Chồng hư

Chồng em sinh hoạt bừa bãi, rủ rê bạn bè trai gái về ăn nhậu, nên bị đòi nhà lại.


Kính gửi chị Hạnh Dung,

Em vừa sinh con đầu lòng, con gái em xinh xắn dễ thương vô cùng. Từ khi có con, đối với em, con là tất cả. Vợ chồng em đều đi làm. Sau sinh, em được nghỉ 6 tháng theo chế độ thai sản, thêm ngày phép và ngày nghỉ bù nên tổng cộng thời gian được nghỉ cũng khá lâu.

Hiện tại, vợ chồng em đang thuê nhà ở thành phố, chồng em cũng đi làm suốt, không có ai chăm sóc hai mẹ con em, phòng ở thì quá chật hẹp, nếu mẹ em có lên chăm cũng không biết ở đâu, thêm một người cũng không tiện. Vợ chồng em đã thống nhất rằng thời gian này em đưa con về quê ngoại, để mẹ con em được chăm sóc tốt hơn và con cũng được hưởng không gian rộng rãi, trong lành.

Mới về quê được tháng rưỡi thì chồng em gọi điện nói chủ nhà đòi nhà lại. Em gửi con cho mẹ, lên coi tình hình sao, thì nghe nói khi không có em ở nhà, chồng em sinh hoạt bừa bãi, rủ rê bạn bè trai gái về nhà trọ ăn nhậu, nên chủ nhà không đồng ý. Vậy là con mới hai tháng tuổi, mẹ con em phải ôm nhau trở lại thành phố, nói là để lo nhà cửa nhưng mục đích chính là để lo cho chồng em.

Khi có mẹ con em thì anh sống và làm việc đàng hoàng hơn, nhưng bù lại thì con em thường xuyên đau ốm vặt, tiền đi bác sĩ, tiền thuốc cho con cũng là một khoản lớn. Mẹ em cứ gọi em mang con về, có mấy tháng thai sản mà cũng không được yên, chồng em phải có trách nhiệm với bản thân và lo cho vợ con, sao lại bắt vợ con phải lo cho mình.

Em thì biết, mỗi lần kiếm nhà thuê, mỗi lần chuyển nhà đều khó khăn tốn kém, vậy nên em lần chần, dù em biết về quê điều kiện tốt hơn hẳn cho con và cho em trong thời gian này. Nếu giờ em về quê, có cách gì để chồng em tự chăm lo cho mình, sống có trách nhiệm hơn, để khi trở lại sau thời gian nghỉ, mẹ con em không bị hổng chân, có chỗ ăn ở đàng hoàng? 

Thùy Hương (TP.HCM)

Em Thùy Hương thân mến,

Thư em không nói khi mẹ con em trở lại thành phố chăm chồng, em đã vất vả thế nào nhưng Hạnh Dung có thể đoán được những ngày này em đã phải cố gắng lắm mới có thể vừa chu toàn việc chăm một đứa bé hai tháng tuổi, vừa chăm một ông chồng chỉ đàng hoàng nghiêm túc khi có mặt vợ. Sự cố gắng đó không sớm thì muộn sẽ làm em kiệt sức.

Ảnh minh họa

Vậy nên, trong thời gian này, em nên đặt mục tiêu chấn chỉnh chồng hơn là mục tiêu chăm sóc. Em nên nói thẳng với chồng về trách nhiệm làm cha. Anh không còn là một người đàn ông độc thân để có thể chơi bời lông bông hoặc tụ tập bạn bè bất chấp hậu quả. Em hãy tranh thủ thời gian chung nhà để chia sẻ gánh nặng chăm sóc con. Những việc như thức đêm chăm con, con đau ốm phải đưa đi bác sĩ, con ăn, con bú, con uống thuốc… em nên nhờ chồng phụ giúp, để anh ấy thấy rằng chỉ riêng mỗi việc chăm con, người phụ nữ đã vất vả lắm rồi.

Đó là lý do của chính sách nghỉ thai sản. Người mẹ được nghỉ để chăm con, để giữ sức, chứ không phải để gánh thêm gánh nặng chăm chồng. Em nói chuyện cho chồng hiểu khi con em 6, 7 tháng tuổi, trở lại thành phố, vợ chồng em không đơn giản chỉ cần một chỗ ở, mà còn là một chỗ thuận tiện cho con, để con khỏe, để có thể gửi con khi em đi làm lại. 

Hiện tại, Hạnh Dung ủng hộ việc em về quê ở với mẹ để hai mẹ con đều được chăm sóc tốt hơn. Mọi việc ở đây mình phải giao cho chồng, có thể điện thoại nhắc nhở hoặc nhờ bạn bè thăm chừng. Đến khi con em được vài tháng tuổi, em cũng đã hồi phục sau sinh nở, sẽ tính tiếp. Khi đó mình có thể sẽ vất vả hơn một chút nhưng đành vậy. Bây giờ phải đặt sức khỏe của mẹ con em lên thứ tự ưu tiên. Có thêm một đứa trẻ, cuộc sống sẽ bận rộn hơn rất nhiều, em hãy chuẩn bị sức khỏe của mình thật tốt để bắt đầu giai đoạn ấy, em nhé! 

NẾU TÔI LÀ NGƯỜI TRONG CUỘC

Cẩm Vân (Q.Thủ Đức):Đã đến lúc để chồng… trưởng thành

Vậy giờ bạn tính sao? Tôi đã bật ra câu hỏi ấy khi đọc những dòng bạn viết. Nói gì thì nói, sức khỏe và sự ổn định của con bạn mới là điều quan trọng nhất trong lúc này. Thế nên tôi thực sự lấy làm khó hiểu khi bạn phải đùm túm một đứa bé vừa hơn một tháng quay lại Sài Gòn chỉ để kèm cặp một người đàn ông trưởng thành và vừa mới làm cha.

