Thanh Hóa: Trâu, bò dự án phục hồi sinh kế ốm yếu, chết bất thường

Khi nhận trâu, bò về nuôi, các hộ dân ở huyện Bá Thước (Thanh Hóa) thấy con giống nhỏ thó, gầy gò, ốm yếu, kém ăn.... không tương xứng với số tiền được hỗ trợ theo Chương trình phục hồi sinh kế thuộc vốn vay ADB nên rất bức xúc.

Vừa qua, nhiều hộ dân ở huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) bức xúc phản ánh Chương trình phục hồi sinh kế thuộc vốn vay ADB không phát huy được hiệu quả. Phần lớn trâu, bò của dự án kém chất lượng, không đúng với số tiền được hỗ trợ, nhiều con bò ốm yếu và chết bất thường.

Người dân vô cùng bức xúc khi trâu, bò dự án hỗ trợ không như giá trị thực.

Trâu, bò dự án gầy gò, ốm yếu

Theo phản ánh của một số hộ dân, mỗi hộ được nhận 10 triệu đồng là  tiền hỗ trợ thông qua việc chăm sóc, nuôi dưỡng trâu bò giống của Chương trình phục hồi sinh kế, thuộc Dự án nâng cấp giao thông, giải phóng mặt bằng QL 217 giai đoạn 2 vay vốn ADB.

Cứ hai nhà chung nhau thì sẽ được nhận 1 con trâu hoặc bò về nuôi, nếu nhà nào muốn nhận riêng 1 con thì phải đóng thêm tiền. Giá mỗi con bò từ 18-20 triệu đồng, còn đối với trâu thì từ 23-25 triệu đồng/con.

Tuy nhiên, khi các hộ dân nhận trâu, bò giống về nuôi thì thấy con giống nhỏ thó, gầy gò, ốm yếu, kém ăn, có biểu hiện chảy nước dãi, đau mắt.... không tương xứng với số tiền được hỗ trợ. Ngay sau đó, nhiều hộ đã bán lại vật nuôi cho những người đi theo đơn vị cung ứng với giá bằng 1/3 giá trị hỗ trợ ban đầu.

Bò giống thuộc dự ánhỗ trợ sinh kế có giá 18 triệu đồng nhưng một người đàn ông trung bình có thể nhấc bỗng lên khỏi mặt đất.

Chị Phạm Thị Thủy (trú thôn Thung Tâm, xã Ái Thượng, huyện Bá Thước) cho biết: “Ngày 21/3, gia đình tôi và một gia đình khác được nhận hỗ trợ chung 1 con bò với giá 18 triệu đồng. Tuy nhiên, bò này biếng ăn, gầy gò, có biểu hiện đi ngoài nên gia đình đã bán ngay chiều hôm đó cho những người đi theo đoàn cung ứng trâu, bò giống với giá 8 triệu đồng”.

Anh Bùi Văn Tiến, hộ dân được nhận bò giống chung với gia đình anh Trương Văn Chiên bức xúc: “Hai gia đình chúng tôi được hỗ trợ chung một con bò cái giống giá 18 triệu đồng. Khi vừa nhận bò xong, có một số thương lái đi xe riêng theo đoàn cung ứng đề nghị mua lại với giá 6 triệu đồng nhưng gia đình không bán”.

Bà Nguyễn Thị Mai cũng chia sẻ, gia đình bà cùng các con (4 hộ) nhận hỗ trợ 2 con nghé với giá 48 triệu đồng (1 con giá 25 triệu, 1 con giá 23 triệu đồng), để được đưa nghé về nhà, bà cùng các con phải bỏ thêm 8 triệu đồng nữa. Tuy nhiên, theo bà Mai, đó là "dê" chứ không phải nghé nên không nhận. Sau đó nhóm người đi theo đơn vị cung ứng trả giá 2 con nghé với giá 26 triệu đồng.

2 con trâu có giá 48 triệu đồng được bà Mai gọi là "dê" vì quá nhỏ.

Trao đổi với PV, ông Võ Minh Khoa, Phó Chủ tịch UBND huyện Bá Thước, Chủ tịch hội đồng GPMB xác nhận đây là chương trình phục hồi sinh kế, nằm trong hợp phần GPMB QL217 từ nguồn vốn vay ADB, được triển khai từ năm 2016 đến nay và đã thực hiện gần xong. Các hộ bị ảnh hưởng về nhà cửa, cây trồng dọc QL217 được hỗ trợ thêm gói phục hồi sinh kế là 10 triệu đồng/hộ, chủ yếu họ lựa chọn chăn nuôi trâu, bò.

