Theo chân những đứa trẻ trầm sình

Không biết khái niệm công viên là gì, chưa bao giờ nhìn thấy xe hơi và hoàn toàn xa lạ với cụm từ… “rạp chiếu bóng”, dẫu rằng các em là cư dân của vùng đất hoa lệ Sài Gòn.

Theo chân những đứa trẻ trầm sình

Tuổi thơ của các em lại cõng đầy gánh nặng áo cơm với tháng rộng ngày dài bì bõm lội sình mò ốc, bắt cá trong manh áo tả tơi, lạnh giá thay vì được đến trường. Tương lai của nhiều đứa trẻ nơi đây đang làm trĩu nặng tâm can của những ai có lòng trắc ẩn.

Theo chân những đứa trẻ trầm sình

Những đứa trẻ trầm sình ở xã đảo Thạnh An, Cần Giờ

Gập ghềnh đường ra đảo xa…

Xe dừng lại thị trấn Cần Thạnh – Trung tâm huyện Cần Giờ, TP.HCM để ra đến xã đảo Thạnh An, chúng tôi mua vé tàu làm cuộc hành trình 45 phút vượt biển trong sóng gió rào rạt. Khách đi tàu hôm ấy khá đông. Họ phần lớn là những phụ nữ, những người thay vì bán mớ cá tôm ngay tại xã đảo Thạnh An mà chồng con bặm mình trong sóng gió đêm hôm kéo lưới, thì họ quyết định vượt biển mang ra trung tâm huyện để bán được giá hơn vài mươi ngàn đồng.

Khách đi tàu còn có bóng dáng của vài em học sinh cấp 3 đang học nội trú tại 3 trường huyện. Ông Minh – người lái tàu – mắt vẫn đăm chiêu hướng về phía trước nói: “Mấy đứa trẻ này được cha mẹ tạo điều kiện cho ăn học, đến trường là may mắn lắm đấy! Bởi con số học sinh có điều kiện vượt biển nuôi chữ ở Thạnh An rất khiêm tốn so với số trẻ mù chữ hoặc vừa biết đọc biết viết đã phải nghỉ ngay vì gánh nặng áo cơm”.

Cô giáo Nguyễn Thị Loan, quê ở Bà Rịa – Vũng Tàu vì trót mê nghiệp dạy mà thân gái dặm trường đến xã đảo heo hút để gieo chữ. Cô Loan cho biết cô dạy chữ ở ấp Thiềng Liềng, cách đảo Thạnh An gần 1 giờ tàu chạy, là ấp xa xôi, nghèo khó nhất xã Thạnh An. Qua cô giáo này chúng tôi được biết rằng người dân ở xã đảo chủ yếu làm nghề đi biển, đi tàu nên hầu như bọn trẻ chỉ được học đến lớp 9 rồi theo gia đình đi làm.

Ở xã đảo có một trường tiểu học và THCS với khoảng 700 học sinh đến trường. Thiềng Liềng có một phân hiệu tiểu học và mẫu giáo được gộp chung lại với 8 giáo viên dạy cho 120 em ở tất cả các lớp. Ở Thiềng Liềng nhà lá nhiều hơn nhà gạch, học trò thì em nào cũng hoàn cảnh nghèo như nhau nên “bữa đi học, bữa đi trầm sình mong kiếm thêm vài lon gạo đỡ đần cho cha mẹ.

Anh Nguyễn Văn Lân – nhân viên quản lí Trạm viễn thông Viettel trên xã đảo Thạnh An nói: “Đường từ thị trấn Cần Thạnh ra đảo Thạnh An, đặc biệt là đảo Thiềng Liềng gian nan, cách trở nên chuyện ăn học của trẻ em ở đây rất khó khăn. Vì thế những gia đình có con em được ra huyện học cấp 3 phải gánh gồng dữ lắm đó!”.

Tuổi thơ nhọc nhằn

Khi tàu chuẩn bị cập bến, ông Minh nhờ chúng tôi lay 2 thằng bé mình mẫy lấm lem bùn đất đang nằm ngủ sõng soài trên thuyền. “Hai thằng bé này tối qua đi soi cua mệt quá nên mới ngủ say như chết vậy đó. Tụi nó cũng như mấy bà kia, soi được con cua mớ ốc mang ra chợ huyện đong bán được giá hơn chút xíu ấy mà!”.

