Trường Sa trong trái tim Kiều bào

Với tổng giá trị lên đến 1,2 tỷ đồng, những món quà dù là tivi, tủ lạnh, máy tính… hay chỉ đơn giản là những vật dụng hàng ngày như sổ, bút viết… cũng đều là tấm lòng chân thành nhất của đồng bào sống xa quê hương gửi đến cán bộ, chiến sĩ Trường Sa.

Các thành viên Đoàn công tác số 5 chụp ảnh trên boong tàu KN490

Người Việt dù ở đâu cũng có trách nhiệm bảo vệ tổ quốc

Ngày 14/4/2019, con tàu kiểm ngư Việt Nam – KN490 đưa 200 thành viên của Đoàn công tác số 5 rời quân cảng Cam Ranh, bắt đầu chuyến hành trình đưa những người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc ở khắp nơi trên thế giới tới với những người lính Hải quân đang ngày đêm canh giữ cho chủ quyền Tổ quốc tại 10 đảo Sơn Ca, Sinh Tồn Đông, Tiên Nữ, Núi Le, Tốc Tan, Phan Vinh, Đá Đông, Trường Sa Đông, Đá Tây, Trường Sa (thuộc huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa) và Nhà giàn DK1/20 (thuộc thềm lục địa phía Nam của Tổ quốc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu).

Đây là sự kiện thường niên dành cho cộng đồng kiều bào do Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài - Bộ Ngoại giao (UBNNVNVNONN), phối hợp với Bộ Tư lệnh Hải quân tổ chức trong liên tục 8 năm qua.

Đoàn công tác do Đại tá Đào Ngọc Quỳ - Chính ủy Cục Hậu cần Hải quân - làm Trưởng đoàn; Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Quốc Cường - Chủ nhiệm UBNNVNVNONN- làm Phó trưởng đoàn. Đoàn đã tới thăm hỏi, giao lưu văn nghệ và tặng quà cho các cán bộ, chiến sỹ thuộc Quân chủng Hải quân Việt Nam cùng các hộ dân tại Trường Sa và Nhà giàn DK1/20.

Trường Sa trong suy nghĩ của người Việt, vẫn được biết đến là vùng biển trời thiêng liêng, phên dậu của Tổ quốc trên biển Đông. Thế nhưng phải đi qua chuyến hành trình 9 ngày trực tiếp đặt chân tới Trường Sa và tận mắt chứng kiến cuộc sống của quân dân nơi đây, các thành viên Đoàn công tác, trong đó có 55 kiều bào đến từ 19 quốc gia, mới có cơ hội để thấy và cảm nhận một cách toàn diện nhất những gì đang diễn ra nơi đầu sóng ngọn gió, và từ đó, thêm yêu và tin tưởng vào công cuộc gìn giữ chủ quyền của Tổ quốc.

Ở nơi xa đất liền, khí hậu khắc nghiệt, lương thực có thể không thiếu nhưng rau xanh thì lại là một vấn đề lớn, vì vậy cán bộ chiến sỹ nơi đây phải tự tìm cách trồng rau để đảm bảo cho bữa ăn hàng ngày. Để trồng được rau trên đảo, các chiến sỹ phải tận dụng từng nắm đất gửi từ đất liền ra, nước ngọt tiết kiệm từng giọt và cũng được tận dụng triệt để từ nước thải sinh hoạt. Các thành viên Đoàn công tác không khỏi thích thú trước những luống rau xanh mơn mởn với đủ loại như rau muốn, mồng tơi, rau dền, khoai lang… được che chắn, đặt biển tên cẩn thận.

Theo Thiếu tá Nguyễn Văn Trung – Chính trị viên đảo Sinh Tồn Đông, hệ thống rau xanh và cây trồng trên đảo rất được quan tâm và chú trọng. Ở các đảo thuộc huyện đảo Trường Sa, mỗi chiến sỹ ngoài việc rèn luyện thể lực, phục vụ cho công tác bảo vệ chủ quyền, còn có một nhiệm vụ đặc biệt khác: đó là hàng năm, mỗi chiến sỹ phải trồng được 2 cây xanh, đảm bảo sống được. Để từ đó, sau nhiều thế hệ, những cây con sẽ lớn và tạo thành một hệ sinh thái xanh đặc biệt của Trường Sa.

