"Bí kíp" trị tận gốc tật nói dối không "ngượng mồm" của trẻ

Con mới 4 tuổi đầu, nứt mắt mà nói dối thành thần. Làm vỡ bát, đổ ngay tại mẹ. Đi vấp ngã đổ tại cái bàn…Vì sao con lại nói dối kinh khủng như vậy?

Bố mẹ "tiếp tay" cho trẻ nói dối...

Chuyên gia tâm lý Phạm Hiền với thời gian hơn 16 năm làm tư vấn, dạy trẻ kỹ năng sống chia sẻ, chị từng gặp không ít những câu hỏi, những trăn trở của các bậc phụ huynh với tâm trạng lo lắng chỉ bởi “vì sao con tôi lại nói dối kinh khủng như vậy?”.

Và dường như băn khoăn này của phụ huynh ngày càng nhiều hơn, xu hướng “trẻ hóa” hiện tượng nói dối cũng được phổ biến hơn. Theo đó, có những bà mẹ không khỏi hoang mang khi cho biết “nó mới 4 tuổi đầu, nứt mắt mà nói dối thành thần".

Theo phụ huynh này: "Làm vỡ bát, đổ ngay sang tại mẹ. Đi vấp ngã đổ tại cái bàn…, hỏi cô giáo có giao bài không thì bao giờ cũng bảo không… Thậm chí nếu chẳng may con mắc lỗi, tôi không phát hiện ra thì con cũng lờ ngay mà không cần giải thích, trong trường hợp “bị phát hiện sẽ tìm cách đổ lỗi như trên". 

Theo chuyên gia Phạm Hiền, nguyên nhân của tình trạng nói dối không "ngượng mồm" này ở trẻ là do… bố mẹ. Tại sao ư, chúng ta nên nhìn lại cách ứng xử của mình trong gia đình cũng như đối với bạn bè. Có nhiều cha mẹ vô tư nói dối ngay trước mặt con. Ví dụ bạn bố gọi điện rủ đi nhậu, dù đang ở nhà có mặt con ở đấy, nhưng qua điện thoại ông bố vẫn vô tư bảo "không ở nhà mất rồi, đang đi công tác".

"Những chi tiết này dù rất nhỏ thôi nhưng để trẻ biết thì vô hình dung chúng sẽ nghĩ bản thân mình cũng được quyền nói những câu như thế và sẽ đi vào tiềm thức của con rằng, nói dối cũng chẳng sao. Dần dà, chúng sẵn sàng bắt chước cha mẹ nói sang hướng khác vấn đề của chính chúng mà chúng muốn”, chuyên gia Phạm Hiền phân tích.

Cũng theo chuyên gia Phạm Hiền, ngoài sự bắt chước thì cách ứng xử của cha mẹ, gia đình trong tình huống mắc lỗi của trẻ cũng khiến trẻ hình thành thói quen nói dối.

Ví dụ, nếu trẻ chỉ cần làm vỡ cái cốc thôi, sự việc không có gì to tát nhưng cha mẹ cũng phải quát tháo, mắng mỏ, lấn lướt con. Thậm chí có phụ huynh không cần nghe các con giải thích đã đánh con, quát tháo, la mắng… chỉ với mong muốn cảnh cáo con lần sau không tái phạm. Tuy nhiên việc này lại vô hình chung phản giáo dục, khiến trẻ lần sau có phạm lỗi thì sẽ muốn đổ lỗi để không bị trừng phạt dẫn tới hiện tượng nói dối thành quen.

Đáng chú ý, ở những gia đình trẻ hiện nay, khi các con là anh, chị em chơi với nhau nhưng xảy ra hiện tượng "con yêu, con ghét" cũng khiến trẻ này sinh sự nói dối. Bởi các con bây giờ không hiền lành ngoan ngoãn như những đứa em của vài chục năm trước (thời của chúng ta, anh nói gì cũng nghe), thậm chí những đứa em bây giờ còn đành hanh hơn, ghê gớm hơn rất nhiều các anh chị của nó.

Tuy nhiên cha mẹ lại luôn áp tư duy “làm anh thì phải nhường em, làm anh thì không được phép có bất kỳ hành động hay lời nói nào mà khiến cho em phải khóc, phải buồn…Vì thế có thể trong cuộc chơi giữa hai anh em hoặc hai chị em thôi nhưng khi đứa em tranh giành đồ chơi hoặc nó đòi một cái gì đó có thể gào khóc thì cha mẹ sẵn sàng quay ra mắng chửi anh/chị của nó thậm chí đánh anh chị của nó hoặc bắt anh chị của nó phải thế này, phải thế kia…

“Đó chính là nguyên nhân hình thành nên cho con em mình sự sợ hãi rất lớn. Và khi nó (những đứa là anh, là chị) gây ra lỗi gì thì chắc chắn các con sẽ không dám nhận lỗi với cha mẹ, nó phải tìm cách nói bớt đi để cha mẹ không mắng chửi được chúng, không đánh được chúng”, chuyên gia Phạm Hiền phân tích.