Chúng tôi đi sâu vào trung tâm xã đảo Thạnh An, nơi có nhiều đứa trẻ toàn thân dính đầy bùn đất vừa trở về sau đêm dài thức trắng lội sình soi cua soi ốc. Kéo khách ra chiếc thuyền con chắp vá đằng đụp nằm nép sau rặng bần cổ thụ cành lá xanh um “để tránh nắng”.

Anh Nguyễn Ba, cha của 4 đứa con lem luốc, gầy gộc, bộc bạch: “Khoảng 5 năm trở lại đây, nhờ lãnh đạo Thành phố quan tâm đầu tư xây dựng điện - đường - trường -trạm mà cuộc sống của dân Thạnh An đỡ hơn trước rất nhiều. Tuy nhiên, cái nghèo cái khổ thì vẫn kể không xiết!”.

Chỉ tay về phía bãi đá nhô dài ra biển với bóng dáng nhỏ nhoi của 2 đứa trẻ để đầu trần cháy nắng đang nạy hàu, anh Ba bảo: “Cả 2 đều là con tôi, thằng Bình 14 tuổi và con bé Ngâu 12 tuổi”. Hôm nay con nước lên cao, không thể lội sình được nên 2 đứa nhỏ có trình độ “biết đọc biết viết lem nhem” phải nai lưng gõ đá nạy hàu dù rằng mẹ cha chẳng bắt buộc.

“Gõ không khéo trúng tay trúng chân bị bay móng đổ máu ai chả bị cô chú ạ!” Tùy con nước mà có lúc con gõ đến trưa, khi bỏ búa đến chiều mới nghỉ. Một ngày như vậy bán được 30 ngàn, đong được 3 kí gạo thôi”, thằng Bình nói chuyện với mồ hôi nhễ nhại.

Theo chân những đứa trẻ trầm sình

Hân hoan với "chiến lợi phẩm"

Xòa tay khoe mấy con ốc ngựa, vẹm xanh, ốc mặt trăng, ốc len… vừa mò được, nhóm 4 đứa trẻ nhau nhảu nói về cái khổ cái cực gắn bó với chúng như cơm ăn nước uống hàng ngày: “Lội sình thì đủ thứ cái cực hết! Có khi đạp miểng chai đổ máu, bị cây nhọn đâm thấu xương, bị rắn cắn, bị ong đốt, bọ cạp chích vừa nhức vừa xưng vù”.

Thằng bé tên Tâm – 16 tuổi – mà bé choắt như mới lên 10, giọng già chát: “Mấy năm trước lội sình ven bờ là nhặt ốc mệt nghỉ. Sau nhiều người đi bắt nên ốc hiếm dần. Giờ muốn có ăn phải mạo hiểm lội ra xa bờ, mà càng ra ngoài càng nguy hiểm, sóng gió bất thường lắm. Bởi vậy tụi con mới đi thành nhóm để dễ bề gì còn biết đường mà xoay sở”.

Trên đường về, chúng tôi nhớ mãi bóng dáng gầy guộc và những mái đầu khét nắng của đám trẻ con nhà nghèo nơi đảo xa. Lòng thầm mong có phép màu nào đó sẽ đến với các em, để sự nhọc nhằn thôi không đè nặng trên bước chân non nớt của những đứa trẻ trầm sình, để các em có được tuổi thơ theo đúng nghĩa của nó!

Di dời dân xã đảo Thạnh An

Xã đảo Thạnh An, huyện Cần Giờ, TP.HCM có 1.140 hộ, trên 4.400 nhân khẩu, trong đó hàng trăm hộ đang sinh sống tại các khu vực nguy hiểm. Mỗi lần đài dự báo bão, hàng trăm hộ dân phải rời bỏ nhà, dắt díu theo tàu vào đất liền trú bão.

Với mục tiêu sắp xếp, bố trí lại dân cư xã đảo Thạnh An nhằm giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai, đảm bảo an ninh quốc phòng, biển đảo, UBND TP.HCM đã chỉ đạo UBND huyện Cần Giờ, các sở ngành liên quan chọn địa điểm di dời và xây dựng hoàn chỉnh dự án di dời người dân xã đảo.

