Bệnh tay chân miệng hoành hành miền Trung

Từ đầu năm 2012, hơn 12.400 người mắc tay chân miệng với 11 ca tử vong đã nâng số ca TCM gấp hơn 7 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Chưa vào mùa dịch nhưng hiện TCM đang có nguy bùng phát tại nhiều tỉnh miền Trung.

Bệnh tay chân miệng hoành hành miền Trung

Bệnh tay chân miệng hoành hành miền Trung

Bác sĩ đang thăm khám, điều trị cho trẻ mắc bệnh tay chân miệng tại khoa Nhi, Bệnh viện đa khoa Quảng Ngãi. Ảnh: Trí Tín.

Theo Viện Pasteur Nha Trang, Khánh Hòa là địa phương có số bệnh nhân tay chân miệng nhiều nhất trong 11 tỉnh, thành từ Quảng Bình đến Bình Thuận kể từ đầu năm đến nay. Hiện tỉnh này có gần 300 ca bệnh, trung bình mỗi tuần có 30 đến 40 bệnh nhân mới, tăng khoảng 50% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tại Quảng Ngãi, so với cùng kỳ năm 2011 thì số lượng bệnh nhân tay chân miệng trong năm nay tăng đột biến. Từ đầu năm đến nay, Quảng Ngãi có hơn 450 ca mắc bệnh tay chân miệng nhập viện. Ngành y tế tỉnh đang lo ngại, bệnh tay chân miệng tái bùng phát trở lại tập trung chủ yếu ở các ổ dịch cũ từ năm ngoái; đồng thời lan rộng ra 10 huyện, thành phố, nhất là các huyện miền núi: Sơn Hà, Ba Tơ... nên khó kiểm soát.

Khó khăn lớn nhất trong công tác phòng bệnh tay chân miệng chính là xác định tác nhân gây bệnh. Lâu nay, nhiều người cho rằng chỉ có người mắc bệnh tay chân miệng mới là tác nhân gây bệnh. Tuy nhiên theo kết quả theo dõi, khảo sát của ngành y tế Quảng Ngãi vừa công bố thì tỷ lệ người lành mang mầm bệnh chiếm đến 80%.

Bác sĩ Võ Văn Phú, Phó giám đốc Trung tâm y tế dự phòng tỉnh Quảng Ngãi khẳng định: "Người mang mầm bệnh nhưng không biểu hiện bệnh nguy cơ lây cho trẻ em là rất lớn. Tỷ lệ trẻ em khi tiếp xúc với tác nhân gây bệnh có triệu chứng lâm sàng chỉ có 20%, còn 80 % là nhiễm bệnh nhưng không có triệu chứng lâm sàng. Nhóm này vẫn thải các tác nhân gây bệnh ra môi trường gây khó cho phòng bệnh tay chân miệng".

Ông Lê Quang Hùng, Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Bình Định âu lo: " Nhiều địa phương tỷ lệ gia đình chưa có nhà tiêu hợp vệ sinh chiếm đến 40%. Ngay cả tại các nhà trẻ, các biện pháp vệ sinh chưa được quan tâm". Trong những ngày đầu tháng 3, tại huyện miền núi Vân Canh đã có một bệnh nhi tử vong do bệnh tay chân miệng. Dịch bệnh này đã xuất hiện ở 30 điểm trường, nhà trẻ, mẫu giáo trong tỉnh.

Tại Trung tâm Phụ sản - Nhi Đà Nẵng - nơi điều trị bệnh tay chân miệng lớn nhất miền Trung những ngày này cũng quá tải do số bệnh nhân tăng đột biến. Dọc hành lang, dưới chân cầu thang, bệnh nhi nằm trên ghế xếp, chiếu trải dưới nền chen chúc nhau. Mặc dù trung tâm này nâng công suất lên 80 giường, tận dụng phòng điều dưỡng để làm phòng điều trị kết hợp với Khoa Y học Nhiệt Đới tăng cường tổng cộng khoảng 100 giường, nhưng vẫn không đáp ứng kịp số bệnh nhi nhập viện.

Bệnh tay chân miệng hoành hành miền Trung

Bệnh nhi mắc bệnh tay chân miệng nhập viện tăng đột biến khiến các bệnh viện, trung tâm y tế ở các tỉnh miền Trung quá tải. Ảnh: Trí Tín.

Bác sĩ Ngô Thị Kim Yến, Phó giám đốc Sở Y tế Đà Nẵng cho biết: " Hiện Trung tâm Phụ sản - Nhi Đà Nẵng điều trị cho hơn 260 bệnh nhi không chỉ cho Đà Nẵng mà còn tiếp nhận điều trị cho các tỉnh: Quảng Ngãi, Quảng Nam khiến tình hình bệnh nhân quá tải, khả năng lây nhiễm bệnh chéo rất cao". Sở Y tế Đà Nẵng phải thành lập tổ tư vấn tay chân miệng đặt ngay tại Trung tâm Phụ sản - Nhi để tư vấn cho phụ huynh yên tâm.

