Tàu cá cũ nát "lên đời" thành tàu khách, nhà hàng

Gần đây liên tục xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông đường thủy làm chìm tàu, gây chết người. Một trong những nguyên nhân chính là do các tàu cá cũ nát không đi biển được nữa chuyển đổi thành nhà hàng nổi, tàu chở khách.

Tàu cá cũ nát "lên đời" thành tàu khách, nhà hàng

Tàu cá cũ nát `lên đời` thành tàu khách, nhà hàng

Một chiếc tàu cá đang được “độ” lại, sử dụng một phần gỗ của vỏ tàu cũ - Ảnh: Đức Thanh

Ông Ba Tâm - chủ một xưởng đóng và sửa chữa tàu ở P.Phước Hội, thị xã La Gi, Bình Thuận - khẳng định: “Tàu cá và tàu du lịch được thiết kế kiểu dáng, kỹ thuật an toàn hoàn toàn khác nhau. Tàu cá trọng lực tập trung ở khoang chứa cá, tàu khách, tàu du lịch trọng lực trải đều để giữ thăng bằng cho tàu khi du khách di chuyển trên tàu. Nếu sửa tàu cá làm nhà hàng, tàu chở khách sẽ không an toàn vì khi hành khách di chuyển trên boong, trọng tâm của tàu bị thay đổi, nếu gặp sóng to gió lớn, tàu rất dễ lật”.

“Lên đời” tàu cá

Nhiều ụ (xưởng) đóng và sửa chữa tàu ở bến Điệp, xã Long Sơn và tại P.5, P.6, TP Vũng Tàu kiêm luôn các dịch vụ “lên đời” cho các loại tàu cũ thành tàu mới, chuyển đổi tàu cá thành tàu du lịch, tàu chở khách theo bất kể kiểu dáng, hình thức nào mà khách yêu cầu.

Tại ụ đóng, sửa chữa tàu của ông Ninh (P.5), có hơn 30 thợ đang tất bật “độ” ba chiếc tàu cá cũ. Một nhóm thợ đang đục đẽo, cắt bớt lớp vỏ gỗ mới để vô khớp những miếng ván tàu cũ với nhau cho một chiếc tàu cá. Chiếc kế bên được ba nhân công hì hục dưới gầm trét keo vào kẽ hở giữa các miếng ván...

Chỉ vào một chiếc tàu cá cũ đang được “độ” lại, ông Ninh cho biết tàu cá này có tải trọng 100 tấn, dài 24m, rộng 6m, cao 7m... Thân tàu bị mục, vỡ vỏ. Thợ sẽ cắt bỏ phần gỗ bị mục và tái sử dụng phần gỗ còn tốt. Giá “độ” trên 1 tỉ đồng, gồm tiền thay ván gỗ mới (khoảng 100 khối gỗ) và tiền công thợ (ba tháng mới sửa xong).

Tương tự, chiếc tàu cá “già nua” kế bên cũng đang được làm mới. Ông nói chiếc này ngốn gần 500 triệu đồng tiền gỗ, hơn 100 triệu đồng tiền bulông, vài chục triệu đồng tiền keo, sơn...

Ông khẳng định xưởng của ông có thể “độ” tất cả các loại tàu cũ thành tàu du lịch, tàu chở khách... Nếu dùng các loại gỗ tốt như sao, bình linh... tuổi thọ của tàu được trên 25 năm, còn dùng gỗ thường như xương gà, trâm dẻ, bổ bô... tuổi thọ chỉ được trên 10 năm. Giá “độ” còn tùy thuộc mức hư hại nặng hay nhẹ của tàu.

Ông Ninh cho biết một số chủ tàu từ Cần Giờ (TP.HCM), Tiền Giang... đến Vũng Tàu tìm mua các loại tàu cá cũ rồi kéo đến ụ của ông làm lại thành tàu chở khách, cách “độ” chủ yếu là hạ sàn, làm mái, vạt cabin... So với giá đóng mới một chiếc tàu khách thì việc mua tàu cũ “độ” rẻ được phân nửa tiền, chất lượng có thể “tương đương”.

Tất nhiên, độ an toàn, bảo đảm các quy trình kỹ thuật thì... xưởng không chịu trách nhiệm. Trong khi đó, số tiền đầu tư đóng mới một chiếc tàu khách ít nhất cũng trên 1,5 tỉ đồng, tàu du lịch phải trên 3 tỉ đồng, chưa kể tiền mua máy.

Gần đó là xưởng sửa tàu của ông Mãi. Ông Mãi giới thiệu một chiếc tàu cá cũ dài 22m, rộng 5m, cao 6m, số hiệu đăng ký ở tỉnh Bình Thuận neo gần ụ tàu của ông và chủ đang kêu bán giá 1,5 tỉ đồng. Ông nói nếu mua chiếc tàu cá này để làm thành tàu du lịch sẽ rẻ được vài tỉ đồng.