Theo kế hoạch, TP.HCM sẽ thực hiện việc đưa hàng trăm hộ dân đang sinh sống tại ấp Thạnh Bình và Thạnh Hòa, cù lao Phú Lợi, thuộc xã đảo Thạnh An, huyện Cần Giờ vào định cư lâu dài ở đất liền. Công tác di dời dự kiến bắt đầu vào đầu năn 2011 và hoàn thành năm 2015, với tổng kinh phí thực hiện khoảng 220 tỷ đồng.

Kế hoạch là thế, nhưng đề án di dời nói trên hiện vẫn còn nằm trên giấy.

Q.Ttổng hợp

HẢI ÂU – BÍCH KIỀU

Hưng Yên triển khai phần mềm thực đơn cân bằng dinh dưỡng cho mẹ và bé

Bà mẹ và trẻ em dưới 5 tuổi tại Hưng Yên được tiếp cận ngân hàng thực đơn cân bằng dinh dưỡng đa dạng từ Ajinomoto Việt Nam với phần mềm thực đơn dinh dưỡng được Bộ Y tế phê duyệt.

400 học sinh Đồng Nai nhận học bổng ‘Cho em đến trường’

Quỹ học bổng “Cho em đến trường” đã trao 400 suất học bổng trị giá 540 triệu đồng cho những em có hoàn cảnh khó khăn, không ngừng phấn đấu vươn lên trong học tập.

Hồ Quỳnh Hương tiết lộ bạn trai hơn 2 tuổi, yêu mặn nồng nhưng chưa muốn cưới

Dịp trở lại âm nhạc với MV 'Cứ để cho em', ca sĩ Hồ Quỳnh Hương xác nhận đang yêu một người đàn ông hơn 2 tuổi.

Cô gái miền Tây đổi đời nhờ vịt con duyên dáng, bất ngờ nổi tiếng châu Á

Câu chuyện cô gái Vĩnh Long đổi đời nhờ vịt con nở ra từ quả trứng hỏng được chọn làm thành phim, công chiếu trên kênh Discovery Asia đang thu hút sự chú ý của nhiều người châu Á.

Gác bằng thạc sĩ, chàng trai Cần Thơ về quê làm nông dân kiếm 1 tỷ đồng/năm

Có 2 bằng đại học, 1 bằng thạc sĩ nhưng Dương Đình Tuyễn ở TP Cần Thơ vẫn quyết định về quê chăm sóc khu vườn của gia đình, nhờ vậy anh có doanh thu cả tỷ đồng/năm.

Cụ ông 80 tuổi qua đời, con cháu phát hiện 'kho tiền' được chôn dưới lòng đất

Sau khi qua đời, gia đình ông tình cờ phát hiện ra số tiền lớn nhưng khi đào lên thì tiền bị mốc, hỏng hơn một nửa.

Học lỏm nghề lạ, cậu bé mồ côi thành người giàu thứ 3 Sài Gòn xưa

Mồ côi cả cha lẫn mẹ, cậu thiếu niên 13 tuổi học lỏm được nghề lạ, từng bước thoát nghèo rồi trở thành bá hộ, độc chiếm vị trí thứ 3 trong số tứ đại phú hào Sài Gòn xưa.

Gia tộc xưa có trăm nhà mặt phố, căn phòng bí mật nuôi gia nhân chỉ để đếm tiền

Đầu óc nhạy bén, khéo léo sử dụng “quyền lực” trong tay, vị phú hào sở hữu khối gia sản khổng lồ khiến người Pháp phải ngạc nhiên.

Người giàu nhất Sài Gòn xưa, giai thoại thuê nhân công phơi tiền cho khỏi mốc

Trong thời kỳ cực thịnh, gia đình Huyện Sỹ nắm trong tay toàn bộ vùng đất trù phú ở Gò Công, Long An, Tiền Giang kéo dài đến tận biên giới Campuchia.

Ngôi làng tỷ phú ở Vĩnh Phúc, người dân 'hái ra tiền' xây lâu đài nhờ một nghề

Tại xã Vân Xuân, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc có một ngôi làng nhỏ nhưng biệt thự mọc lên như nấm. Người dân quanh đây gọi nơi này là làng tỷ phú.

Đang cập nhật dữ liệu !