Ép giá nông dân, "cắt cổ" người tiêu dùng

Người nông dân bị ép cả đầu ra, đầu vào còn người tiêu dùng phải mua giá cao vời vợi.

Ông Vũ Vinh Phú – Chủ tịch Hội Siêu thị TP. Hà Nội đưa ra băn khoăn trước thực trạng, con số báo cáo về chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của cơ quan thống kê thấp, nhưng thực chất giá bán tới tay người dân không hề giảm.

Số liệu được đại diện Tổng cục Thống kê đưa ra tại hội thảo Diễn biến tình hình giá cả 6 tháng đầu năm 2014 và dự báo cả năm 2014 diễn ra sáng 30/6 cho thấy, mức lạm phát 6 tháng đầu năm nay chỉ ở mức 1,38%, chỉ bằng 1/5 mục tiêu lạm phát cả năm và là mức thấp nhất trong vòng 13 năm trở lại đây.

Ép giá nông dân,

Qua nhiều tầng nấc, giá hàng hóa tới tay người tiêu dùng bị đẩy lên cao.

Song, chi phí sản xuất cũng như giá sản phẩm cuối cùng tới tay người tiêu dùng vẫn không hề giảm. Ông Vũ Vinh Phú – Chủ tịch Hội Siêu thị TP Hà Nội phản ánh, dù chỉ số giá tăng thấp được các cơ quan quản lý nhận định là “đáng mừng”, nhưng nếu phân tích kỹ và mổ xẻ ở các khía cạnh thì sự “bất động” của CPI trong 6 tháng đầu năm lại “lo nhiều hơn mừng”.

Ông Phú cho rằng, CPI 6 tháng “dừng lại” chứ không tăng cao được là do tổng cầu yếu, hiện tượng găm hàng đầu tư, thao túng giá của một bộ phận nhà sản xuất, các trung gian bán buôn ở trên thị trường có tác động mạnh mẽ đến giá bán lẻ, luôn luôn đứng ở giá cao. 

Ông Phú lấy dẫn chứng mặt hàng đường, trong khi đường ở nhà máy giá 12.000 đồng/kg, lượng tồn kho lên tới 600.000 tấn trong đầu năm 2014 thì ở các siêu thị và cửa hàng bán lẻ giá đường vẫn đắt gấp đôi, tới 21.000 – 25.000 đồng/kg. Để mỗi kg đường đến tay người tiêu dùng phải trải qua 2-3 “nấc” trung gian. Với mức giá bán lẻ tới tay người tiêu dùng gấp đôi giá xuất xưởng tại nhà máy, mỗi năm người tiêu dùng bị móc túi 4 tỷ đồng.

Hay như quả trứng bán tại Đồng bằng song Cửu Long chỉ 4.000 đồng/chục có khi không ai mua, nhưng giá bán tại Sài Gòn vẫn 21.000 đồng/chục.

Ngoài ra, kết quả nghiên cứu thị trường của Phòng Thương mại Công nghiệp Pháp tại Việt Nam, khi cơ quan này đưa ra con số tới 80% thông tin từ địa điểm giao dịch hàng hóa, giá cả, thị trường bản thân các người sản xuất không được tiếp cận, không có thông tin nên dễ bị ép giá khi giao dịch. Chủ tịch Hội Siêu thị TP. Hà Nội quả quyết, thật vô lý khi Việt Nam nằm trong số quốc gia đang phát triển, nghèo thế nhưng giá ô tô, giá dịch vụ, hàng hóa thiết yếu lại lại đắt nhất thế giới.

“Người nông dân bị ép cả đầu ra, đầu vào còn người tiêu dùng phải mua giá cao vời vợi. Chúng ta có nguồn tài nguyên nhưng dân Việt Nam vẫn phải ăn đắt, hàng chục năm nay không hề thay đổi được gì. Hãy đi giữa hai bà nội trợ để biết giá cả thực tế thế nào, chứ đừng nhìn vào những con số thống kê”- ông xót xa.

Từ thực tế này, ông Phú cho rằng, phải tổ chức lại khâu sản xuất, phải kéo giá xuống nữa. Giá cả phải giải quyết bằng bài toán kinh tế chứ không phải biện pháp hành chính. Vị chuyên gia này đưa ra dự báo, lạm phát cả năm 2014 sẽ dự kiến sẽ chỉ ở mức 5,2-5,4%, thấp hơn khá nhiều mức mục tiêu 6% Quốc hội đề ra hồi đầu năm.

TS. Nguyễn Đức Độ - Phó Viện trưởng – Viện Kinh tế Tài chính nhận định, lạm phát tới đây sẽ chỉ khoảng 4%. Bởi, theo ông nền kinh tế không còn nhiều nguồn lực để đưa tăng trưởng lên mức 6%, đừng nói còn tiền để gây ra lạm phát.