Ông nhẩm tính quy trình “độ” cho con tàu cá này: “Sẽ hạ be (mạn) tàu 50cm, hạ sàn khoảng 70cm, cắt bỏ cabin và đóng mái mới, đôn thành hai tầng, mỗi tầng cao khoảng 2,2m, phần vỏ phải làm “nước” lại (làm keo, sơn...), thiết kế đặt lại phần bánh lái cho tàu du lịch vì bánh lái nằm chung với cabin cũ đã bị cắt bỏ khi hạ sàn”. Để “độ” hoàn chỉnh con tàu, giá là 1 tỉ đồng.

Ông Lộc, chủ một ụ tàu ở bến Đò, thị xã La Gi, cho biết tại Bình Thuận cũng có nhiều chủ tàu từ Nha Trang đến tìm mua tàu cá cũ để “độ” làm tàu chở khách hoặc cho khách thuê đi câu cá, nhà hàng nổi...

Ông chỉ một chiếc tàu cá bị mục phần vỏ, do một lớp (con) hà bám vào phần đáy ăn mục nhiều chỗ, nói: “Chủ tàu chưa xin được giấy phép để thành tàu chở khách nên còn chờ. Tàu sẽ sửa sàn, cắt cabin, làm ghế ngồi... giá hơn 300 triệu đồng”.

Về độ an toàn khi chuyển tàu cá thành tàu chở khách, tàu du lịch, ông Lộc khẳng định: “Tàu cá độ lại thì cũng xêm xêm tàu khách đóng mới. Nếu chở khách vừa phải thì ăn nhằm gì! Còn công năng của nó sai chút đỉnh cũng không sao”.

“Hô biến” thành tàu du lịch

Ông Đỗ Văn Minh - một thợ đóng tàu tại P.5, TP Vũng Tàu - cho biết: “Con tàu rộng 7m, dài 24m, hai tầng... kinh doanh ăn uống phục vụ du khách neo đậu ở sông Cây Khế, TP Vũng Tàu, được chính tui và nhóm thợ của tui độ lại từ tàu cá thành nhà hàng nổi vào năm 2006”.

Theo tìm hiểu của chúng tôi và thông tin những người thợ từng “lên đời” cho con tàu này thì tàu có nguồn gốc là tàu cá của một xí nghiệp, sau đó bán lại cho một ngư dân ở Vũng Tàu để đánh cá. Năm 2006, ngư dân này bán lại cho một chủ nhà hàng. Ông này kéo tàu đến ụ sửa tàu ở P.5, Vũng Tàu để “lên đời” với chi phí hơn 500 triệu đồng và chuyển tàu này thành nhà hàng nổi.

Sau đó, con tàu được đưa về bãi biển ở khu nhà thờ Sao Mai, TP Vũng Tàu để trở thành nhà hàng nổi. Do thua lỗ, ông chủ này để tàu “đắp chiếu” một thời gian rồi bán lại cho chủ kinh doanh quán hiện nay.

Ông Xương, người trực tiếp nhận “độ” chiếc tàu cá này, kể: “Tàu được tháo ra đại tu. Phần cabin cắt bỏ, sàn tàu hạ 1m, đôn lên thành hai tầng, mỗi tầng cao 2,4m. Sàn tàu ban đầu rộng 6m, chính chủ yêu cầu làm “de” ra mỗi bên 0,5m để làm đường đi hai bên mạn tàu. Sau khi hoàn thành, con tàu rộng khoảng 7m, dài 24m”.

Một nhân viên phục vụ của nhà hàng trên cho biết: “Mỗi tầng của tàu có khả năng đón trên 50 khách. Quán mở cửa hoạt động từ 8g-21g mỗi ngày”. Theo quan sát của chúng tôi, trên tàu chỉ có hơn 20 lốp phao và cột bằng dây thừng ở hai bên lan can tàu.

Ông Nguyễn Xuân Thành, trưởng phòng đăng kiểm phương tiện đường thủy, Trung tâm Đăng kiểm phương tiện giao thông vận tải Bà Rịa - Vũng Tàu, cho biết: “Theo quy định, các loại tàu, phà, phương tiện nổi trên mặt nước bắt buộc phải đăng kiểm. Nhưng con tàu này từ khi hoạt động đến nay không thấy mang đến đăng kiểm chỗ chúng tôi”.

