Việt Nam thuộc khu vực dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu

Đó là nhận định của Tổ chức Nhân đạo và Phát triển quốc tế Oxfam.
Việt Nam thuộc khu vực dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu - ảnh 1

Ảnh minh họa: Internet

Một năm sau thời điểm siêu bão Haiyan tàn phá Philippines, Tổ chức Nhân đạo và Phát triển quốc tế Oxfam đã xuất bản một báo cáo mới mang tên: Không thể chờ đợi, trong đó cho rằng Chính phủ tại nhiều quốc gia châu Á như Banglades, Việt Nam, Indonesia, Pakistan và Philippines cần đầu tư nhiều hơn cho việc nâng cao năng lực bảo vệ người dân, trong bối cảnh đây là khu vực đặc biệt dễ bị tổn thương trước các tác động của biến đổi khí hậu.

Theo Chiến lược quốc tế giảm nhẹ thảm họa của Liên hợp quốc (UNISDR), châu Á là khu vực hứng chịu nhiều thảm họa nhất thế giới. Năm 2013, 78% số người chết do thảm họa trên toàn thế giới đến từ châu Á, so với 60% các thiên tai, thảm họa xảy ra ở đây. Theo ước tính thì trong 20 năm qua, châu lục này đã phải gánh chịu gần một nửa thiệt hại gây ra do các thảm họa trên tòan thế giới, tương đương 53 tỷ đô la Mỹ mỗi năm. Mức thiệt hại trực tiếp này còn vượt xa mức tăng GDP của cả khu vực. Tại Đông Nam Á, riêng thiệt hại do mất mùa, mất canh tác gây ra cũng đã lên đến 1 tỷ đô la Mỹiv.

Nếu không được giải quyết thỏa đáng, biến đổi khí hậu có thể làm chậm quá trình phát triển cũng như những nỗ lực xóa đói giảm nghèo của cả khu vực. Bên cạnh đó, theo các phân tích của Oxfam về các chính sách Giảm nhẹ rủi ro thảm họa và Ứng phó với biến đổi khí hậu của 10 quốc gia thành viên ASEAN và bốn quốc gia khu vực Nam Á, nhiều chính phủ châu Á đang đầu tư quá ít vào các kế hoạch phát triển nông nghiệp để tăng khả năng ứng phó của người dân trước biến đổi khí hậu.

Báo cáo cũng chỉ ra rằng, hầu hết các quốc gia châu Á đã ban hành những chính sách liên quan đến việc chuẩn bị cho thảm họa và biến đổi khí hậu, tuy nhiên, chúng lại được thực thi với mức độ thành công khác nhau.

Các chương trình giảm thiểu rủi ro thảm họa thường đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ ngành trung ương và chính quyền địa phương. Kết quả đánh giá của Oxfam cho thấy chính quyền địa phương thường không thể cung cấp cho người dân những công cụ cần thiết để chuẩn bị, ứng phó và phục hồi sau thiên tai. Tại châu Á, quy mô thiệt hại về mặt con người do các thảm họa là quá lớn, gấp nhiều lần mọi nỗ lực ứng phó, chứ chưa nói đến viễn cảnh có thể vượt qua các hậu quả gây ra bởi biến đổi khí hậu.

Giám đốc Tổ chức Oxfam tại Việt Nam, bà Babeth Lefur cho biết: “Năm 2013, chính phủ Việt Nam đã chủ động ứng phó với siêu bão Haiyan thông qua việc đặt mức chuẩn bị phòng chống bão ở cấp cao nhất cho các tỉnh ven biển. Gần 800.000 người đã được sơ tán trước khi bão đổ bộ vào đất liền. Tuy vậy, chính phủ vẫn cần quan tâm hơn đến việc sửa đổi, cập nhật hệ thống văn bản pháp luật liên quan và công tác triển khai thực hiện. Cụ thể, điều luật mới nhất về Phòng chống và Giảm nhẹ thiên tai (2013) cũng chỉ đề cập rất ít đến việc ứng phó với các tác động của biến đổi khí hậu cũng như cách xử lý trong các tình huống xấu.

