Sởn da gà chuyện về "làng cụt ngón"

Anh Trần Văn Hưng, một chủ xưởng sản xuất kim khí trong làng Rùa cho biết, phần đông thanh niên trong làng không được nhập ngũ vì ngón trỏ, ngón giữa (ngón bóp cò súng) bị máy dập cụt mất 1 – 2 đốt và đi đâu, người dân trong vùng cũng phân biệt được đây là người làm nghề kim khí làng Rùa.

Sởn da gà chuyện về "làng cụt ngón"

Chuyện bị máy cắt, dập "xơi" vài đốt ngón tay, thậm chí vỡ quai hàm, phụ nữ tóc dài bất cẩn bị máy cuốn “bay” cả mảng da đầu… xảy ra là chuyện thường ngày bởi mỗi năm ở làng Rùa có tới khoảng 200 trường hợp dính tai nạn lao động.

Chuyện trò với PV Infonet anh Trần Văn Hưng, nói làng “cụt ngón” là cái tên được người dân trong vùng đặt cho làng kim khí Rùa, xã Thanh Thùy, Thanh Oai (Hà Nội).

`Sởn da gà` chuyện một làng thanh niên không được đi lính

Có phụ nữ tóc dài khia bát cẩn đã bị máy cuốn cả tóc vào, bay mảng da đầu

Mấy năm gần đây với tốc độ đô thị hóa nhanh, bức tranh làng nghề kim khí Rùa đổi thay từng ngày, nhưng mặt trái của làng nghề kim khí là tình trạng tai nạn lao động và môi trường ô nhiễm đang ở báo động.

Anh Hoàng Văn Thực bị máy cán tôn “ăn” mất 3 đốt ngón tay cho biết, mình vừa cho tấm tôn vào cán phẳng để cắt, nhưng vì chủ quan tấm tôn cùng bàn tay đã cùng đưa vào máy cán tôn. Rất may, cháu tôi đứng cạnh đó đã nhanh tay dập cầu dao điện. Nhưng hậu quả máy đã “nghiền nát” 2 đốt ngón tay chỏ và 1 đốt ngón tay giữa…

`Sởn da gà` chuyện một làng thanh niên không được đi lính

Anh Thực bị máy "xơi" mất 4 đốt của 3 ngón tay

"Lúc mới bị cảm thấy chẳng đau đớn gì cả, chỉ thấy những ngón tay không cử động được vì tê cứng, máu me bê bết… Sau vài phút cầm máu, mình được người nhà đưa thẳng đến bệnh viện Việt Đức chụp phim, tháo đốt bị dập" – Anh Thực kể.

Giờ đây nghĩ lại, anh Thực mới sợ cái nghề kim khí này, nhìn bàn tay bị tháo mất 3 đốt ở hai ngón anh tính đến nước bỏ nghề. Tương tự, trường hợp chị Tạ Thị Hiền, anh Tạ Ngọc Phúc, Hoàng Thị Then… cũng bị máy đột dập dập nát 2 đốt tay bàn phải... trong cùng 1 tháng.

Có trường hợp nặng phụ nữ bị cuốn cả mái tóc vào máy, vỡ quai hàm…như trường hợp chị Tạ Thị Hoa do không thực hiện quy định về an toàn lao động, không buộc tóc gọn gàng, trong quá trình làm nghề đã bị máy cuốn giật hết toàn bộ mái tóc, tung lớp da đầu phải điều trị nhiều ngày... Hay như trường hợp của anh Hoàng Văn Đức, không dùng thiết bị bảo hộ, trong quá trình mài sản phẩm đã bị đá mài vỡ bắn cứa ngang cổ, vỡ động mạch, may mắn mới cứu được tính mạng...

`Sởn da gà` chuyện một làng thanh niên không được đi lính

Nhiều người dân làm nghề coi chuyện mất đốt là chuyện thường

Theo thống kê, trung bình một ngày Trạm y tế xã tiếp nhận từ 1 -2 trường hợp tai nạn lao động liên quan đến làm nghề, nhiều lên tới 7 - 8 trường hợp, chủ yếu là mất đốt ngón tay. Trong đó phần lớn là thanh niên độ tuổi từ 15 đến 35, thậm chí có con em người làm nghề bị cụt mất ngón khi mới chỉ 12 tuổi.

Người dân làm nghề còn cho biết, nhiều căn bệnh gần đây xuất hiện ở người già, trẻ em như đau mắt, lao, đường hô hấp, bệnh ngoài da... đều do thủ phạm là ô nhiễm môi trường làng nghề gây lên.

Ông Lý Duy Bình cán bộ UBND xã Thanh Thùy cho biết nghề kim khí truyền thống chiếm 64% cơ cấu kinh tế của xã. Bình quân thu nhập đầu người toàn xã tăng lên. Toàn xã có tới 90% số hộ theo nghề truyền thống. Những sản phẩm của làng nghề rất đa dạng từ phụ tùng xe máy, xe đạp, cửa hoa, cửa xếp, đến ổ khoá, đồ điện tử...

Ông Bình nhẩm tính, điều đáng buồn mỗi năm làng nghề có tới khoảng 200 trường hợp tai nạn lao động, cứ 10 hộ làm nghề thì có tới 8 hộ có người nhà, người làm thuê bị cụt mất đốt, cụt mất ngón tay, thậm chí mất cả bàn tay...