Tiến sĩ Lê Đình Tuân (trưởng bộ môn kỹ thuật tàu thủy ĐH Bách khoa TP.HCM):

Mất an toàn

Theo thiết kế kỹ thuật, tàu cá không thể dùng để chở khách, làm tàu du lịch, nhà hàng nổi... Tàu cá có thiết kế tính ổn định (trọng lực) tập trung nhiều ở đáy tàu so với tàu khách, tàu du lịch phân bố tính ổn định đều để cân bằng trong trường hợp khách di chuyển qua lại nhiều trên tàu. Khi đôn tầng lên cao cho tàu cá để làm tàu du lịch, tàu chở khách sẽ mất an toàn vì tính ổn định của tàu bị giảm nhiều.

Tính ổn định của tàu rất quan trọng, giúp tàu giữ thăng bằng. Trong trường hợp khách di chuyển trên tàu và nếu tàu đang chạy gặp sóng, gió to rất dễ gặp nạn. Ngoài ra, tàu cá chỉ thiết kế một khoang đựng cá và chỉ có một lớp vỏ, khi gặp sự cố tàu sẽ chìm rất nhanh.

Do yêu cầu cao về tính an toàn, các loại tàu khách, tàu du lịch thường được thiết kế nhiều khoang, nhiều lớp vỏ trong khoang nên khi tàu bị bể, nước sẽ vào từng khoang một và thời gian tàu chìm lâu hơn.

Theo tuoitre.vn

Theo tuoitre.vn

400 học sinh Đồng Nai nhận học bổng ‘Cho em đến trường’

Quỹ học bổng “Cho em đến trường” đã trao 400 suất học bổng trị giá 540 triệu đồng cho những em có hoàn cảnh khó khăn, không ngừng phấn đấu vươn lên trong học tập.

Hồ Quỳnh Hương tiết lộ bạn trai hơn 2 tuổi, yêu mặn nồng nhưng chưa muốn cưới

Dịp trở lại âm nhạc với MV 'Cứ để cho em', ca sĩ Hồ Quỳnh Hương xác nhận đang yêu một người đàn ông hơn 2 tuổi.

Cô gái miền Tây đổi đời nhờ vịt con duyên dáng, bất ngờ nổi tiếng châu Á

Câu chuyện cô gái Vĩnh Long đổi đời nhờ vịt con nở ra từ quả trứng hỏng được chọn làm thành phim, công chiếu trên kênh Discovery Asia đang thu hút sự chú ý của nhiều người châu Á.

Gác bằng thạc sĩ, chàng trai Cần Thơ về quê làm nông dân kiếm 1 tỷ đồng/năm

Có 2 bằng đại học, 1 bằng thạc sĩ nhưng Dương Đình Tuyễn ở TP Cần Thơ vẫn quyết định về quê chăm sóc khu vườn của gia đình, nhờ vậy anh có doanh thu cả tỷ đồng/năm.

Cụ ông 80 tuổi qua đời, con cháu phát hiện 'kho tiền' được chôn dưới lòng đất

Sau khi qua đời, gia đình ông tình cờ phát hiện ra số tiền lớn nhưng khi đào lên thì tiền bị mốc, hỏng hơn một nửa.

Học lỏm nghề lạ, cậu bé mồ côi thành người giàu thứ 3 Sài Gòn xưa

Mồ côi cả cha lẫn mẹ, cậu thiếu niên 13 tuổi học lỏm được nghề lạ, từng bước thoát nghèo rồi trở thành bá hộ, độc chiếm vị trí thứ 3 trong số tứ đại phú hào Sài Gòn xưa.

Gia tộc xưa có trăm nhà mặt phố, căn phòng bí mật nuôi gia nhân chỉ để đếm tiền

Đầu óc nhạy bén, khéo léo sử dụng “quyền lực” trong tay, vị phú hào sở hữu khối gia sản khổng lồ khiến người Pháp phải ngạc nhiên.

Người giàu nhất Sài Gòn xưa, giai thoại thuê nhân công phơi tiền cho khỏi mốc

Trong thời kỳ cực thịnh, gia đình Huyện Sỹ nắm trong tay toàn bộ vùng đất trù phú ở Gò Công, Long An, Tiền Giang kéo dài đến tận biên giới Campuchia.

Ngôi làng tỷ phú ở Vĩnh Phúc, người dân 'hái ra tiền' xây lâu đài nhờ một nghề

Tại xã Vân Xuân, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc có một ngôi làng nhỏ nhưng biệt thự mọc lên như nấm. Người dân quanh đây gọi nơi này là làng tỷ phú.

Ý kiến trái chiều về đề xuất người dưới 18 tuổi đi xe máy điện phải có bằng lái

Đại diện Uỷ ban An toàn giao thông quốc gia đề nghị bổ sung quy định người từ 16 đến dưới 18 tuổi đi xe máy điện, xe máy dưới 50 phân khối (50cc) phải có bằng lái nhưng nhiều ý kiến không đồng tình.

Đang cập nhật dữ liệu !