Vị Tướng già Nguyễn Quốc Thước: Giữ gìn hòa bình, đưa đất nước phát triển là trách nhiệm của người trẻ hôm nay

Đã 45 năm trôi qua, nhưng ký ức của Trung tướng Nguyễn Quốc Thước, người chứng kiến khoảnh khắc lịch sử tại Dinh Độc Lập vào trưa 30/4/1975, vẫn vẹn nguyên như mới ngày hôm qua.

 

{keywords}
Trung tướng Nguyễn Quốc Thước.

Tại nhà riêng của vị tướng già 94 tuổi trong con ngõ nhỏ trên đường Bưởi, Trung tướng Nguyễn Quốc Thước vẫn say sưa kể lại ký ức về những tháng năm hào hùng mà ông là một trong những người lính tực tiếp chiến đấu, trực tiếp chứng kiến thời khắc đất nước trọn niềm vui, giang sơn thu về một mối.

Ông kể, trong cuộc Tổng tấn công Mùa xuân năm 1975, chiến dịch Tây Nguyên được bắt đầu vào tháng 3/1975 là sự kiện mở màn quan trọng nhất. Lúc bấy giờ ông giữ vai trò Tham mưu trưởng chiến dịch Tây Nguyên, sau 14 ngày đêm giải phóng hoàn toàn Tây Nguyên, đập tan tập đoàn chiến lược Quân khu 2, Quân đoàn 2 của Ngụy trên chiến trường Tây Nguyên; qua đó thừa thắng tiến về giải phóng 3 tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa; rồi cùng 5 cánh quân tiến vào giải phóng Sài Gòn - Gia Định.

“Nói đến thắng lợi 30/4 thì không phải là nhận định của chúng tôi, mà sau 11h30 ngày 30/4, không chỉ Việt Nam mà cả thế giới vỡ oà niềm hân hoan phấn khởi, nhân dân yêu chuộng hoà bình, những người bạn của Việt Nam hết sức phấn chấn khi Việt Nam đã thắng Mỹ”, Trung tướng Nguyễn Quốc Thước nói.

Trong bối cảnh cả thế giới còn đang sợ Mỹ, Liên Xô là nước lớn như thế, dù ủng hộ thống nhất, nhưng thấy cán cân lực lượng giữa Việt Nam và Mỹ thì Liên Xô vẫn lo ngại nếu Việt Nam đánh thì tổn thất cho nhân dân Việt Nam.

“Các bạn Liên Xô đã khuyên ta tìm giải pháp khác. Nhưng Bác Hồ đã nói nhân dân Việt Nam quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ. Đấy là hiệu lệnh, lời hịch cho cả nước, cả miền Nam, miền Bắc trong đó lực lượng quân đội đi tiên phong theo đuổi quyết tâm của Bác Hồ sẽ có một ngày giải phóng Miền Nam”, Trung tướng Nguyễn Quốc Thước bồi hồi nhớ lại.

Và đúng 10 năm, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với nhân dân miền Nam (tiền tuyến), miền Bắc (chi viện cho miền Nam) đồng lòng dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng đã chiến thắng Mỹ vào ngày 30/4/1975.

{keywords}
Xe tăng tiến vào Dinh Độc lập.

45 năm đã trôi qua, nhưng nói về khoảnh khắc lịch sử ấy, Tướng Nguyễn Quốc Thước vẫn không thể quên cảm xúc như vỡ oà sau 10 năm chống Mỹ được đặt chân vào Sài Gòn đúng ngày 30/4/1975 lịch sử.

“Hình ảnh đọng lại mạnh mẽ nhất trong tôi đó là tại khu vực trước cửa Sân bay Tân Sơn Nhất và khu vực ngã tư Bảy Hiền. Đây đều là những địa điểm giao tranh quyết liệt nhất, khi mà bộ đội ta với lá ngụy trang xanh như khu rừng di động, đang rầm rập tiến vào, xe tăng ta với xe tăng của địch, bộ binh ta với bộ binh của địch đối chọi trực tiếp với nhau, nhân dân đứng ken đặc hai bên đường để đón chào các chiến sĩ.

Trong khi đó, ngược dòng với lực lượng quân giải phóng tiến vào là hàng dài ngụy quân mang trên mình quần đùi áo may ô, đầu trần không đeo giày, tay vẫy vẫy mảnh vải trắng đi ngược lại hướng hành quân của chúng tôi.

Chúng tôi không thể hình dung mới đêm qua thôi, đây là một đội quân còn được trang bị đến tận răng và vẫn còn hùng hổ lắm mà giờ đến như vậy…”, Tướng Nguyễn Quốc Thước nhớ lại.

