Bệnh nằm một chỗ, mới biết chỉ vợ lo cho mình

Bấy lâu vợ vẫn biết anh gắng cày để hàng tháng dấm dúi cho đám cháu chút đỉnh. Nhưng vợ làm ngơ...

Lúc mới cưới nhau, gia đình chồng Hoài ở cuối con hẻm cụt bé tẹo, chỉ đủ cho một chiếc xe máy ra vào. Nhà chồng đông đúc phức tạp, thiếu thốn chật chội, được cái chồng Hoài rất cưng vợ, nên cô cũng cảm thấy an ủi, mãn nguyện.

Thế nhưng, chị chồng, anh chồng, rồi cháu chồng đều tỏ ý rằng, hôn nhân ấy là may mắn phúc phần của Hoài. Lắm khi, Hoài có cảm giác, Hoài lấy anh là… sự tổn thất của họ, bởi Hoài chiếm mất người đàn ông vô tư rộng rãi, có bao nhiêu sẵn sàng xài hết bấy nhiêu cho mọi người vậy.

{keywords}
Ảnh minh họa

Thuở đó, trước mặt vợ chồng Hoài, ba má chồng hứa một câu, rằng lo cho ba má trăm tuổi, sau này ngôi nhà đang ở sẽ cho vợ chồng Hoài. Một lời thế thôi, chứ chẳng giấy tờ gì. Hoài cũng chưa bao giờ nghĩ, mình vì tham cái căn nhà cấp bốn nhỏ rí ấy mà lấy anh. Dù Hoài cũng nghèo, vợ chồng đều học xong tay trắng đi làm, tích cóp. Hoài nghĩ, miễn sao chồng đối xử tốt với mình là mừng rồi.

Thế nên, sau khi má chồng mất, nhà chồng bàn bạc riêng tư, rồi bán nhà ra chia, Hoài cũng không ý kiến gì. Chồng Hoài được hẳn ba trăm triệu đồng, tức là gần một phần ba giá trị căn nhà rồi, còn muốn gì nữa chứ! Sau lưng, Hoài nghe em chồng nhấm nhẳng bảo thế...

Sau này, khi Hoài lăn xả vào gánh vác, từ tiền xây mộ cho ông bà ở quê, lo thuốc thang ma chay cho mẹ chồng rồi tới bố chồng, thì họ cũng bơn bớt, không dám xỏ xiên soi ngó Hoài nhiều như trước nữa. Thêm là bây giờ vợ chồng Hoài đã ra riêng. Bố chồng, là vợ chồng Hoài nuôi.

Dù sống gần, nhưng chưa từng nghe ai bảo hùn hạp, hay thơm thảo mang qua cho ông cụ đồng quà tấm bánh nào. Lúc bố mất cũng chẳng hề phụ Hoài lo toan gì. Kệ đi, chữ hiếu không thể đòi hỏi mà có. Họ cứ sống theo cách họ cho là đúng, miễn đừng xen vào tình cảm vợ chồng Hoài là được.

Khởi đầu chỉ là những cơn ho nối nhau chẳng dứt, nghe não cả ruột. Chồng Hoài gầy rạc đi từ dạo bố đau bệnh dai dẳng, rồi thức trắng mấy hôm đưa bố về quê chôn cất. Sau đó là cúng kiếng nhiều đợt. Chồng lại chủ quan không chịu đi khám bệnh. Hoài luôn nhắc anh giữ sức khỏe. Công việc của anh vốn quá bận bịu vất vả, nhiều khi gần cả đêm dán mặt vào cái máy tính. Lại ăn uống qua loa bỏ bữa.

{keywords}
Ảnh minh họa


Tận lúc chồng Hoài sọp người xuống, ói ra máu mới chịu đi bệnh viện. Ở đó, Hoài rơi nước mắt khi anh leo lên cái cân, kim chỉ chưa tới năm chục ký. Hoài thu vén thời gian, tiền bạc, cùng chồng ra vào chữa trị. Bác sĩ bảo anh kiệt sức, bị lao, cũng khá nặng rồi. Thuốc thang một phần. Quan trọng là phải được ngủ nghỉ, bồi dưỡng thì mới mong...

Hoài nhất định bắt anh phải bớt việc. Đừng cầu toàn ôm đồm nữa. Cái chức trưởng nhóm đó, anh cứ buông cho người khác. Làm nhân viên cũng chả sao. Tiền bạc kiếm sau. Nếu cần thì nghỉ không lương vài tháng, chẳng vấn đề gì. Hoài lo được. Nhà mình có thể vun vén lại, sống đơn giản nhẹ nhõm tiết kiệm. Quan trọng nhất là sức khỏe. Người còn thì của còn… 

Hoài nói mãi, dịu dàng khuyên nhủ có, tức giận mắng mỏ cũng nhiều, cương quyết càng nhiều hơn. Điều khiến Hoài bất ngờ nhất, chính là lúc anh thật tình than, giờ mà anh giảm thu nhập, thì không giúp được bé Hảo con nhà Hoài Hai, bé Thi nhà anh Bốn, thằng Ti nhà anh Ba… nữa. Chúng đang khó khăn vậy, thấy tội tụi nó quá!

Bấy lâu Hoài vẫn biết anh gắng cày để hàng tháng dấm dúi cho đám cháu chút đỉnh. Nhưng Hoài làm ngơ, bởi hiểu anh vốn có lòng với bà con họ hàng, người thân ruột thịt luôn giữ thói trông đợi vào anh. Nhưng giờ, Hoài đành phân tích cho anh hiểu, họ có phải ngặt nghèo khổ sở gì cho cam! Toàn thanh niên trẻ trung, sức dài vai rộng, chỉ quen ỷ lại và lười lao động thôi. Vậy nên, cứ vô tư nhận sự quan tâm bảo bọc của người khác. Bán mạng làm lụng như vậy, có đáng hay không? 