Nếu là tôi, tôi sẽ không làm thế. Bạn nên để anh ấy tự tìm nhà và tự ổn định cuộc sống chứ. Đến lúc bạn phải để chồng bạn trưởng thành, tự chịu trách nhiệm việc mình làm. Giờ, bạn nên ôm con quay về nhà mẹ. Một mình loay hoay vừa chăm con vừa chăm chồng khó khăn lắm. Hãy nói với anh ấy rằng “anh thấy làm sao coi được thì làm”.

Ngân Nguyễn(Q.Thốt Nốt, TP.Cần Thơ):Bạn có làmchồng cảm thấy ngột ngạt?

Tôi hình dung từ lúc cưới nhau đến giờ, chắc bạn kèm cặp và kiểm soát anh ấy lắm, đúng không? Nào là có vợ thì phải thế này thế kia, tạo cho anh ấy một nếp sống mọi thứ theo ý vợ. Thế nên, chỉ cần sống một mình được vài hôm, cảm giác như anh ấy đang cố tận hưởng những ngày tự do quý giá. Khổ thế đấy.

Tôi nghĩ bạn nên buông ra và thả lỏng mình. Chăm một đứa bé đã quá đủ căng thẳng rồi. Bao nhiêu trường hợp trầm cảm sau sinh, bạn không thấy đáng sợ sao? Giờ bạn lại phải lao vào ôm thêm cho mình một sự lo toan. Hãy mặc kệ. Hãy ôm con về ngoại. Hãy ăn uống nghỉ ngơi. Hãy nhắc chồng cuối tuần về với con.

Hằng ngày, hãy kể cho chồng nghe những bước chuyển biến của con. Hãy gọi anh ấy là ba để khơi gợi trách nhiệm từ chồng. Thỉnh thoảng có thể nhắc khéo chồng về nhà cửa, về bài học bị chủ nhà đuổi. Tôi tin rồi anh sẽ làm đúng vai trò.


Theo PNO

Cụ ông 80 tuổi qua đời, con cháu phát hiện 'kho tiền' được chôn dưới lòng đất

Sau khi qua đời, gia đình ông tình cờ phát hiện ra số tiền lớn nhưng khi đào lên thì tiền bị mốc, hỏng hơn một nửa.

Học lỏm nghề lạ, cậu bé mồ côi thành người giàu thứ 3 Sài Gòn xưa

Mồ côi cả cha lẫn mẹ, cậu thiếu niên 13 tuổi học lỏm được nghề lạ, từng bước thoát nghèo rồi trở thành bá hộ, độc chiếm vị trí thứ 3 trong số tứ đại phú hào Sài Gòn xưa.

Gia tộc xưa có trăm nhà mặt phố, căn phòng bí mật nuôi gia nhân chỉ để đếm tiền

Đầu óc nhạy bén, khéo léo sử dụng “quyền lực” trong tay, vị phú hào sở hữu khối gia sản khổng lồ khiến người Pháp phải ngạc nhiên.

Người giàu nhất Sài Gòn xưa, giai thoại thuê nhân công phơi tiền cho khỏi mốc

Trong thời kỳ cực thịnh, gia đình Huyện Sỹ nắm trong tay toàn bộ vùng đất trù phú ở Gò Công, Long An, Tiền Giang kéo dài đến tận biên giới Campuchia.

Cô bé bán vé số thành bà chủ chục quán bún bò, giúp đỡ người khốn khó

Nhớ thời khốn khó, bà chủ hàng chục quán bún bò ở TP.HCM sẵn sàng bao bọc những hoàn cảnh khó khăn.

Chuyện 'cô lái đò' bí ẩn nguyện chết thay nhà thơ Nguyễn Bính 58 năm trước

‘Cô lái đò’ - người chưa một lần lấy tiền qua sông của nhà thơ Nguyễn Bính - năm nay 78 tuổi, hiện sống ở tỉnh Hà Nam.

Anh em ruột ở Nghệ An cưới hỏi cùng ngày, bà nội bất ngờ đón 2 cháu cùng lúc

Không chỉ làm đám cưới, đám hỏi cùng một ngày, cặp anh em ruột ở Nghệ An còn đón con đầu lòng cũng cùng một ngày. Đây là sự trùng hợp hiếm có, nhân đôi niềm vui cho gia đình.

Ở một đêm nhà bạn gái, nghe được câu chuyện, tôi tự nhủ phải cưới bằng được em

Chỉ một đêm ngủ lại nhà bạn gái, nghe được cuộc nói chuyện giữa bố mẹ cô ấy, tôi cảm thấy xúc động, nước mắt cứ thế trào ra.

Huy Khánh run vì cảnh nóng với bạn diễn kém 21 tuổi, phủ nhận đổ vỡ hôn nhân

Huy Khánh nói run khi được giao đóng cảnh nóng với diễn viên gọi mình là 'chú'. Anh từng tránh nhiều cảnh nhạy cảm vì muốn giữ hình ảnh với gia đình.

Nhận thấy điềm lành, gia đình 3 thế hệ 'nhường đất' làm điều đặc biệt

Ba thế hệ gia đình ông Lâm Văn Huy 'nhường đất', cần mẫn trồng cây làm nơi trú ngụ cho đàn chim trời, đào ao, thả cá làm thức ăn, ngày ngày bảo vệ chúng.

Đang cập nhật dữ liệu !