Rùa biển Côn Đảo bị săn bắt, xẻ thịt làm món nhậu "hot"

Mặc dù được pháp luật bảo vệ nhưng các loài rùa biển ở Côn Đảo hiện đang bị đe dọa nghiêm trọng bởi nạn buôn bán và săn bắt trái phép, chủ yếu nhằm đáp ứng nhu cầu về thịt và các sản phẩm làm từ mai rùa.

Món nhậu “hot”, lợi nhuận “khủng”

Từ lâu, rùa biển ở Côn Đảo được liệt vào danh sách đỏ cần được bảo tồn. Thế nhưng, ở Côn Đảo, thịt rùa, trứng rùa lại đang trở thành món nhậu đặc sản của một số du khách khi tới Côn Đảo. Có “cầu” ắt sẽ có “cung”, một số nhà hàng, quán ăn ở Côn Đảo vì lợi nhuận đã lén lút kinh doanh các sản phẩm từ rùa. 

Rùa biển Côn Đảo bị săn bắt, xẻ thịt làm món nhậu

Phát hiện một vụ rùa bị xẻ thịt đem bán.


Qua tìm hiểu của chúng tôi, một số người lén lút tới các hòn đảo ở Côn Đảo có rùa đẻ trứng để theo dõi, tìm cơ hội trộm trứng rùa và... bắt luôn cả rùa mẹ. Sau đó, các đối tượng này tổ chức xẻ thịt và tìm đầu mối tiêu thụ là các nhà hàng, quán ăn ở Côn Đảo hoặc tìm cách vận chuyển vào đất liền tiêu thụ. Rùa biển có trọng lượng bình quân từ 50-200kg, là món mồi nhậu hiếm, quý nên rất dễ tiêu thụ.

Tới Côn Đảo cùng một nhóm bạn, chúng tôi được một “thổ địa” ở đây dẫn đến một số nhà hàng ở Côn Đảo. Tại một nhà hàng nằm trên đường N.Đ.T ở thị trấn Côn Sơn, chúng tôi đặt vấn đề với nhân viên phục vụ muốn thưởng thức đặc sản trứng rùa. Ban đầu, nhân viên này lắc đầu nguầy nguậy: “Ôi, đó là hàng cấm đó các anh chị. Tụi em đâu dám bán”. 

Thế nhưng, một lúc sau, nhận thấy trong nhóm chúng tôi có một người là dân Côn Đảo, một nhân viên khác ngỏ ý: “Nếu các anh chị có nhu cầu thưởng thức trứng rùa thì để lại số điện thoại. Nhà hàng không có sẵn nhưng biết “mối” bán, hiện nhà hàng đang liên hệ với “mối”, nếu có thì chiều nay anh chị tới ạ”. Nhân viên này báo giá 250 ngàn đồng/quả trứng rùa, 500 ngàn đồng/kg thịt rùa. Nghe vậy, chúng tôi lấy cớ ăn xong cơm trưa sẽ ra sân bay nên hẹn dịp khác trở lại.

Qua một đầu mối khác, khi chúng tôi ngỏ ý muốn tìm vài ba ký thịt rùa mang về đất liền thưởng thức. Người này cho biết, thịt rùa có giá 200 ngàn đồng/ký. Chỉ cần đặt trước một ngày thì chừng vài chục ký cũng có. Thịt rùa sẽ được người bán cấp đông, đóng thùng xốp để vận chuyển về đất liền bằng tàu. 

Rùa biển Côn Đảo bị săn bắt, xẻ thịt làm món nhậu

Kiểm lâm Vườn Quốc gia Côn Đảo bắt giữ một vụ trộm trứng rùa.

Khi chúng tôi ngỏ ý muốn được dẫn tới tận đầu mối mua thì người này cho biết: “Tất cả đều có “luật” riêng, buôn bán thịt rùa nếu bị phát hiện bị phạt nặng và dễ ngồi “bóc lịch” nên đầu mối không cho người lạ vào và cũng không bán”. Lấy lý do sợ vận chuyển về sẽ xảy ra sự cố, chúng tôi từ chối mua “hàng”. Thấy vậy, người này nói rằng: Nếu muốn ăn cho biết thì cứ đặt tiền, địa chỉ, “hàng” sẽ được gửi tới tận nhà với giá 300 ngàn đồng/kg thịt, 150 ngàn đồng/quả trứng.