Anh bảo, toàn người nhà, sao phải tính toán chứ? Hoài biết chồng mình lương thiện, tốt bụng, nhưng anh quên bản thân để vơ lấy những việc bao đồng ấy, Hoài không cam lòng. Bao nhiêu năm nay, anh có sắm sửa gì cho riêng mình đâu, càng không sở hữu vật gì đáng giá.

Khi bệnh nằm một chỗ, họa hoằn mới có con cháu tới thăm, cân đường hộp sữa càng chẳng thấy. Chỉ xa gần “Cậu/chú bỏ việc vầy thì lương bổng có bị ảnh hưởng gì không?”. Hoài định nói thẳng, là để yên cho chú nghỉ ngơi. Ai cũng có phận người đó, bớt mè nheo đi. Nhưng Hoài không nỡ làm chồng buồn. Thương anh. Là người tốt, cuối cùng nhận lại vậy ư?

Những ngày ấy, Hoài nấu nướng bồi bổ cho chồng, đi làm về là quẩn quanh nhắc anh uống thuốc, canh giấc anh ngủ. Em chồng sang chơi nheo mắt nói, tính ra chị Hoài chăm chồng kỹ dữ à, nhìn có da có thịt hơn hẳn. Chắc anh Sáu thoát được cái đận này rồi. Hoài nhẹ nhàng bảo, ừ thì chồng mình, nếu không biết thương thì ai thương, hở cô Út?

Chồng nói với Hoài. Rằng sau một đợt bạo bệnh, mới hiểu mình may mắn có người vợ hết lòng bên cạnh. Thấy mình biết ơn nhiều hơn… 

Tin thầy bói, chồng muốn xét nghiệm ADN con trai vừa lọt lòng

Tin thầy bói, chồng muốn xét nghiệm ADN con trai vừa lọt lòng

Những câu chuyện xảy ra với người phụ nữ sau sinh cũng đủ cả bi hài. Có người dù chưa dứt cơn đau sau sinh đã phải đối mặt với những “nhát dao” đến từ chính người chồng đầu gối tay ấp.

Theo Ngọc Hằng/ PNO

Cụ ông 80 tuổi qua đời, con cháu phát hiện 'kho tiền' được chôn dưới lòng đất

Sau khi qua đời, gia đình ông tình cờ phát hiện ra số tiền lớn nhưng khi đào lên thì tiền bị mốc, hỏng hơn một nửa.

Học lỏm nghề lạ, cậu bé mồ côi thành người giàu thứ 3 Sài Gòn xưa

Mồ côi cả cha lẫn mẹ, cậu thiếu niên 13 tuổi học lỏm được nghề lạ, từng bước thoát nghèo rồi trở thành bá hộ, độc chiếm vị trí thứ 3 trong số tứ đại phú hào Sài Gòn xưa.

Gia tộc xưa có trăm nhà mặt phố, căn phòng bí mật nuôi gia nhân chỉ để đếm tiền

Đầu óc nhạy bén, khéo léo sử dụng “quyền lực” trong tay, vị phú hào sở hữu khối gia sản khổng lồ khiến người Pháp phải ngạc nhiên.

Người giàu nhất Sài Gòn xưa, giai thoại thuê nhân công phơi tiền cho khỏi mốc

Trong thời kỳ cực thịnh, gia đình Huyện Sỹ nắm trong tay toàn bộ vùng đất trù phú ở Gò Công, Long An, Tiền Giang kéo dài đến tận biên giới Campuchia.

Cô bé bán vé số thành bà chủ chục quán bún bò, giúp đỡ người khốn khó

Nhớ thời khốn khó, bà chủ hàng chục quán bún bò ở TP.HCM sẵn sàng bao bọc những hoàn cảnh khó khăn.

Chuyện 'cô lái đò' bí ẩn nguyện chết thay nhà thơ Nguyễn Bính 58 năm trước

‘Cô lái đò’ - người chưa một lần lấy tiền qua sông của nhà thơ Nguyễn Bính - năm nay 78 tuổi, hiện sống ở tỉnh Hà Nam.

Anh em ruột ở Nghệ An cưới hỏi cùng ngày, bà nội bất ngờ đón 2 cháu cùng lúc

Không chỉ làm đám cưới, đám hỏi cùng một ngày, cặp anh em ruột ở Nghệ An còn đón con đầu lòng cũng cùng một ngày. Đây là sự trùng hợp hiếm có, nhân đôi niềm vui cho gia đình.

Ở một đêm nhà bạn gái, nghe được câu chuyện, tôi tự nhủ phải cưới bằng được em

Chỉ một đêm ngủ lại nhà bạn gái, nghe được cuộc nói chuyện giữa bố mẹ cô ấy, tôi cảm thấy xúc động, nước mắt cứ thế trào ra.

Huy Khánh run vì cảnh nóng với bạn diễn kém 21 tuổi, phủ nhận đổ vỡ hôn nhân

Huy Khánh nói run khi được giao đóng cảnh nóng với diễn viên gọi mình là 'chú'. Anh từng tránh nhiều cảnh nhạy cảm vì muốn giữ hình ảnh với gia đình.

Nhận thấy điềm lành, gia đình 3 thế hệ 'nhường đất' làm điều đặc biệt

Ba thế hệ gia đình ông Lâm Văn Huy 'nhường đất', cần mẫn trồng cây làm nơi trú ngụ cho đàn chim trời, đào ao, thả cá làm thức ăn, ngày ngày bảo vệ chúng.

Đang cập nhật dữ liệu !