Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam dự báo khả năng hạn mặn tiếp tục cao

Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam dự báo nguồn nước mùa kiệt 2020-2021 về đồng bằng thấp hơn đáng kể so với trung bình nhiều năm, chỉ tương đương với các năm kiệt gần đây 2015-2016 hoặc 2019-2020.

Theo Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam, tình hình mưa trên đồng bằng từ ngày 10/12 đến ngày 16/12, trong tuần mưa xuất hiện hầu khắp trên đồng bằng. Mưa vừa xuất hiện tại các trạm Phú Mỹ, Vĩnh Long, An Ninh KV3, mưa lớn xuất hiện tại 2 trạm Vĩnh Điền và Tri Tôn với lũy tích lượng mưa trong tuần trên dưới 120mm.

Nguồn nước mùa khô năm 2020-2021 về vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) thấp hơn so với trung bình 10 năm gần đây. Lưu lượng bình quân tháng 12 thấp hơn so với trung bình và có cao hơn so với năm kiệt 2015-2016 và 2019-2020.

{keywords}
Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam dự báo khả năng hạn mặn tiếp tục cao. (Ảnh minh họa)

Năm 2020, khu vực thượng nguồn Trung Quốc thiếu hụt tổng lượng mưa so với trung bình nhiều năm khoảng 10-20%, các hồ thủy điện Trung quốc tích nước và xả nước cầm chừng, không có xả tràn, lượng xả nước mùa khô 2020-2021 dự báo trên dưới 1000 m3/s. Mưa hạ lưu vực đã giảm, dự báo dòng chảy về đồng bằng giảm, mặn có xu hướng tăng dần trong tháng 12 và các tháng đầu mùa khô.

Theo dự báo của Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam, vùng thượng ĐBSCL, bao gồm phần đất tỉnh An Giang, Đồng Tháp, thượng nguồn Long An, Kiên Giang và TP. Cần Thơ, nguồn nước hiện thuận lợi cho sản xuất, tận dụng thời điểm lấy nước ở các vị trí xa kênh trục

Vùng giữa ĐBSCL, bao gồm phần đất thuộc TP. Cần Thơ, tỉnh Tiền Giang, Long An, Kiên Giang, Hậu Giang, Đồng Tháp, tỉnh Vĩnh Long và vùng được kiểm soát mặn ở Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến Tre, nguồn nước còn thuận lợi cho sản xuất. Vùng không bị ảnh hưởng mặn có thể tưới tự chảy nhờ lợi dụng thủy triều.

Vùng ven biển ĐBSCL bao gồm ven biển các tỉnh ven biển ĐBSCL (Long An, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và tỉnh Kiên Giang) dự báo 2021 là năm mặn hạn cao, chủ động các biện pháp tích trữ nước từ bây giờ khi nguồn nước chưa bị ảnh hưởng mặn. Chủ động các biện pháp tích trữ nước bảo vệ các vườn cây trái và nước sinh hoạt.

Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam dự báo tiềm năng nguồn nước mùa khô năm 2020-2021, nước về thấp ngay từ đầu mùa khô và mặn bất thường có thể xảy ra sớm ngay từ các tháng đầu mùa khô, tháng 12, tháng 1 và kéo dài tới tháng 5, có thể còn xảy ra những biến động bất thường ở bất cứ thời điểm nào theo vận hành thủy điện và các thời tiết cực đoan, triều cường, gió Chướng.

Vì vậy, các địa phương chủ động các giải pháp ứng phó, phòng chống hạn mặn nặng ngay từ bây giờ. Cụ thể, vùng thượng ĐBSCL, nguồn nước đảm bảo cho sản xuất, chủ động sản xuất sớm vụ đông xuân nhằm giảm sử dụng nước các tháng kiệt. Tăng cường các giải pháp cấp nước cho các vùng núi cao thuộc Tri Tôn, Tịnh Biên đề phòng hạn ở các vùng này.

Vùng giữa ĐBSCL đề phòng ảnh hưởng mặn xâm nhập cao trong năm này, chủ động giảm diện tích vụ Đông xuân các vùng đã bị ảnh hưởng ở năm 2020. Tăng cường các giải pháp bảo vệ nguồn nước, tích trữ nước và bơm hút khi cần. Khi lấy ngọt hoặc tưới cho cây trồng cần kiểm tra chặt chẽ độ mặn, nhất là đối với cây ăn quả.

Vùng ven biển ĐBSCL, nguồn nước ngọt có nguy cơ bị thiếu hụt cao giữa mùa khô, xâm nhập mặn dự báo tại các cửa sông Cửu Long cao ngay ở tháng 1, tháng 2, duy trì cao trong tháng 3, giảm dần ở tháng 6. Chủ động các giải pháp bơm trữ nước và cấp nước sinh hoạt.