Theo số liệu của Trạm Y tế xã thì, nhiều trường hợp đến đây điều trị tai nạn làng nghề chủ yếu là bị máy dập mất ngón, mất vài ba đốt của bàn tay, thậm chí vỡ quai hàm, mất cả mái tóc (trường hợp phụ nữ có tóc dài)... Nhẹ thì điều trị ngay tại cơ sở y tế địa phương, nặng thì đưa lên Bệnh viện Việt Đức điều trị.

Để có những sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường, người dân làm nghề ở đây đã thuê mướn hàng trăm lao động ở các vùng lân cận, hộ nào sản xuất lớn trong xưởng lúc nào cũng có tới 25 -30 lao động làm việc thường xuyên, còn ít thì cũngi 5 - 10 lao động.

`Sởn da gà` chuyện một làng thanh niên không được đi lính

Người lao động chủ quan, không trang bị bảo hộ lao động

Hiện ở làng Rùa có khoảng 150 cơ sở sản xuất lớn nhỏ với hàng ngàn lao động, phần lớn số lao động được thuê vào làm nghề chủ yếu hợp đồng "bằng miệng", rất ít chủ ký kết hợp đồng đóng bảo hiểm và thực hiện biện pháp đảm bảo an toàn lao động. “Nếu người làm thuê chẳng may bị máy nghiền cụt mất ngón, mất đốt, chủ nhà chỉ trả tiền điều trị xong về địa phương tìm việc khác” – Một công nhân ở đây cho biết.

Chị Tạ Thị Khoa, một chủ cơ sở làm nghề nói, nguyên nhân chủ yếu thời gian làm việc kéo dài, ảnh hưởng của tiếng ồn gây lên mệt mỏi, người lao động chủ quan, mất tập trung, buồn ngủ nên dễ xảy ra tai nạn…

Ngoài ra, do chủ quan, những người đứng ở các vị trí tiếp xúc, vận hành máy móc nguy hiểm không được trang bị những dụng cụ bảo hộ lao động cần thiết, tính mạng và sức khoẻ người lao động luôn bị hiểm nguy rình rập.

Nguyễn Hiếu

Hưng Yên triển khai phần mềm thực đơn cân bằng dinh dưỡng cho mẹ và bé

Bà mẹ và trẻ em dưới 5 tuổi tại Hưng Yên được tiếp cận ngân hàng thực đơn cân bằng dinh dưỡng đa dạng từ Ajinomoto Việt Nam với phần mềm thực đơn dinh dưỡng được Bộ Y tế phê duyệt.

400 học sinh Đồng Nai nhận học bổng ‘Cho em đến trường’

Quỹ học bổng “Cho em đến trường” đã trao 400 suất học bổng trị giá 540 triệu đồng cho những em có hoàn cảnh khó khăn, không ngừng phấn đấu vươn lên trong học tập.

Hồ Quỳnh Hương tiết lộ bạn trai hơn 2 tuổi, yêu mặn nồng nhưng chưa muốn cưới

Dịp trở lại âm nhạc với MV 'Cứ để cho em', ca sĩ Hồ Quỳnh Hương xác nhận đang yêu một người đàn ông hơn 2 tuổi.

Cô gái miền Tây đổi đời nhờ vịt con duyên dáng, bất ngờ nổi tiếng châu Á

Câu chuyện cô gái Vĩnh Long đổi đời nhờ vịt con nở ra từ quả trứng hỏng được chọn làm thành phim, công chiếu trên kênh Discovery Asia đang thu hút sự chú ý của nhiều người châu Á.

Gác bằng thạc sĩ, chàng trai Cần Thơ về quê làm nông dân kiếm 1 tỷ đồng/năm

Có 2 bằng đại học, 1 bằng thạc sĩ nhưng Dương Đình Tuyễn ở TP Cần Thơ vẫn quyết định về quê chăm sóc khu vườn của gia đình, nhờ vậy anh có doanh thu cả tỷ đồng/năm.

Cụ ông 80 tuổi qua đời, con cháu phát hiện 'kho tiền' được chôn dưới lòng đất

Sau khi qua đời, gia đình ông tình cờ phát hiện ra số tiền lớn nhưng khi đào lên thì tiền bị mốc, hỏng hơn một nửa.

Học lỏm nghề lạ, cậu bé mồ côi thành người giàu thứ 3 Sài Gòn xưa

Mồ côi cả cha lẫn mẹ, cậu thiếu niên 13 tuổi học lỏm được nghề lạ, từng bước thoát nghèo rồi trở thành bá hộ, độc chiếm vị trí thứ 3 trong số tứ đại phú hào Sài Gòn xưa.

Gia tộc xưa có trăm nhà mặt phố, căn phòng bí mật nuôi gia nhân chỉ để đếm tiền

Đầu óc nhạy bén, khéo léo sử dụng “quyền lực” trong tay, vị phú hào sở hữu khối gia sản khổng lồ khiến người Pháp phải ngạc nhiên.

Người giàu nhất Sài Gòn xưa, giai thoại thuê nhân công phơi tiền cho khỏi mốc

Trong thời kỳ cực thịnh, gia đình Huyện Sỹ nắm trong tay toàn bộ vùng đất trù phú ở Gò Công, Long An, Tiền Giang kéo dài đến tận biên giới Campuchia.

Ngôi làng tỷ phú ở Vĩnh Phúc, người dân 'hái ra tiền' xây lâu đài nhờ một nghề

Tại xã Vân Xuân, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc có một ngôi làng nhỏ nhưng biệt thự mọc lên như nấm. Người dân quanh đây gọi nơi này là làng tỷ phú.

Đang cập nhật dữ liệu !