Xóm chài trên sông Tam Bạc: Buồn vui trước lúc 'lên bờ'

Dự kiến tháng 5/2020, UBND quận Hồng Bàng sẽ di dời 40 hộ dân xóm chài để phục vụ dự án Cải tạo sông Tam Bạc.

Gần 40 năm qua, cuộc sống của hơn 40 hộ gia đình ở "xóm" chài trên sông Tam Bạc (quận Hồng Bàng, TP Hải Phòng) vẫn lặng lẽ trôi như dòng chảy của con sông. Tuy nhiên, hiện người dân "xóm" chài đang vui, buồn lẫn lộn vì sắp được... "lên bờ".

5 đời sống trên thuyền và ước muốn lên bờ!

Trên chiếc thuyền làm bằng xi măng kiên cố nhất "xóm" chài (mới được mua từ tiền vay của họ hàng cùng các con biếu), bà Lê Thị Lụa (63 tuổi, quê xã Trường Thọ, An Lão) cho biết: Vợ chồng bà sinh được 8 người con. 5 người con gái đã lấy chồng, sinh con và cũng ở trên những chiếc thuyền chài, xung quanh thuyền của vợ chồng bà. 

Một góc "xóm" chài trên sông Tam Bạc, TP Hải Phòng.

“Gia đình chúng tôi có 5 đời ở đây, chứng kiến bao thăng trầm của xóm chài cũng như của thành phố. Vài năm trước, một trong những đứa con của tôi mất, gia đình nghèo không có tiền làm ma chay, cũng chẳng có chỗ dựng rạp để quan tài.

May mắn chúng tôi được chính quyền cùng người dân địa phương quan tâm giúp đỡ mới lo được đám tang cho cháu mồ yên mả đẹp. Cuộc sống lênh đênh sông nước từ bao đời cũng khiến gia đình tôi lo lắng, thậm chí có những lúc bế tắc" - Bà Lụa nước mắt ngắn dài tâm sự.

Cũng theo bà Lụa, 4 đứa con đầu lòng của bà không biết chữ. Những đứa sinh sau này may mắn theo học ở các lớp tình thương nên cũng biết đọc, biết viết. "Từ lâu, vợ chồng tôi luôn ước mơ được lên bờ sinh sống. Mỗi lần về thăm quê, nhìn họ hàng, làng xóm có nhà cửa khang trang tôi lại mong có được một ngôi nhà của riêng mình...”, bà Lụa ngậm ngùi.

Trước thông tin TP Hải Phòng sắp di dời "xóm" chài cùng toàn bộ các hộ gia đình ở đây "lên bờ", bà Lụa mỉm cười hồ hởi: Chúng tôi đang chờ mong ngày đó. Nhưng dù có lên bờ thì vợ chồng tôi vẫn tiếp tục sống bằng nghề sông nước. Với các con các cháu, đứa nào có thuyền và muốn gắn bó với nghề chài lưới, sông nước thì sẽ tiếp tục, còn không sẽ xin làm công nhân.

Chiếc cầu cũ kỹ dùng để đi lên "nhà" của người dân xóm chài Tam Bạc.

"Dù nghèo nhưng người dân xóm chài chúng tôi sống với nhau rất hòa thuận, không bao giờ xảy ra cãi vã. Nay sắp phải dời xa nơi này, trong tôi có đôi chút tiếc nuối...", bà Lụa ngậm ngùi chia sẻ.

Cuộc sống khó khăn...

Cũng là người có thâm niên tại xóm chài, ông Lê Văn Thực (64 tuổi) cho biết, tôm cá ngày càng ít đi khiến đời sống của các hộ dân tại đây cũng trở nên khó khăn hơn.

"Từ Tết tới nay, thu nhập của tôi chỉ được khoảng 1 triệu đồng. Có hôm hai bố con buông lưới cả ngày mà chả được mấy cá tôm, trong khi đi lại cũng tốn tiền xăng, dầu", ông Thực tâm sự.

Một số hộ dân ở đây sử dụng trực tiếp nước sông Tam Bạc để sinh hoạt nên cũng không đảm bảo vệ sinh.

Khó khăn mưu sinh là một lẽ, những người dân xóm chài này còn thiếu cả nguồn nước sạch sinh hoạt. Nếu như trước đây, họ lấy trực tiếp nước sông để ăn, uống thì bây giờ phải mua nước sạch trên bờ. Nước sạch mua được cũng chỉ để nấu nướng, còn các nhu cầu sinh hoạt khác vẫn phải dùng nước sông. 

Những đứa trẻ hồn nhiên chơi đùa trên thuyền tại "xóm" chài.

Khó khăn bủa vây, đời sống bấp bênh nên những người dân xóm chài nơi đây càng khát khao được lên bờ để có nơi ở và có được việc làm có thu nhập để ổn định cuộc sống.