Cũng theo ông Khoa, ADB chỉ hỗ trợ bằng hiện vật chứ không bằng tiền trực tiếp. Các hộ dân đồng ý nhận trâu, bò hay không là quyền của họ, còn việc giữa nhà cung ứng với các hộ dân thỏa thuận với nhau như thế nào Ban QLDA không thể nắm được. "Chúng tôi giao trách nhiệm về cho các xã tuyên truyền, quản lý ra sao cho đảm bảo", ông Khoa thông tin.

Vị lãnh đạo này cũng khẳng định không thể có 100% con trâu, con bò nào cũng khỏe mạnh, béo tốt. "Đơn vị cung ứng thường gom trâu, bò về chăm sóc bài bản rất tốt, có hướng dẫn. Tuy nhiên, khi nhận giống về, có những hộ gia đình bỏ bê, để thiếu ăn, đói rét thì không tránh khỏi được", ông Khoa nói.

Khi PV xin thông tin danh sách về số hộ được nhận hỗ trợ nguồn vốn sinh kế của huyện, ông Khoa cho biết: “Danh sách đó làm chưa xong, chương trình làm từng xã một chứ không làm 'à uôm' một lúc, cái này bên chỗ kế toán làm và sẽ cung cấp sau”.

Bò dự án chết bất thường

Sau khi nhận bò hỗ trợ được vài ngày thì một con bò của hộ gia đình anh Nguyễn Văn Lập bỗng dưng ...lăn ra chết, không rõ nguyên nhân. Trong khi đó, nhiều hộ khác bò có biểu hiện bị ốm, chân sưng và được đơn vị cung ứng thu lại để chăm sóc.

Người dân phản ánh bò gầy gò, ốm yếu và không chịu ăn.

Ông Nguyễn Văn Chiên, xã Ái Thượng, huyện Bá Thước (bố anh Nguyễn Văn Lập) cho biết: “Con tôi là Đức và Lập được hỗ trợ một con bò với giá 20 triệu đồng. Khi tôi lên đưa bò về thì thấy gầy gò, bụng to nên tôi nghĩ nó phàm ăn và sẽ lớn rất nhanh. Tuy nhiên, khi đưa về nhà nó kén ăn và không chịu đi lại. Chúng tôi cũng cắt cỏ, lấy lá ngô cho bò ăn bình thường, nhưng không hiểu lý do vì sao bò lại chết”.

Theo thông tin từ gia đình, chiều 23/3, bò vẫn ăn bình thường, nhưng đến sáng 24/3, khi ra cho bò ăn thì gia đình phát hiện bò đã chết ở trong chuồng; gia đình đã báo cáo chính quyền địa phương mang bò đi tiêu hủy.

Anh Nguyễn Văn Đức (người chung bò với anh Lập) chia sẻ: “Chúng tôi không được thỏa thuận gì cả. Nếu không lấy hiện vật thì sẽ mất tiền hỗ trợ chứ không được nhận tiền mặt trực tiếp. Khi bò chết, đơn vị dự án cũng đã trả lại cho 2 anh em tôi 8 triệu đồng, trong khi giá bò hỗ trợ 20 triệu đồng”.

Không chỉ bò chết bất thường, nhiều gia đình phản ánh bò nhận hỗ trợ có biểu hiện của việc lở mồm, long móng, ốm và không ăn.

“Bò nhà tôi sưng chân không đi được nên tôi báo cáo với chính quyền và họ đến đưa bò đi chăm sóc. Lúc tôi gọi điện, thú y xã nói bò nhà tôi bị lở mồm, long móng”, anh Trương Viết Giang, xã Ái Thượng cho biết.

Khu vực chôn bò dự án chết không có biển cảnh báo, bò chết không được lấy mẫu bệnh phẩm đi xét nghiệm để xác định nguyên nhân.