Theo bà Yến, khó khăn hiện nay của ngành y tế là không có thuốc đặc trị, không có văcxin phòng ngừa. Mặt khác, nguồn lây bệnh cũng có từ người lớn mang mầm bệnh khiến việc cắt đứt nguồn lây này rất khó. Vì vậy, ý thức của người dân về hành vi rửa sạch tay chân cho trẻ, giữ gìn vệ sinh trong sinh hoạt, ăn uống là cực kỳ quan trọng.

Trong tháng 3 sẽ có 3 đoàn công tác liên ngành do Bộ Y tế chủ trì đi kiểm tra hoạt động chống dịch bệnh tay chân miệng tại các địa phương. Bộ trưởng Y tế cũng phân công 12 đoàn công tác hỗ trợ 63 địa phương trong suốt năm, thay cho việc cử đoàn theo đợt.

Các chuyên gia y tế đề xuất nên công bố dịch bệnh tay chân miệng thành hai mức: Mức có dịch và mức công bố dịch, nhằm huy động sự phối hợp của toàn hệ thống chính trị tại địa phương. Nếu chưa công bố dịch thì việc chống dịch chỉ do ngành y tế đảm nhiệm, chưa kể không công bố dịch khó có nguồn tài chính cho chống dịch.

Theo VnExpress.net

Theo VnExpress.net

Cụ ông 80 tuổi qua đời, con cháu phát hiện 'kho tiền' được chôn dưới lòng đất

Sau khi qua đời, gia đình ông tình cờ phát hiện ra số tiền lớn nhưng khi đào lên thì tiền bị mốc, hỏng hơn một nửa.

Học lỏm nghề lạ, cậu bé mồ côi thành người giàu thứ 3 Sài Gòn xưa

Mồ côi cả cha lẫn mẹ, cậu thiếu niên 13 tuổi học lỏm được nghề lạ, từng bước thoát nghèo rồi trở thành bá hộ, độc chiếm vị trí thứ 3 trong số tứ đại phú hào Sài Gòn xưa.

Gia tộc xưa có trăm nhà mặt phố, căn phòng bí mật nuôi gia nhân chỉ để đếm tiền

Đầu óc nhạy bén, khéo léo sử dụng “quyền lực” trong tay, vị phú hào sở hữu khối gia sản khổng lồ khiến người Pháp phải ngạc nhiên.

Người giàu nhất Sài Gòn xưa, giai thoại thuê nhân công phơi tiền cho khỏi mốc

Trong thời kỳ cực thịnh, gia đình Huyện Sỹ nắm trong tay toàn bộ vùng đất trù phú ở Gò Công, Long An, Tiền Giang kéo dài đến tận biên giới Campuchia.

Cô bé bán vé số thành bà chủ chục quán bún bò, giúp đỡ người khốn khó

Nhớ thời khốn khó, bà chủ hàng chục quán bún bò ở TP.HCM sẵn sàng bao bọc những hoàn cảnh khó khăn.

Chuyện 'cô lái đò' bí ẩn nguyện chết thay nhà thơ Nguyễn Bính 58 năm trước

‘Cô lái đò’ - người chưa một lần lấy tiền qua sông của nhà thơ Nguyễn Bính - năm nay 78 tuổi, hiện sống ở tỉnh Hà Nam.

Anh em ruột ở Nghệ An cưới hỏi cùng ngày, bà nội bất ngờ đón 2 cháu cùng lúc

Không chỉ làm đám cưới, đám hỏi cùng một ngày, cặp anh em ruột ở Nghệ An còn đón con đầu lòng cũng cùng một ngày. Đây là sự trùng hợp hiếm có, nhân đôi niềm vui cho gia đình.

Ở một đêm nhà bạn gái, nghe được câu chuyện, tôi tự nhủ phải cưới bằng được em

Chỉ một đêm ngủ lại nhà bạn gái, nghe được cuộc nói chuyện giữa bố mẹ cô ấy, tôi cảm thấy xúc động, nước mắt cứ thế trào ra.

Huy Khánh run vì cảnh nóng với bạn diễn kém 21 tuổi, phủ nhận đổ vỡ hôn nhân

Huy Khánh nói run khi được giao đóng cảnh nóng với diễn viên gọi mình là 'chú'. Anh từng tránh nhiều cảnh nhạy cảm vì muốn giữ hình ảnh với gia đình.

Nhận thấy điềm lành, gia đình 3 thế hệ 'nhường đất' làm điều đặc biệt

Ba thế hệ gia đình ông Lâm Văn Huy 'nhường đất', cần mẫn trồng cây làm nơi trú ngụ cho đàn chim trời, đào ao, thả cá làm thức ăn, ngày ngày bảo vệ chúng.

Đang cập nhật dữ liệu !