“Đứng trên độ cao vài chục mét của Nhà giàn và nhìn xuống biển, cảm xúc của tôi chính là ấn tượng và tự hào. Sự kỳ vĩ của Nhà giàn ngày hôm nay là công sức to lớn của các đồng chí Hải quân, đã hy sinh quên mình để bảo vệ cho chủ quyền của Tổ quốc. Tôi hiểu rằng, bản thân mình cũng như rất nhiều người dân Việt Nam khác, dù ở bất cứ đâu, cũng đều có trách nhiệm bảo vệ cho những công trình như thế này” – nghệ sĩ Trí Minh, kiều bào Đan Mạch, chia sẻ.

Từng là một người lính của Quân chủng Hải quân Việt Nam, anh Nguyễn Văn Thanh, kiều bào sinh sống tại CHLB Đức, trong chuyến thăm lần này đã có dịp trở về với biển đảo quê hương, thăm anh em đồng đội. Anh xúc động chia sẻ: “Tôi đã có cơ hội được bắt tay, ôm hôn các đồng chí chiến sỹ mà tuổi đời mới chỉ mười tám, đôi mươi, những người mà khi được hỏi về người thân, gia đình thì đôi tay đều run lên. Truyền thống của đồng bào ta hàng nghìn năm nay chính là không bao giờ khuất phục trước quân thù. Có thể trước kia là Bạch Đằng, là Chi Lăng, thì bây giờ là Gạc Ma. Kể cả chiến tranh có xảy ra ngay lúc này đi chăng nữa, tôi tin rằng khi Tổ quốc cần, Tổ quốc kêu gọi, thì những đôi bàn tay run rẩy trước tình cảm của người thân ấy vẫn luôn sẵn sàng là tay súng vững chắc để bảo vệ biên cương của Tổ quốc”.

Tấm lòng từ năm châu bốn biển

Đại diện cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, 55 đại biểu kiều bào từ 19 quốc gia đã đem theo những món quà thiết thực nhất gửi tặng các chiến sỹ ngoài đảo xa, với hy vọng có thể hỗ trợ phần nào cho cuộc sống của các anh.

Với tổng giá trị lên đến 1,2 tỷ đồng, những món quà dù là tivi, tủ lạnh, máy tính… hay chỉ đơn giản là những vật dụng hàng ngày như sổ, bút viết… cũng đều là tấm lòng chân thành nhất của đồng bào sống xa quê hương.

Sau mỗi hải trình thăm huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn, các câu lạc bộ, hội, đoàn lại được thành lập trong cộng đồng người Việt khắp nơi trên thế giới, với mục đích và ý nghĩa gắn liền với vấn đề chủ quyền biển đảo thiêng liêng. Được thành lập từ năm 2017, Câu lạc bộ Trường Sa CHLB Đức không chỉ tập hợp những kiều bào đã từng có cơ hội tới thăm Trường Sa, mà còn chào mừng cả những người Việt có tình yêu và mong muốn đóng góp cho công cuộc bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.

Ở Ba Lan, Quỹ vì Trường Sa cũng đã được thành lập và đang ngày một mở rộng thêm, với những hoạt động tích cực hướng về biển đảo. Chị Cao Hồng Vinh, Phó Chủ tịch Hội Phụ nữ Việt Nam tại Ba Lan, cũng là thành viên của Quỹ, chia sẻ: “Được sự tư vấn của UBNNVNVNONN, chúng tôi được biết tình hình cơ sở vật chất hiện nay ở các đảo. Vì vậy, trong chuyến thăm lần này, Quỹ vì Trường Sa đã quyết định gửi tặng các đảo Trường Sa và Nhà giàn 12 bộ máy tính. Năm nay, Ban vận động Quỹ cũng đã được thành lập, khi trở về, chúng tôi sẽ hoạt động tích cực hơn nữa, đóng góp mỗi người một chút để giúp đỡ phần nào cho các chiến sỹ”.

Ngoài ra, còn có rất nhiều món quà tới từ cộng đồng người Việt tại Nga, Hàn Quốc, Úc, Thái Lan, CH Séc… Thế nhưng, có lẽ đối với các chiến sỹ, thì tình cảm của bà con mới chính là món quà vô giá nhất, như lời khẳng định của Trung úy Nguyễn Tiến Tảo – Chính trị viên đảo Trường Sa Đông: “Mặc dù vẫn còn những khó khăn, thiếu thốn, nhưng những gì Đoàn mang tới với các chiến sỹ, dù là tình cảm hay vật chất thì chúng tôi đều trân trọng. Tấm lòng chính là món quà quý giá nhất!”.