Với các diễn biến dòng chảy cập nhật về đồng bằng đến hiện nay, Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam dự báo nguồn nước mùa kiệt 2020-2021 về đồng bằng thấp hơn đáng kể so với trung bình nhiều năm, chỉ tương đương với các năm kiệt gần đây 2015-2016 hoặc 2019-2020. Vì vậy, khả năng hạn mặn tiếp tục cao ở năm này.

Các địa phương chủ động các biện pháp phòng chống hạn mặn từ bây giờ. Bố trí sản xuất hợp lý, hạn chế sản xuất ở vùng có nguy cơ cao đã bị ảnh hưởng ở năm 2020, chủ động các biện pháp trữ nước phục vụ sản xuất, bảo vệ các vườn cây và cấp nước sinh hoạt. Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam sẽ liên tục cập nhật các bản hàng tuần, bản tin đột xuất (nếu có bất thường) về nguồn nước, các địa phương tiếp tục theo dõi thông tin cập nhật để điều hành sản xuất, chia sẻ các thông tin mặn bất thường so với dự báo để kết quả dự báo ngày càng tin cậy hơn.

Minh Thư

Lý giải nguyên nhân bão số 1 đi lệch so với những dự báo trước đó

Sau khi đi sâu vào đất liền khu vực phía Nam tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) bão số 1 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới.

Bão số 1 cách Quảng Ninh khoảng 140km, tiến nhanh về đất liền

Dự báo hôm nay bão số 1 sẽ đổ bộ đất liền các tỉnh Đông Bắc của Bắc Bộ, nhiều nơi mưa to đến rất to và có nguy cơ sạt lở đất, ngập úng.

Bão số 1 đang đạt sức mạnh lớn nhất, hướng về Quảng Ninh- Hải Phòng

Bão số 1 giật cấp 15, đạt cường độ lớn nhất, cách bán đảo Lôi Châu khoảng 340km về phía Đông Đông Nam. Khoảng 16h ngày 18/7, bão trên vùng ven biển tỉnh Quảng Ninh-Hải Phòng

Dự báo thời tiết 17/7: Miền Bắc ngày nắng gắt, từ đêm bắt đầu mưa rất to

Dự báo thời tiết ngày 17/7, Bắc và Trung Bộ vẫn nắng nóng đến gay gắt vào ban ngày; nhưng từ đêm, do ảnh hưởng hoàn lưu bão số 1, sẽ có mưa to đến rất to.

Bão số 1 tăng cấp, hướng vào Bắc Bộ

Bão số 1 tăng thêm một cấp so với hôm qua. Dự báo bão di chuyển với tốc độ 10-15km/h và sẽ tiếp tục tăng cấp.

Áp thấp nhiệt đới vào Biển Đông, 2 kịch bản khi mạnh lên thành bão

Trong chiều nay, áp thấp nhiệt đới ngoài khơi Philippines đã đi vào Biển Đông và có khả năng mạnh lên thành bão số 1.

Dự báo thời tiết 14/7: Nắng nóng miền Bắc còn gay gắt, từ chiều tối mưa dồn dập

Dự báo thời tiết ngày 14/7, nắng nóng giảm dần ở miền Bắc, từ chiều tối có mưa giông diện rộng. Riêng Trung Bộ còn nắng nóng gay gắt. Tây Nguyên và Nam Bộ mưa liên tiếp vào chiều tối.

Miền Bắc sắp mưa lớn, có thể kèm gió giật mạnh sau chuỗi ngày nắng nóng

Mưa bắt đầu xuất hiện ở vùng núi miền Bắc sau đó mở rộng ra toàn khu vực với lượng lớn đến 150mm. Sau chuỗi ngày nắng nóng ròng rã, trong cơn mưa đề phòng giông, lốc và gió giật mạnh.

Thời tiết Hà Nội 3 ngày tới: Nắng nóng hầm hập rồi mưa mát vào cuối tuần

Dự báo thời tiết Hà Nội 3 ngày tới, trong 1-2 ngày đầu, nắng nóng hầm hập tiếp diễn. Đợt nắng nóng này sẽ kết thúc vào cuối tuần, từ 15/7 trời mát và có lúc có mưa.

Thời tiết Hà Nội 12/7: Nắng nóng cao điểm nhất cả đợt, vượt ngưỡng 38 độ

Dự báo thời tiết Hà Nội 12/7, nắng nóng đến gay gắt tiếp diễn với nền nhiệt ở mức cao điểm, vượt ngưỡng 38 độ; ban đêm ít khả năng xảy ra mưa giông.

Đang cập nhật dữ liệu !