Trong những năm qua, chính phủ Việt Nam đã ban hành một loạt những văn bản pháp luật về phòng chống và ứng phó với thảm họa, biến đổi khí hậu và các sự kiện cực đoan, nhằm mục đích tăng cường năng lực của cả người dân địa phương và chính quyền các cấp. Tuy nhiên, những văn bản này chỉ mang lại hiệu quả nếu nguồn lực được phân bổ hợp lý cho việc triển khai, với sự phối hợp và hợp tác chặt chẽ giữa các cơ quan có trách nhiệm ở tất cả các cấp”.

Theo đánh giá của Oxfam về việc phục hồi sau siêu bão Haiyan, Một năm kể từ ngày cơn bão Haiyan đổ bộ, bất chấp những nỗ lực cứu trợ nhân đạo khổng lồ mà chính phủ và người dân Philippines đã nhận được, các gia đình nơi đây vẫn đang chật vật trong việc khôi phục sinh kế và thậm chí còn thường trực đứng trước nguy cơ bị rơi xuống đáy sự cùng cực tại một khu vực đã vô cùng nghèo khó.

Hơn một triệu hộ gia đình nông dân nghèo trồng dừa và 200.000 hộ ngư dân đã bị ảnh hưởng, đây đều là những kế sinh nhai đặc trưng của các cộng đồng nghèo khó. Từ tháng 11/2013 đến nay, Oxfam đã triển khai hoạt động cứu trợ tại hơn 32 địa bàn chịu ảnh hưởng, đầu tư hỗ trợ 23 triệu đô la Mỹ (trong một kế hoạch ba năm trị giá 60 triệu); cung cấp nước sạch, nhà vệ sinh công cộng, máy bơm nước và phiếu đổi hàng cho hơn 868.960 người dân; trợ giúp họ sửa chữa nhà cửa, thay thế và đóng lại tàu đánh cá, dọn sạch các cây dừa bị gãy đổ, và xây dựng các xưởng mộc để chế biến những mảnh gỗ dừa thành nguyên liệu xây lại nhà cửa.

Cơn bão Haiyan và những thiệt hại mà nó để lại là minh chứng rõ ràng nhất cho sự dễ bị tổn thương của con người trước biến đổi khí hậu, nếu chúng ta tiếp tục phớt lờ thực tế này hay không làm gì để bù đắp, thì người dân tại những nơi mà cơn bão này đi qua sẽ tiếp tục gặp nhiều khó khăn trong đời sống và trở nên dễ tổn thương hơn nữa trước những thảm họa và nguy cơ đói nghèo trong tương lai.

Hai phần ba số dân toàn thế giới không được đảm bảo an ninh lương thực sống tại Châu Á. Đây lại là khu vực tập trung đông các hộ sản xuất lương thực quy mô nhỏ - nông dân và ngư dân. Nước biển dâng cao, xâm nhập mặn và lũ lụt là những mối đe dọa thường trực đối với những người dân sinh sống dọc theo hàng nghìn dặm đường bờ biển, chiếm từ 3,5 tới 5 triệu người nơi đâyvi. Các hậu quả tiêu cực tác động lên việc sản xuất lương thực sẽ thay đổi một loạt các mặt hàng trên thị trường, cũng như chồng thêm trách nhiệm lên chính phủ.

Hợp tác khu vực trên toàn châu Á là tối quan trọng để ứng phó với biến đổi khí hậu, đặc biệt khi mà các quốc gia thường bị tác động cùng một lúc. Phân tích của Oxfam chỉ ra rằng những tổ chức khu vực như Hiệp hội các nước Nam Á và Đông Nam Á cần làm nhiều hơn để thúc đẩy tăng nguồn lực quốc gia nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu. Các quốc gia trong khu vực cũng cần nắm bắt cơ hội, cùng nhau thương lượng trong hội nghị quốc tế về khí hậu UNFCCC vào tháng 12 sắp tới, tại Lima, Peru, để đảm bảo sự hỗ trợ tài chính mà họ thực sự cần từ các quốc gia phát triển,

“Các quốc gia phát triển cần hỗ trợ các quốc gia đang phát triển ở châu Á để họ có thể bảo vệ những người dân của mình trước các tác động của biến đổi khí hậu. Đây là cơ hội duy nhất để chúng ta mãi ghi nhớ sự thảm khốc của cơn bão Haiyan, và kêu gọi của Quỹ Khí hậu Xanh (GCF). Mười lăm tỷ đô la Mỹ nếu được cam kết trong hội nghị tại Peru, với mức cân đối 50% - 50% giữa thích ứng và giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu sẽ là cách thỏa đáng nhất để tưởng niệm những nạn nhân của Haiyan” ông Jabbar Khan kết luận.