Nhìn những đứa trẻ trong xóm đang chơi đùa, bà Cao Thị Chĩnh (55 tuổi) thở dài cho biết, con gái đầu lòng của bà cũng bị chết đuối dưới sông. Do đó nghĩ đến cảnh những lần mưa bão, bà chỉ muốn khăn gói lên bờ càng sớm càng tốt nhưng chưa có chỗ đi. Nay thành phố có chủ trương di dời xóm chài, bà Chĩnh cảm giác như thêm một lần được "tái sinh".

Trao đổi với PV VietNamNet, ông Dương Đình Ổn, Chủ tịch UBND quận Hồng Bàng (Hải Phòng) cho biết, dự kiến tháng 5/2020 UBND quận Hồng Bàng sẽ di dời xóm chài để phục vụ dự án Cải tạo sông Tam Bạc.

Theo đó, UBND quận Hồng Bàng đã cử cán bộ điều tra, xác minh quê quán của người dân đang sống tại xóm chài trên sông Tam Bạc. Với những người đã có đất đai, nhà ở trên bờ hoặc từ nơi khác đến sẽ được hỗ trợ hồi hương, tìm sinh kế mới.

Đối với trường hợp đặc biệt, không có chỗ ở, đất đai… chính quyền quận Hồng Bàng sẽ đề nghị lãnh đạo thành phố Hải Phòng có phương án an sinh xã hội (tái định cư, bố trí việc làm...) hỗ trợ người dân sớm ổn định cuộc sống.

Nguyên Trung

Hưng Yên triển khai phần mềm thực đơn cân bằng dinh dưỡng cho mẹ và bé

Bà mẹ và trẻ em dưới 5 tuổi tại Hưng Yên được tiếp cận ngân hàng thực đơn cân bằng dinh dưỡng đa dạng từ Ajinomoto Việt Nam với phần mềm thực đơn dinh dưỡng được Bộ Y tế phê duyệt.

400 học sinh Đồng Nai nhận học bổng ‘Cho em đến trường’

Quỹ học bổng “Cho em đến trường” đã trao 400 suất học bổng trị giá 540 triệu đồng cho những em có hoàn cảnh khó khăn, không ngừng phấn đấu vươn lên trong học tập.

Hồ Quỳnh Hương tiết lộ bạn trai hơn 2 tuổi, yêu mặn nồng nhưng chưa muốn cưới

Dịp trở lại âm nhạc với MV 'Cứ để cho em', ca sĩ Hồ Quỳnh Hương xác nhận đang yêu một người đàn ông hơn 2 tuổi.

Cô gái miền Tây đổi đời nhờ vịt con duyên dáng, bất ngờ nổi tiếng châu Á

Câu chuyện cô gái Vĩnh Long đổi đời nhờ vịt con nở ra từ quả trứng hỏng được chọn làm thành phim, công chiếu trên kênh Discovery Asia đang thu hút sự chú ý của nhiều người châu Á.

Gác bằng thạc sĩ, chàng trai Cần Thơ về quê làm nông dân kiếm 1 tỷ đồng/năm

Có 2 bằng đại học, 1 bằng thạc sĩ nhưng Dương Đình Tuyễn ở TP Cần Thơ vẫn quyết định về quê chăm sóc khu vườn của gia đình, nhờ vậy anh có doanh thu cả tỷ đồng/năm.

Cụ ông 80 tuổi qua đời, con cháu phát hiện 'kho tiền' được chôn dưới lòng đất

Sau khi qua đời, gia đình ông tình cờ phát hiện ra số tiền lớn nhưng khi đào lên thì tiền bị mốc, hỏng hơn một nửa.

Học lỏm nghề lạ, cậu bé mồ côi thành người giàu thứ 3 Sài Gòn xưa

Mồ côi cả cha lẫn mẹ, cậu thiếu niên 13 tuổi học lỏm được nghề lạ, từng bước thoát nghèo rồi trở thành bá hộ, độc chiếm vị trí thứ 3 trong số tứ đại phú hào Sài Gòn xưa.

Gia tộc xưa có trăm nhà mặt phố, căn phòng bí mật nuôi gia nhân chỉ để đếm tiền

Đầu óc nhạy bén, khéo léo sử dụng “quyền lực” trong tay, vị phú hào sở hữu khối gia sản khổng lồ khiến người Pháp phải ngạc nhiên.

Người giàu nhất Sài Gòn xưa, giai thoại thuê nhân công phơi tiền cho khỏi mốc

Trong thời kỳ cực thịnh, gia đình Huyện Sỹ nắm trong tay toàn bộ vùng đất trù phú ở Gò Công, Long An, Tiền Giang kéo dài đến tận biên giới Campuchia.

Ngôi làng tỷ phú ở Vĩnh Phúc, người dân 'hái ra tiền' xây lâu đài nhờ một nghề

Tại xã Vân Xuân, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc có một ngôi làng nhỏ nhưng biệt thự mọc lên như nấm. Người dân quanh đây gọi nơi này là làng tỷ phú.

Đang cập nhật dữ liệu !