Theo ông Nguyễn Văn Anh, Trạm trưởng Trạm Kiểm lâm hòn Bảy Cạnh, hiện trên thị trường, giá một quả trứng rùa bình quân khoảng 200 ngàn đồng, thịt rùa 200 ngàn đồng/kg. Nếu trộm được vài tổ trứng rùa (khoảng 90 quả trứng/tổ), kẻ trộm đã có 30-40 triệu đồng. Với con rùa có trọng lượng 100kg, khi xẻ thịt cũng bán được vài chục triệu đồng. Do lợi nhuận lớn nên một số đối tượng đã bất chấp pháp luật, dùng nhiều thủ đoạn để trộm trứng, bắt rùa về bán.

Khó bảo vệ

Từ năm 1994, Ban Quản lý Vườn Quốc gia Côn Đảo đã tiến hành chương trình bảo tồn rùa biển với 3 nội dung chủ yếu là: nghiên cứu đặc tính sinh thái học của rùa biển, bảo vệ sinh cảnh làm tổ và các tổ trứng, xây dựng trại giống. Theo đó, Ban Quản lý Vườn Quốc gia Côn Đảo tiến hành đeo thẻ, máy định vị trên mỗi con rùa biển để theo dõi; tuần tra, kiểm soát, san lấp vệ sinh bãi đẻ, di dời các tổ trứng đến nơi an toàn, tạo trạm ấp trứng an toàn, kiểm tra và thả rùa con về biển. Nhờ đó, công tác bảo tồn rùa biển ở Vườn quốc gia Côn Đảo đã đạt được hiệu quả cao. Hiện nay, số lượng rùa biển lên bãi đẻ trứng ở Côn Đảo chiếm trên 85% số rùa về đẻ ở vùng biển Việt Nam. Đặc biệt, quần thể rùa xanh cũng về đẻ trứng tại Côn Đảo.

Rùa biển Côn Đảo bị săn bắt, xẻ thịt làm món nhậu

Xem rùa đẻ trứng. Đây là một dịch vụ nằm trong gói sản phẩm du lịch phục vụ du khách tới thăm Côn Đảo.

Hiện nay, công tác bảo vệ rùa được giao cho kiểm lâm của Vườn Quốc gia Côn Đảo. Tuy nhiên, do lực lượng mỏng, địa bàn quản lý rộng nên công tác bảo vệ rùa đang gặp nhiều khó khăn. Chỉ ở các hòn chính mới có trạm kiểm lâm, một số hòn còn lại chưa có nhân viên kiểm lâm. Những kẻ xấu thường theo dõi lực lượng kiểm lâm đi tuần xong, lên tìm rùa mẹ đẻ trứng tại các bãi để bắt rùa mẹ và trộm trứng. Anh Nguyễn Viết Hoàn, nhân viên Trạm kiểm lâm hòn Bảy Cạnh cho biết: Đến mùa sinh sản của rùa, tại các bãi như: Hòn Tre Lớn, Hòn Tài, Bảy Cạnh, ngay sau khi rùa bò lên bờ biển tìm vị trí làm tổ, lực lượng kiểm lâm phải phân công người canh gác. 

Các đối tượng trộm thường trà trộn theo đoàn khách du lịch để tìm cơ hội trộm trứng rùa. Theo đó, khi xem rùa đẻ trứng, khách du lịch thường được các kiểm lâm cho cầm xem những quả trứng, lợi dụng lúc này kẻ trộm sẽ tranh thủ bỏ trứng vào túi, giỏ xách để mang về. Vì vậy, suốt mùa sinh sản của rùa biển, chúng tôi đều chia nhau thức trắng đêm để canh. Sau khi rùa đẻ xong quả trứng cuối cùng, kiểm lâm viên phải mang trứng về bãi ấp để canh giữ cẩn thận cho tới ngày rùa nở. Nếu không, có thể bị bọn trộm lấy trọn cả ổ trứng.

Để ngăn chặn tình trạng săn bắt, buôn bán thịt rùa trái phép cần sự chung tay, chung sức của nhiều cơ quan chức năng và người dân. Có như vậy, trong tương lai, loài rùa biển mới không bị tuyệt chủng.