Theo bà Phạm Hiền, với một tâm hồn non nớt, một tư duy con trẻ thì đối với chúng, các con không thể phân biệt được như nào là nói dối, chưa thể phân biệt được nói dối vô hại và nói dối có hại. Chúng chỉ muốn làm sao đấy để không bị bố mẹ mắng, làm sao đấy để không bị bố mẹ đánh. Và rồi trẻ sẽ tìm cách nào đấy để nó có thể đổ lỗi, để tránh những trận đòn roi, quát tháo và từ đó thói quen nói dối hình thành ở trẻ.

Từ những nguyên nhân này, chuyên gia Hiền đưa ra lời khuyên rằng, các bậc phụ huynh không tạo cơ hội cho con nói dối bằng cách thay đổi nhận thức và phương pháp dạy con. Ví dụ, thay các câu nói “Ai làm thế này?”, “con làm phải không?” cha mẹ nên dùng những câu “nào chúng ta cùng dọn?”, “theo con thì tại sao điều này xảy ra?", "con có cách nào để lần sau không như thế?".

Đặc biệt, cha mẹ không mắng hoặc phạt khi phát hiện con gây ra lỗi ngay mà nên phân tích cho con hiểu việc con đã sai và hãy rút kinh nghiệm lần sau, đồng thời hướng dẫn cho con thực hiện thao tác con vừa làm hỏng, đồng thời cách sửa chữa lỗi lầm.

“Cha mẹ hãy nhớ, đòn roi không làm con nên người mà chỉ làm tổn thương chúng mà thôi! Vì vậy, ứng xử khi con nói dối cũng là một kỹ năng rất cần thiết cho các bậc làm cha làm mẹ”, chuyên gia Phạm Hiền kết luận.

Phạm Bích Hoa

Nhận cuộc gọi từ quê, tôi bần thần nhớ ngoại, tiếc những ngày mải mê kiếm tiền

Mỗi lần về quê dịp 30/4, ngoại thường nấu cho mấy đứa cháu món canh cá lóc nấu chua chuẩn vị Nam bộ. Giờ hình ảnh ngoại lui cui trong chái bếp đã thành quá khứ.

3 con gái lấy chồng xa, mẹ nuôi đàn gà chỉ mong con cháu về nghỉ lễ

Mới sớm, mẹ đã gọi điện hỏi xem dịp lễ này con có về quê ngoại. Chưa kịp trả lời đã thấy mẹ sụt sùi, giọng nghẹn lại, con cũng cứ thế nước mắt tuôn rơi.

Anh em ruột muốn giữ mối quan hệ tốt đẹp, đừng nói về 2 điều này

Anh chị em trong nhà cũng cần phải biết một số quy luật ngầm giúp giữ cho mối quan hệ được tốt đẹp.

Cô gái 21 tuổi lấy chồng, 2 năm sau thành góa phụ, gồng gánh nuôi con song sinh

Cô gái Bình Định lấy chồng vào năm 21 tuổi và sinh đôi bé gái. Nhưng 2 năm sau, cô trở thành góa phụ, phải gồng gánh nuôi con, ngày đêm nhớ thương chồng.

Chồng tự dưng hết mực chăm sóc mẹ vợ, biết lý do tôi lập tức đưa bà về quê

Người ta nói “Không ai tốt với người khác mà không có lý do, ngoại trừ cha mẹ của họ” thật chẳng sai chút nào và câu chuyện của tôi là một minh chứng.

Trương Ngọc Ánh: Giờ tôi không có người nối nghiệp!

Trương Ngọc Ánh chia sẻ: "Con gái tôi xinh đẹp, chân dài, hát được, nhảy rất đẹp, diễn tốt lại không theo nghề của bố mẹ mà học làm dược sĩ. Giờ tôi không có người nối nghiệp".

Diễn viên Thu Quỳnh tuyên bố không làm đám cưới, không muốn tái hôn

Thu Quỳnh cho biết cô quyết định làm mẹ đơn thân, không kết hôn và không làm đám cưới và đó là lựa chọn của nữ diễn viên 'Về nhà đi con'.

Lã Thanh Huyền gửi lời ngọt ngào kỷ niệm 18 năm bên chồng đại gia

Với Lã Thanh Huyền, có được một người bạn đời như chồng mình là hạnh phúc lớn nhất của cô.

Thu Quỳnh chia sẻ làm mẹ đơn thân lần 2

Nữ diễn viên Thu Quỳnh chia sẻ, cô luôn tin hạnh phúc chính là một sự lựa chọn khi quyết định có con lần thứ 2 và một lần nữa làm mẹ đơn thân.

Bông hồng đất Bắc thành nữ hoàng vũ trường Sài Gòn xưa và vụ đánh ghen chấn động

Sở hữu khuôn mặt đẹp, làn da trắng hồng cùng đôi chân dài điệu nghệ, đôi mắt lẳng lơ, cô gái được mệnh danh là “bông hồng đất Bắc” Nam tiến, khuynh đảo các sàn nhảy và trở thành "nữ hoàng vũ trường" của Sài Gòn xưa.

Đang cập nhật dữ liệu !