ngày.

Đang cập nhật dữ liệu !