Nói rồi, ông trùng lại khi nhắc đến những đồng đội đã không kịp hưởng trọn niềm vui chiến thắng. Khi đoàn quân của ông tiến vào ngã tư Bảy Hiền, thì bắt gặp 3 chiếc xe tăng của ta đang bùng cháy do bị hỏa lực trên cao của địch bắn xuống. Cả ba chiếc này tháp pháo đều đóng kín, trong đó là 15 người chiến sĩ, cán bộ của chúng ta.

“Sau 10 năm chống Mỹ, quân đoàn 3 có trên 3 vạn liệt sĩ. Cho nên sự mất mát đó, sự hy sinh trước thời khắc hòa bình đã để lại cảm xúc đau thương nhất, nặng nề nhất đối với người chỉ huy, người đã đưa anh em đi chiến đấu trong nhiều năm và chỉ còn mấy mươi phút nữa là đến thắng lợi vinh quang của đất nước, của đơn vị”, khoé mắt vị Tướng già rưng rưng.

Ngưng một lát, ông tiếp lời, cuộc chiến đã lùi xa, “thế hệ chúng tôi đã hoàn thành sứ mệnh dân tộc giao cho”. Để tiếp tục giữ vững thành quả cách mạng, để đưa đất nước tiếp tục tiến lên ngang hàng các nước phát triển trên thế giới, để giữ gìn hòa bình ông nói “trách nhiệm đó thuộc về những người trẻ hôm nay”.

N. Huyền

 

Hưng Yên triển khai phần mềm thực đơn cân bằng dinh dưỡng cho mẹ và bé

Bà mẹ và trẻ em dưới 5 tuổi tại Hưng Yên được tiếp cận ngân hàng thực đơn cân bằng dinh dưỡng đa dạng từ Ajinomoto Việt Nam với phần mềm thực đơn dinh dưỡng được Bộ Y tế phê duyệt.

400 học sinh Đồng Nai nhận học bổng ‘Cho em đến trường’

Quỹ học bổng “Cho em đến trường” đã trao 400 suất học bổng trị giá 540 triệu đồng cho những em có hoàn cảnh khó khăn, không ngừng phấn đấu vươn lên trong học tập.

Hồ Quỳnh Hương tiết lộ bạn trai hơn 2 tuổi, yêu mặn nồng nhưng chưa muốn cưới

Dịp trở lại âm nhạc với MV 'Cứ để cho em', ca sĩ Hồ Quỳnh Hương xác nhận đang yêu một người đàn ông hơn 2 tuổi.

Cô gái miền Tây đổi đời nhờ vịt con duyên dáng, bất ngờ nổi tiếng châu Á

Câu chuyện cô gái Vĩnh Long đổi đời nhờ vịt con nở ra từ quả trứng hỏng được chọn làm thành phim, công chiếu trên kênh Discovery Asia đang thu hút sự chú ý của nhiều người châu Á.

Gác bằng thạc sĩ, chàng trai Cần Thơ về quê làm nông dân kiếm 1 tỷ đồng/năm

Có 2 bằng đại học, 1 bằng thạc sĩ nhưng Dương Đình Tuyễn ở TP Cần Thơ vẫn quyết định về quê chăm sóc khu vườn của gia đình, nhờ vậy anh có doanh thu cả tỷ đồng/năm.

Cụ ông 80 tuổi qua đời, con cháu phát hiện 'kho tiền' được chôn dưới lòng đất

Sau khi qua đời, gia đình ông tình cờ phát hiện ra số tiền lớn nhưng khi đào lên thì tiền bị mốc, hỏng hơn một nửa.

Học lỏm nghề lạ, cậu bé mồ côi thành người giàu thứ 3 Sài Gòn xưa

Mồ côi cả cha lẫn mẹ, cậu thiếu niên 13 tuổi học lỏm được nghề lạ, từng bước thoát nghèo rồi trở thành bá hộ, độc chiếm vị trí thứ 3 trong số tứ đại phú hào Sài Gòn xưa.

Gia tộc xưa có trăm nhà mặt phố, căn phòng bí mật nuôi gia nhân chỉ để đếm tiền

Đầu óc nhạy bén, khéo léo sử dụng “quyền lực” trong tay, vị phú hào sở hữu khối gia sản khổng lồ khiến người Pháp phải ngạc nhiên.

Người giàu nhất Sài Gòn xưa, giai thoại thuê nhân công phơi tiền cho khỏi mốc

Trong thời kỳ cực thịnh, gia đình Huyện Sỹ nắm trong tay toàn bộ vùng đất trù phú ở Gò Công, Long An, Tiền Giang kéo dài đến tận biên giới Campuchia.

Ngôi làng tỷ phú ở Vĩnh Phúc, người dân 'hái ra tiền' xây lâu đài nhờ một nghề

Tại xã Vân Xuân, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc có một ngôi làng nhỏ nhưng biệt thự mọc lên như nấm. Người dân quanh đây gọi nơi này là làng tỷ phú.

Đang cập nhật dữ liệu !