Đã bắt và xử phạt nhiều vụ bắt rùa trái phép

Theo Điều 7, Nghị định 103/2013/NĐ-CP, đối với một trong các hành vi khai thác, mua bán, thu gom, nuôi, lưu giữ, sơ chế, chế biến các loài thủy sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng lớn, rất lớn, mức xử phạt từ 5-50 triệu đồng, với loài có nguy cơ tuyệt chủng, mức phạt lên đến 100 triệu đồng. Tuy nhiên vì lợi nhuận lớn, nhiều người vẫn bất chấp để lấy trộm trứng rùa và bắt rùa mẹ. Từ năm 2007 đến nay, lực lượng kiểm lâm Vườn Quốc gia Côn Đảo đã bắt giữ và lập biên bản gần 20 vụ bán trứng rùa, thịt rùa; khai thác, vận chuyển trứng, mổ thịt rùa trái phép. Các vụ việc đã được xử phạt mạnh tay, nhưng nhiều đối tượng vẫn tiếp tục vi phạm.

(Ông Nguyễn Đức Thắng, Trưởng phòng Bảo tồn biển - Đất ngập nước, Vườn Quốc gia Côn Đảo)

Theo Bà Rịa - Vũng Tàu online

Hưng Yên triển khai phần mềm thực đơn cân bằng dinh dưỡng cho mẹ và bé

Bà mẹ và trẻ em dưới 5 tuổi tại Hưng Yên được tiếp cận ngân hàng thực đơn cân bằng dinh dưỡng đa dạng từ Ajinomoto Việt Nam với phần mềm thực đơn dinh dưỡng được Bộ Y tế phê duyệt.

400 học sinh Đồng Nai nhận học bổng ‘Cho em đến trường’

Quỹ học bổng “Cho em đến trường” đã trao 400 suất học bổng trị giá 540 triệu đồng cho những em có hoàn cảnh khó khăn, không ngừng phấn đấu vươn lên trong học tập.

Hồ Quỳnh Hương tiết lộ bạn trai hơn 2 tuổi, yêu mặn nồng nhưng chưa muốn cưới

Dịp trở lại âm nhạc với MV 'Cứ để cho em', ca sĩ Hồ Quỳnh Hương xác nhận đang yêu một người đàn ông hơn 2 tuổi.

Cô gái miền Tây đổi đời nhờ vịt con duyên dáng, bất ngờ nổi tiếng châu Á

Câu chuyện cô gái Vĩnh Long đổi đời nhờ vịt con nở ra từ quả trứng hỏng được chọn làm thành phim, công chiếu trên kênh Discovery Asia đang thu hút sự chú ý của nhiều người châu Á.

Gác bằng thạc sĩ, chàng trai Cần Thơ về quê làm nông dân kiếm 1 tỷ đồng/năm

Có 2 bằng đại học, 1 bằng thạc sĩ nhưng Dương Đình Tuyễn ở TP Cần Thơ vẫn quyết định về quê chăm sóc khu vườn của gia đình, nhờ vậy anh có doanh thu cả tỷ đồng/năm.

Cụ ông 80 tuổi qua đời, con cháu phát hiện 'kho tiền' được chôn dưới lòng đất

Sau khi qua đời, gia đình ông tình cờ phát hiện ra số tiền lớn nhưng khi đào lên thì tiền bị mốc, hỏng hơn một nửa.

Học lỏm nghề lạ, cậu bé mồ côi thành người giàu thứ 3 Sài Gòn xưa

Mồ côi cả cha lẫn mẹ, cậu thiếu niên 13 tuổi học lỏm được nghề lạ, từng bước thoát nghèo rồi trở thành bá hộ, độc chiếm vị trí thứ 3 trong số tứ đại phú hào Sài Gòn xưa.

Gia tộc xưa có trăm nhà mặt phố, căn phòng bí mật nuôi gia nhân chỉ để đếm tiền

Đầu óc nhạy bén, khéo léo sử dụng “quyền lực” trong tay, vị phú hào sở hữu khối gia sản khổng lồ khiến người Pháp phải ngạc nhiên.

Người giàu nhất Sài Gòn xưa, giai thoại thuê nhân công phơi tiền cho khỏi mốc

Trong thời kỳ cực thịnh, gia đình Huyện Sỹ nắm trong tay toàn bộ vùng đất trù phú ở Gò Công, Long An, Tiền Giang kéo dài đến tận biên giới Campuchia.

Ngôi làng tỷ phú ở Vĩnh Phúc, người dân 'hái ra tiền' xây lâu đài nhờ một nghề

Tại xã Vân Xuân, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc có một ngôi làng nhỏ nhưng biệt thự mọc lên như nấm. Người dân quanh đây gọi nơi này là làng tỷ phú.

Đang cập nhật dữ liệu !