Đưa tin về bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái như thế nào để bảo vệ họ?

Ngày 16/12, UNESCO và Đài Tiếng nói Việt Nam tổ chức tọa đàm chia sẻ kinh nghiệm đưa tin về bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái.

Trưởng đại diện UNESCO tại Việt Nam ông Christian Manhart, cho biết cẩm nang online cung cấp thông tin cho phóng viên, nhà báo khi đưa tin về bạo lực giới đã được đăng tải trên Internet.

Cẩm nang cung cấp thông tin về 10 chủ đề liên quan tới vấn đề bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái, đồng thời đưa ra các khuyến nghị liên quan tới đạo đức nghề nghiệp khi đưa tin. Chẳng hạn, nội dung về giới thì lựa chọn hình ảnh, câu hỏi khi tiếp cận nạn nhân sao cho phù hợp.

Nhân dịp này, trưởng đại diện UNESCO tại Việt Nam Christian Manhart kêu gọi phóng viên, nhà báo, biên tập viên tham dự cuộc thi để tìm hiểu và nâng cao kiến thức về cách đưa tin về chống bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái tại đường link https://bit.ly/3dxTKeY.

Cuộc thi sẽ trao 1 giải nhất trị giá 9 triệu đồng, 1 giải nhì trị giá 7 triệu đồng và 1 giải ba trị giá 5 triệu đồng. Hạn nhận bài dự thi đến 27/12.

{keywords}
Đưa tin về bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái như thế nào để bảo vệ họ?

Tại tọa đàm, TS Đỗ Anh Đức (Trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn) cho hay việc truyền thông quan trọng khi thông điệp cần "mã hóa" ở mức nhất định để thu hút độc giả chứ không "phơi bày" tất cả sự việc.

Theo TS Đỗ Anh Đức, nhiều bài viết khai thác góc độ thủ phạm trong các vụ án giết người nên nạn nhân là nữ giới thường bị gán với nguyên nhân "tình yêu", "hoàn cảnh khó khăn"… Việc này khiến hình ảnh, cuộc sống của những người thân dễ bị hàng xóm gièm pha.

Trong khi đó, với kinh nghiệm nhiều năm làm báo, nhà báo Phạm Trung Tuyến, phó giám đốc kênh VOV Giao thông, cho rằng nhân vật nên xuất hiện "ẩn danh, ẩn mình" khi xuất hiện trên truyền thông.

Ông Tuyến lưu ý phóng viên khi tác nghiệp thường hướng nạn nhân chia sẻ câu chuyện thoải mái nhưng cần cân nhắc không nói ra những đặc điểm mà người quen có thể nhận ra.

"Nạn nhân không muốn bị phán xét, đánh giá bởi người thân quen, triệt tiêu giao tiếp với người thân, người xung quanh. Do vậy, phóng viên cố gắng khơi gợi không gian chia sẻ, không chất vấn, nhất là hạn chế câu hỏi tại sao với nhân vật. Khi người nghe nhận câu hỏi tại sao thì nạn nhân sẽ có cảm giác tự phán xét", ông Tuyến chia sẻ.

H. Anh 

Đẩy mạnh xã hội hóa các loại hình chăm sóc người cao tuổi

Các cấp, các ngành cần đẩy mạnh xã hội hóa, đa dạng nội dung, phương thức và các loại hình chăm sóc người cao tuổi; nghiên cứu, tổ chức thí điểm mô hình sinh kế phù hợp với người cao tuổi.

Lào Cai tăng cường phòng, chống dịch COVID-19 tại cửa khẩu

Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai đã ban hành văn bản số 72/UBND-VX tăng cường công tác phòng, chống dịch COVID-19 đối với người nhập cảnh.

Hà Nội đặt ra nhiều mục tiêu chăm sóc người cao tuổi trong giai đoạn 2022-2025

Kế hoạch số 30/KH-UBND thực hiện Chương trình hành động quốc gia về người cao tuổi đến năm 2030 trên địa bàn Thủ đô đặt ra nhiều mục tiêu quan trọng.

Biểu dương người cao tuổi tiêu biểu trong bảo vệ an ninh Tổ quốc

Hội nghị biểu dương điển hình tiên tiến người cao tuổi trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc giai đoạn 2016-2021 trao Bằng khen cho 139 người cao tuổi tiêu biểu.

Vĩnh Long kiểm tra, xử phạt hàng loạt vụ kinh doanh thuốc lá lậu

Quản lý thị trường Vĩnh Long cho biết, năm 2022 đã xử lý hàng loạt vấn đề nổi cộm như kinh doanh thuốc lá lậu, hàng giả mạo xuất xứ…

Ứng phó với già hóa dân số - dấu ấn nổi bật của công tác dân số năm 2022

Ngày 30/12/2022, Tổng cục Dân số- Kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ), Bộ Y tế đã công bố 5 dấu ấn nổi bật của công tác dân số năm 2022.

Hồi ức tết xưa cho các cụ già

Chương trình “Tết Hà Thành – Nhân Ái” sẽ diễn ra vào ngày 15/1/2023 nhằm giúp các ông bà nhớ về những hồi ức tết xưa, giúp ông bà quay trở về thời tuổi trẻ.

Lotus Care tung ra dịch vụ chăm sóc người cao tuổi ngắn ngày

Mới đây, Lotus Care tiếp tục mang đến một trong các dịch vụ chăm sóc người cao tuổi theo thời gian cố định được đông đảo gia đình yêu thích và lựa chọn: Dịch vụ chăm sóc ngắn ngày.

Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi theo mô hình Nhật Bản

Dự án “Hỗ trợ dự phòng chăm sóc sức khỏe người cao tuổi áp dụng mô hình Tsuyama” đang được triển khai tại xã Ngọc Mỹ (huyện Quốc Oai) và phường Bồ Đề (quận Long Biên) góp phần nâng cao hiệu quả công tác chăm sóc sức khỏe người cao tuổi ở Hà Nội.

Người cao tuổi giữ cột mốc biên cương

Ông Hà Công Tính, già làng bản Tén Tằn, xã Tén Tằn, huyện Mường Lát là một trong những người cao tuổi của huyện tham gia bảo vệ cột mốc biên cương.

Đang cập nhật dữ liệu !