Dưới góc độ cơ quan quản lý tiền tệ, ông Phạm Xuân Hòe – Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ (Ngân hàng Nhà nước) đánh giá, chỉ số giá tăng thấp phản ánh chất lượng và khả năng phục hồi nền kinh tế. Khác quy luật hàng năm, nhân tố từ phía cung – cầu nền kinh tế tác động không nhiều vào chỉ số giá, mà nguy cơ tiềm ẩn đẩy CPI tăng vào cuối năm lại chính là giá các mặt hàng “độc quyền” như xăng dầu, điện…. mà Nhà nước nắm quyền kiểm soát, điều chỉnh. Vì thế, phải nhanh chóng đưa giá các mặt hàng này về cơ chế giá thị trường, không thể cứ dùng mãi bàn tay can thiệp hành chính quá nhiều.

Ngoài giải pháp “kích” tiêu dùng cũng cần có giải pháp kích cung để tăng năng lực sản xuất, cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước, tránh sự lệ thuộc quá nhiều vào một thị trường, như bài học nhãn tiền từ tình hình biến động ở biển Đông thời gian qua.

Nguyễn Hoài

Khu đô thị Sun Group đón đầu làn sóng an cư mới ở Hà Nam

Sun Urban City Phủ Lý (Hà Nam) là một trong những dự án đô thị tiên phong kiến tạo không gian sống trong lành, thân thiện với môi trường nhưng vẫn đảm bảo sự kết nối thuận tiện.

SHB thuê máy bay đưa cổ động viên sang Thái Lan tiếp lửa đội tuyển Việt Nam

Nhằm tiếp lửa đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam tại trận chung kết lượt về ASEAN Cup 2024, ngân hàng SHB quyết định thuê một số chuyến bay đưa cổ động viên và gia đình các cầu thủ sang Thái Lan sát cánh cùng đội tuyển.

Căn hộ Sun Urban City Hà Nam: không gian sống sáng tạo, thông minh

Thiết kế thông minh, tối ưu trải nghiệm, căn hộ nghệ thuật Art Residence tại Sun Urban City Hà Nam không chỉ chinh phục khách hàng mọi lứa tuổi, mà còn được ví như một “biểu tượng” của sự sáng tạo và tối ưu không gian sống.

Dư âm sự kiện ‘Kỷ nguyên vươn mình - Hành trình rực rỡ’ của Sun Property

Diễn ra từ 9-11/12, chuỗi sự kiện “Kỷ nguyên vươn mình - Hành trình rực rỡ” được Sun Property (thành viên Sun Group) tổ chức để tri ân các đại lý trên khắp ba miền Bắc - Trung - Nam.

Bỏ việc lương cao, chàng trai về quê nuôi hươu thu 600 triệu đồng mỗi năm

Nghỉ việc lương cao ở Nhật Bản để về quê nuôi hươu lấy nhung, chàng trai 9x có thu nhập hơn 600 triệu đồng mỗi năm.

Đô thị Sun Group tại Hà Nam - tái định nghĩa lại khái niệm ‘ngôi nhà’ hiện đại

Trần cao mọi căn hộ lên đến 5m, cửa kính “khổng lồ” 4m, công năng tối ưu đến từng chi tiết … là một phần trong “từ điển vị nhân sinh” tại đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City Phủ Lý, Hà Nam.

Cách SHB truyền cảm hứng cho thế hệ nhân sự tương lai

Thế hệ trẻ có xu hướng tìm kiếm môi trường làm việc hiện đại, linh hoạt, có nhiều cơ hội để phát triển bản thân. Hiểu được điều đó, SHB đang nỗ lực để tạo ra một môi trường làm việc “không giới hạn”, hướng tới xây dựng mô hình ngân hàng tương lai.

Vinamilk liên tục được gọi tên tại các giải thưởng về phát triển bền vững

Cam kết mạnh mẽ hướng đến mục tiêu Net Zero 2050 đã giúp Vinamilk lan tỏa tinh thần phát triển bền vững đến cộng đồng doanh nghiệp. Cũng vì vậy mà cái tên Vinamilk liên tiếp được xướng lên tại các giải thưởng về ESG, phát triển bền vững vừa qua.

Vinamilk - hành trình ấn tượng 16 năm liền là Thương hiệu Quốc gia

Vinamilk tiếp tục được vinh danh Thương hiệu Quốc gia Việt Nam 2024, viết tiếp một hành trình đặc biệt và khác biệt của doanh nghiệp sữa Việt duy nhất giữ vững danh vị này trong 16 năm liên tiếp.

Thế mạnh Việt thu về 3,6 tỷ USD, thế 'vô địch' tại thị trường Mỹ

Một thế mạnh của Việt Nam đang chiếm lĩnh tại thị trường Mỹ, chiếm gần 89,4% tổng giá trị nhập khẩu của quốc gia này. Nước ta cũng đã thu về gần 3,6 tỷ USD trong 10 tháng qua.