Đối mặt với những dự đoán về tình trạng khí hậu ngày càng trở nên khắc nghiệt, các quốc gia tại châu Á và các nhà tài trợ quốc tế cần có trách nhiệm bảo vệ người dân bằng việc thực hiện các cam kết và mở rộng quy mô các chương trình hiện tại nhằm đảm bảo người dân có thể phục hồi trước những rủi ro liên quan đến khí hậu.

T.H (tài liệu do Oxfam cung cấp)

400 học sinh Đồng Nai nhận học bổng ‘Cho em đến trường’

Quỹ học bổng “Cho em đến trường” đã trao 400 suất học bổng trị giá 540 triệu đồng cho những em có hoàn cảnh khó khăn, không ngừng phấn đấu vươn lên trong học tập.

Hồ Quỳnh Hương tiết lộ bạn trai hơn 2 tuổi, yêu mặn nồng nhưng chưa muốn cưới

Dịp trở lại âm nhạc với MV 'Cứ để cho em', ca sĩ Hồ Quỳnh Hương xác nhận đang yêu một người đàn ông hơn 2 tuổi.

Cô gái miền Tây đổi đời nhờ vịt con duyên dáng, bất ngờ nổi tiếng châu Á

Câu chuyện cô gái Vĩnh Long đổi đời nhờ vịt con nở ra từ quả trứng hỏng được chọn làm thành phim, công chiếu trên kênh Discovery Asia đang thu hút sự chú ý của nhiều người châu Á.

Gác bằng thạc sĩ, chàng trai Cần Thơ về quê làm nông dân kiếm 1 tỷ đồng/năm

Có 2 bằng đại học, 1 bằng thạc sĩ nhưng Dương Đình Tuyễn ở TP Cần Thơ vẫn quyết định về quê chăm sóc khu vườn của gia đình, nhờ vậy anh có doanh thu cả tỷ đồng/năm.

Cụ ông 80 tuổi qua đời, con cháu phát hiện 'kho tiền' được chôn dưới lòng đất

Sau khi qua đời, gia đình ông tình cờ phát hiện ra số tiền lớn nhưng khi đào lên thì tiền bị mốc, hỏng hơn một nửa.

Học lỏm nghề lạ, cậu bé mồ côi thành người giàu thứ 3 Sài Gòn xưa

Mồ côi cả cha lẫn mẹ, cậu thiếu niên 13 tuổi học lỏm được nghề lạ, từng bước thoát nghèo rồi trở thành bá hộ, độc chiếm vị trí thứ 3 trong số tứ đại phú hào Sài Gòn xưa.

Gia tộc xưa có trăm nhà mặt phố, căn phòng bí mật nuôi gia nhân chỉ để đếm tiền

Đầu óc nhạy bén, khéo léo sử dụng “quyền lực” trong tay, vị phú hào sở hữu khối gia sản khổng lồ khiến người Pháp phải ngạc nhiên.

Người giàu nhất Sài Gòn xưa, giai thoại thuê nhân công phơi tiền cho khỏi mốc

Trong thời kỳ cực thịnh, gia đình Huyện Sỹ nắm trong tay toàn bộ vùng đất trù phú ở Gò Công, Long An, Tiền Giang kéo dài đến tận biên giới Campuchia.

Ngôi làng tỷ phú ở Vĩnh Phúc, người dân 'hái ra tiền' xây lâu đài nhờ một nghề

Tại xã Vân Xuân, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc có một ngôi làng nhỏ nhưng biệt thự mọc lên như nấm. Người dân quanh đây gọi nơi này là làng tỷ phú.

Ý kiến trái chiều về đề xuất người dưới 18 tuổi đi xe máy điện phải có bằng lái

Đại diện Uỷ ban An toàn giao thông quốc gia đề nghị bổ sung quy định người từ 16 đến dưới 18 tuổi đi xe máy điện, xe máy dưới 50 phân khối (50cc) phải có bằng lái nhưng nhiều ý kiến không đồng tình.

Đang cập nhật dữ liệu !