Huế: Nỗ lực cứu cây đặc sản Thanh Trà bị hư hại nặng sau mưa lũ

Người dân Thừa Thiên - Huế đang triển khai nhiều biện pháp để khôi phục, cứu hàng trăm héc ta cây đặc sản Thanh Trà bị nấm sâu bệnh, héo rụng lá… sau khi bị ngâm nước mưa lũ lâu ngày.

{keywords}
Người dân phường Hương Vân (thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên – Huế) trèo lên cây Thanh Trà chữa trị bệnh trên thân cây sau mưa lũ.

Sau những ngày mưa bão ngập lụt kéo dài, hàng trăm héc ta cây Thanh Trà ở tỉnh Thừa Thiên - Huế bị ngâm nước lâu ngày đang bị nấm, héo rụng lá, sâu bệnh… tràn lan hoặc chết. Người dân đang tranh thủ lúc nước rút thời tiết thuận lợi không mưa ra vườn dọn dẹp xới đất dải vôi rửa chua, khoét vỏ chống nấm bệnh lây lan, chặt cành bị gãy… cứu các cây còn sót lại.

{keywords}
Dùng dao cắt vỏ chữa trị bệnh nấm lây lan trên cành cây Thanh Trà.
{keywords}
Bệnh ở thân cây Thanh Trà lan rộng và có nguy cơ bị chết rất cao sau khi bị ngâm nước lũ.

Có mặt tại các vườn cây Thanh Trà ở phường Hương Vân (thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên - Huế) cho thấy, nhiều chủ vườn sau khi xới đất xung quanh thì ngồi dưới gốc hoặc trèo lên trên cành cây Thanh Trà tìm chỗ bị nấm khoét vỏ chống bệnh lây lan và quét vôi ở thân cây, tỉa cành.

“Bây giờ đã muộn để cứu cây khỏi chết vì mưa ngập dài ngày quá rồi, chừ thì xem cây nào có khả năng thì cứu cây đó thôi”, ông Trần Hữu Thanh (SN 1957, trú thôn Lại Bằng, phường Hương Vân, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên - Huế) ngậm ngùi nói.

Chia sẻ với PV, ông Trần Hữu Thanh cho biết, gia đình trồng được 6 sào với 50 cây đã 6 năm tuổi và mới bán vụ đầu tiên được 75 triệu đồng. Hứa hẹn sang năm thu nhập sẽ tăng gấp đôi nhưng hiện đã bị nấm bệnh tràn lan hoặc chết và chỉ còn khoảng 30 cây đang tiếp tục chăm sóc, mong sao cây không chết nữa.

{keywords}
Ông Trần Hữu Thanh đang đục thân để chữa trị bệnh xuất hiện ở cây Thanh Trà.
{keywords}
Hàng cây Thanh Trà được bôi xanh quanh thân chống sâu bệnh sau khi nước rút.

Đang cố leo trèo lên cành cây Thanh Trà với vẻ mệt mỏi để quét vôi chống nấm bệnh, anh Hồ Văn Túy (trú phường Hương Vân) cho biết, tôi trồng được 300 cây và vừa rồi mới ra quả bán được 50 triệu đồng nhưng do ngâm nước lũ lâu ngày nên bị chết mất hơn 100 cây. "Cây Thanh Trà non mới trồng khoảng tầm 4 năm tuổi hầu như chết hết và tôi đang tập trung cứu chữa bệnh cho các cây còn sót lại".

{keywords}
Anh Hồ Văn Túy đang bôi thuốc để chống nấm bệnh cho cây.
{keywords}
Dưới gốc được người dân xới đất và dải vôi trắng rửa chua.

Người dân phường Hương Vân cho biết, đa số những cây Thanh Trà bị chết là những cây mới trồng, chuẩn bị được thu hoạch quả từ 3 – 5 năm tuổi. Ngoài thiệt hại về kinh tế thì việc khôi phục hoặc trồng lại rất gặp khó khăn bởi thời gian chăm sóc ra quả dài ngày và nhanh nhất phải trồng được 6 năm mới cho thu hoạch quả.

Ông Hoàng Anh Tuấn, Chủ tịch UBND phường Hương Vân thông tin, địa phương có 138ha cây Thanh Trà từ 3 - 5 năm tuổi bị chết do mưa lũ và gây thiệt hại lớn. Tranh thủ thời tiết thuận lợi, người dân ra dọn vườn, chặt bỏ những cây thanh trà chết, cây bị nấm được xử lý bằng cách bôi vôi, tỉa bớt cành lá và trồng thêm cây mới vào chỗ cây chết.