Nói lời tạm biệt vào ngày cuối cùng tại đảo Trường Sa Lớn, 200 thành viên trên con tàu KN490 đã cùng đồng thanh hô vang “Kiều bào yêu Trường Sa”, và rồi xúc động nghẹn ngào khi được đáp lại rằng “Trường Sa yêu kiều bào”. Chuyến thăm Trường Sa và nhà giàn DK1 kết thúc đã để lại vô vàn cảm xúc khó quên cho những thành viên của Đoàn công tác.

Huyền Anh

Hưng Yên triển khai phần mềm thực đơn cân bằng dinh dưỡng cho mẹ và bé

Bà mẹ và trẻ em dưới 5 tuổi tại Hưng Yên được tiếp cận ngân hàng thực đơn cân bằng dinh dưỡng đa dạng từ Ajinomoto Việt Nam với phần mềm thực đơn dinh dưỡng được Bộ Y tế phê duyệt.

400 học sinh Đồng Nai nhận học bổng ‘Cho em đến trường’

Quỹ học bổng “Cho em đến trường” đã trao 400 suất học bổng trị giá 540 triệu đồng cho những em có hoàn cảnh khó khăn, không ngừng phấn đấu vươn lên trong học tập.

Hồ Quỳnh Hương tiết lộ bạn trai hơn 2 tuổi, yêu mặn nồng nhưng chưa muốn cưới

Dịp trở lại âm nhạc với MV 'Cứ để cho em', ca sĩ Hồ Quỳnh Hương xác nhận đang yêu một người đàn ông hơn 2 tuổi.

Cô gái miền Tây đổi đời nhờ vịt con duyên dáng, bất ngờ nổi tiếng châu Á

Câu chuyện cô gái Vĩnh Long đổi đời nhờ vịt con nở ra từ quả trứng hỏng được chọn làm thành phim, công chiếu trên kênh Discovery Asia đang thu hút sự chú ý của nhiều người châu Á.

Gác bằng thạc sĩ, chàng trai Cần Thơ về quê làm nông dân kiếm 1 tỷ đồng/năm

Có 2 bằng đại học, 1 bằng thạc sĩ nhưng Dương Đình Tuyễn ở TP Cần Thơ vẫn quyết định về quê chăm sóc khu vườn của gia đình, nhờ vậy anh có doanh thu cả tỷ đồng/năm.

Cụ ông 80 tuổi qua đời, con cháu phát hiện 'kho tiền' được chôn dưới lòng đất

Sau khi qua đời, gia đình ông tình cờ phát hiện ra số tiền lớn nhưng khi đào lên thì tiền bị mốc, hỏng hơn một nửa.

Học lỏm nghề lạ, cậu bé mồ côi thành người giàu thứ 3 Sài Gòn xưa

Mồ côi cả cha lẫn mẹ, cậu thiếu niên 13 tuổi học lỏm được nghề lạ, từng bước thoát nghèo rồi trở thành bá hộ, độc chiếm vị trí thứ 3 trong số tứ đại phú hào Sài Gòn xưa.

Gia tộc xưa có trăm nhà mặt phố, căn phòng bí mật nuôi gia nhân chỉ để đếm tiền

Đầu óc nhạy bén, khéo léo sử dụng “quyền lực” trong tay, vị phú hào sở hữu khối gia sản khổng lồ khiến người Pháp phải ngạc nhiên.

Người giàu nhất Sài Gòn xưa, giai thoại thuê nhân công phơi tiền cho khỏi mốc

Trong thời kỳ cực thịnh, gia đình Huyện Sỹ nắm trong tay toàn bộ vùng đất trù phú ở Gò Công, Long An, Tiền Giang kéo dài đến tận biên giới Campuchia.

Ngôi làng tỷ phú ở Vĩnh Phúc, người dân 'hái ra tiền' xây lâu đài nhờ một nghề

Tại xã Vân Xuân, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc có một ngôi làng nhỏ nhưng biệt thự mọc lên như nấm. Người dân quanh đây gọi nơi này là làng tỷ phú.

Đang cập nhật dữ liệu !