Cũng theo anh Giang, anh nhận riêng con bò với giá 14,5 triệu đồng nên gia đình anh phải bỏ thêm 4,5 triệu đồng, còn nếu chung với hộ khác thì con bò gia đình anh phải nhận có giá tới 20 triệu đồng; tuy nhiên, sau khi anh nhận bò thì ngay lập tức có người đến ngỏ ý mua lại với giá 8 triệu đồng.

Được biết, khi bò của hộ dân chết, cơ quan chức năng đã không lấy mẫu bệnh phẩm theo quy định để gửi đi xét nghiệm mà đã đưa đi tiêu hủy ngay.

Trần Nghị

Khán giả 'xoắn não' vì màn kết hợp mới của Hồng Diễm và Phương Oanh, Thu Quỳnh

Trong phim 'VFC ngoại truyện' sắp phát sóng, khán giả 'xoắn não' vì các nhân vật trong 'Quỳnh búp bê', 'Hương vị tình thân', 'Trạm cứu hộ trái tim' với Hồng Diễm, Phương Oanh, Thu Quỳnh cùng xuất hiện.

Nhận cuộc gọi từ quê, tôi bần thần nhớ ngoại, tiếc những ngày mải mê kiếm tiền

Mỗi lần về quê dịp 30/4, ngoại thường nấu cho mấy đứa cháu món canh cá lóc nấu chua chuẩn vị Nam bộ. Giờ hình ảnh ngoại lui cui trong chái bếp đã thành quá khứ.

Chuyện thoát 'cơn bĩ cực' nhờ được vay 100 triệu đồng của người bán rau

Chị bán rau ở chợ Văn Thánh (TP.HCM) chia sẻ, dù hợp đồng vay 100 triệu là 10 năm, nhưng sau 3-4 tháng đầu tư có thu nhập, chị sẽ cố gắng trả nợ trong 5 năm và xin ra khỏi hộ nghèo, nhường suất cho những người không may mắn khác.

3 con gái lấy chồng xa, mẹ nuôi đàn gà chỉ mong con cháu về nghỉ lễ

Mới sớm, mẹ đã gọi điện hỏi xem dịp lễ này con có về quê ngoại. Chưa kịp trả lời đã thấy mẹ sụt sùi, giọng nghẹn lại, con cũng cứ thế nước mắt tuôn rơi.

Nữ DJ miền Tây mặc áo dài chơi nhạc gây sốt, kể góc khuất "sống về đêm"

DJ Tina Thảo thường được chú ý bởi hình ảnh mặc áo dài, áo bà ba trong những buổi diễn sôi động. Cô gái gốc Cà Mau cho biết đây là cách cô tạo dấu ấn riêng, bất chấp những tranh cãi.

Câu nói xót xa của cô gái sau hành trình thoát khỏi kẻ buôn người

Hầu hết các nạn nhân của mua bán người, sau khi được giải cứu, đều khá ổn về mặt tâm lý trong vòng 1-3 tháng đầu. Nhưng sau khoảng thời gian này, một số vấn đề ở họ bắt đầu nảy sinh.

Nữ tiến sĩ kể chuyện bị quấy rối và cách vượt lên nỗi đau, giúp người cùng cảnh

Bà Hồng bị quấy rối từ rất sớm. Trong hầu hết những tình huống bị quấy rối, chỉ có một mình bà đối diện với kẻ thực hiện hành vi.

Cao Thái Hà tuổi 34 vui sống độc thân, yêu hết mình nhưng thích tự do

Đi qua nhiều thăng trầm, Cao Thái Hà tận hưởng cuộc sống tích cực, lạc quan. Nữ diễn viên thích yêu nhưng không đặt giới hạn tuổi tác cho việc kết hôn.

Cú liều lúc nửa đêm cứu chàng trai Sơn La khỏi 'sào huyệt' của kẻ buôn người

H. được rủ sang Campuchia làm công việc nhẹ nhàng, lương tháng 10-15 triệu đồng. Nhưng chỉ vài ngày sau khi nhận việc, H. nhận ra mình đang ở trong ''sào huyệt'' của những kẻ buôn người.

Sếp nhìn chòng chọc vào người tôi, rồi chê bai ‘giống chân giò quá vậy’

Có những lần sếp nói những câu làm tôi chỉ muốn òa khóc. Sếp nhìn chòng chọc vào người tôi, rồi chê bai “sao giống chân giò quá vậy?”.

Đang cập nhật dữ liệu !