{keywords}
Cây Thanh Trà phải cắt ngang thân do bị bão quật gãy.
{keywords}
Hàng loạt cây Thanh Trà 3 – 5 tuổi bị chết la liệt.

Không chỉ người dân trồng cây Thanh Trà ở phường Hương Vân (thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên – Huế) bị thiệt hại sau các đợt mưa lũ mà hàng trăm hộ dân ở phường Thủy Biều (TP Huế) và xã Phong Thu (huyện Phong Điền) cũng rơi vào cảnh điêu đứng tương tự khi các cây Thanh Trà bị chết hoặc bị nhiễm sâu bệnh khiến cây yếu sức rồi chết.

Theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Thừa Thiên - Huế, đợt mưa bão ngập lụt vừa qua khiến 540ha cây có múi ở địa phương bị thiệt hại và phần lớn là cây Thanh Trà.

Hà Oai

Lý giải nguyên nhân bão số 1 đi lệch so với những dự báo trước đó

Sau khi đi sâu vào đất liền khu vực phía Nam tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) bão số 1 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới.

Bão số 1 cách Quảng Ninh khoảng 140km, tiến nhanh về đất liền

Dự báo hôm nay bão số 1 sẽ đổ bộ đất liền các tỉnh Đông Bắc của Bắc Bộ, nhiều nơi mưa to đến rất to và có nguy cơ sạt lở đất, ngập úng.

Bão số 1 đang đạt sức mạnh lớn nhất, hướng về Quảng Ninh- Hải Phòng

Bão số 1 giật cấp 15, đạt cường độ lớn nhất, cách bán đảo Lôi Châu khoảng 340km về phía Đông Đông Nam. Khoảng 16h ngày 18/7, bão trên vùng ven biển tỉnh Quảng Ninh-Hải Phòng

Dự báo thời tiết 17/7: Miền Bắc ngày nắng gắt, từ đêm bắt đầu mưa rất to

Dự báo thời tiết ngày 17/7, Bắc và Trung Bộ vẫn nắng nóng đến gay gắt vào ban ngày; nhưng từ đêm, do ảnh hưởng hoàn lưu bão số 1, sẽ có mưa to đến rất to.

Bão số 1 tăng cấp, hướng vào Bắc Bộ

Bão số 1 tăng thêm một cấp so với hôm qua. Dự báo bão di chuyển với tốc độ 10-15km/h và sẽ tiếp tục tăng cấp.

Áp thấp nhiệt đới vào Biển Đông, 2 kịch bản khi mạnh lên thành bão

Trong chiều nay, áp thấp nhiệt đới ngoài khơi Philippines đã đi vào Biển Đông và có khả năng mạnh lên thành bão số 1.

Dự báo thời tiết 14/7: Nắng nóng miền Bắc còn gay gắt, từ chiều tối mưa dồn dập

Dự báo thời tiết ngày 14/7, nắng nóng giảm dần ở miền Bắc, từ chiều tối có mưa giông diện rộng. Riêng Trung Bộ còn nắng nóng gay gắt. Tây Nguyên và Nam Bộ mưa liên tiếp vào chiều tối.

Miền Bắc sắp mưa lớn, có thể kèm gió giật mạnh sau chuỗi ngày nắng nóng

Mưa bắt đầu xuất hiện ở vùng núi miền Bắc sau đó mở rộng ra toàn khu vực với lượng lớn đến 150mm. Sau chuỗi ngày nắng nóng ròng rã, trong cơn mưa đề phòng giông, lốc và gió giật mạnh.

Thời tiết Hà Nội 3 ngày tới: Nắng nóng hầm hập rồi mưa mát vào cuối tuần

Dự báo thời tiết Hà Nội 3 ngày tới, trong 1-2 ngày đầu, nắng nóng hầm hập tiếp diễn. Đợt nắng nóng này sẽ kết thúc vào cuối tuần, từ 15/7 trời mát và có lúc có mưa.

Thời tiết Hà Nội 12/7: Nắng nóng cao điểm nhất cả đợt, vượt ngưỡng 38 độ

Dự báo thời tiết Hà Nội 12/7, nắng nóng đến gay gắt tiếp diễn với nền nhiệt ở mức cao điểm, vượt ngưỡng 38 độ; ban đêm ít khả năng xảy ra mưa giông.

Đang cập nhật dữ liệu !