"Quốc kịch" thời nhà Nguyễn và gìn giữ, phát huy "báu vật" cung đình Huế

Dưới thời nhà Nguyễn, nghệ thuật tuồng phát triển rực rỡ và trở thành "Quốc kịch". Sau những thăng trầm của lịch sử, tuồng cung đình Huế, một bộ môn nghệ thuật trước đây chỉ chuyên biểu diễn cho vua, quan xem dần được phục hồi, phát huy...

Trực tiếp chỉ đạo, dàn dựng, khôi phục hàng trăm vở tuồng cổ, tuồng lịch sử, tuồng hài gây tiếng vang trong nước và quốc tế, NSƯT La Thanh Hùng, đạo diễn nghệ thuật tại Nhà hát Nghệ thuật truyền thống cung đình Huế được nhiều người gọi ông là “Báu vật cung đình Huế”.

Tuyệt kỹ mặt nạ tuồng

Luôn đau đáu với nghề và chưa một lần tự mãn với những gì đang có nên NSƯT La Thanh Hùng đoạt rất nhiều huy chương các loại trong các vai diễn cũng như vai trò đạo diễn kể từ năm 2000 đến nay. Tại liên hoan nghệ thuật Sân khấu chuyên nghiệp tuồng, bài chòi và dân ca kịch toàn quốc năm 2018, vở diễn Đường đến Tuần lễ vàng 1945 do NSƯT La Thanh Hùng làm đạo diễn đoạt huy chương Bạc. Đoàn Thừa Thiên - Huế của ông có nhiều nghệ sĩ, diễn viên - chủ yếu là học trò của ông cũng đoạt huy chương Vàng cho các vai diễn.

“Mỗi dịp hội diễn, liên hoan thì những “ngôi sao” thực sự của nghệ thuật mới có cơ hội tỏa sáng. Quan điểm của tôi là tranh thủ những dịp này tạo thêm cơ hội để các bạn diễn viên, nhất là những người trẻ, cọ xát và tỏa sáng. Có giải hoặc không có giải, nhưng các em sẽ biết người, rõ ta để rèn luyện, phấn đấu và làm nghề tốt hơn”, NSƯT La Thanh Hùng trải lòng.

Mỗi dịp hội diễn, liên hoan thì những “ngôi sao” thực sự của nghệ thuật mới có cơ hội tỏa sáng.

Gốc gác ở làng Hà Trung (Thừa Thiên Huế) nhưng tuổi thơ của La Thanh Hùng lại gắn chặt với Hữu Vu – Đại Nội Huế. Từ nhỏ, có cha là cố lão nghệ nhân tuồng cung đình Huế là La Cháu kèm cặp, lại được học tập và rèn luyện dưới sự dìu dắt của nghệ nhân Viêm Bờ (con thầy Đội Em, nguyên là đội trưởng đội diễn viên dưới triều Nguyễn) và các nghệ nhân từng là diễn viên cung đình dưới triều Nguyễn, nên năng khiếu bẩm sinh của La Thanh Hùng ngày càng bộc lộ.

Ngoài thể hiện xuất sắc các vai diễn đúng với mong muốn của những người thầy, kỹ năng kẻ mặt nạ tuồng cũng dần thẩm thấu vào ông như một “định mệnh”.

NSƯT La Thanh Hùng chia sẻ, nghệ thuật tuồng cung đình Huế không đi theo con đường tả thật mà tả thần. Tả thần có nghĩa là không đi vào chi tiết cụ thể, tỉ mỉ của đối tượng, mà tóm thu đối tượng, miêu tả bằng một nét khái quát nhất, làm sao gạn lọc lấy những điểm cốt lõi cần nói, chứ không đi vào các chi tiết phụ thuộc. Đặc biệt, kỹ nghệ kẻ mặt nạ được xem là “chìa khóa” để diễn tuồng.

Kỹ nghệ kẻ mặt nạ được xem là “chìa khóa” để diễn tuồng.

Ngoài ra, mỗi tông màu vẽ mặt nạ phải gắn với từng mô típ nhân vật cụ thể. Chẳng hạn, mặt đen thường đại diện cho sự rắn chắc. Mặt trắng đại diện cho sự bạc bẽo. Mặt mốc dành cho kẻ xu nịnh, phản trắc. Mặt rằn thường đặc tả kẻ tướng mạo xấu xí, tính tình nóng nảy… Có thể nói, mặt nạ tuồng chính là một tuyệt tác mỹ thuật, được các nghệ sĩ cung đình từ xưa sáng tạo dựa trên từng hình tượng của nhân vật sân khấu. Chiếc mặt nạ ấy là đạo cụ sân khấu quan trọng bậc nhất của loại hình nghệ thuật này. Song việc vẽ mặt nạ này lại không dễ học và cũng không có “sách vở” nào mà nghệ nhân buộc phải tự nhớ, tự học qua kinh nghiệm.

Khao khát truyền nghề

Dưới thời nhà Nguyễn, nghệ thuật tuồng phát triển rực rỡ và trở thành "Quốc kịch". Tuồng nở rộ và phát triển mạnh mẽ trong Hoàng cung cũng như ngoài dân dã và nó được mọi tầng lớp trong xã hội, từ vua, quan đến dân chúng hết sức ưa chuộng. NSƯT La Thanh Hùng chia sẻ, từ chốn cung đình, tuồng cung đình Huế lan tỏa và ít nhiều ảnh hưởng đến sân khấu tuồng cả nước với những nghệ nhân nổi tiếng đi theo cách mạng, mang nghệ thuật phục vụ nhân dân.

Sau những thăng trầm của lịch sử, tuồng cung đình Huế dần được phục hồi, phát huy, nhưng phía trước vẫn còn nhiều trở ngại. “Tuồng cung đình Huế vốn chỉ biểu diễn cho vua, quan xem nên tự thân nó đã có tính bác học cao. Kỹ thuật biểu diễn cũng vậy, rất chuyên nghiệp và nghiêm ngặt. Người nghệ sĩ chỉ cần sơ suất trong lúc biểu diễn trước mặt nhà vua là đã bị mất đầu. Song cũng vì thế mà nhà Nguyễn đã để lại cho hậu thế hàng trăm kịch bản và động tác biểu diễn mẫu mực”, NSƯT La Thanh Hùng chia sẻ.

Để bảo tồn, phát huy tuồng cung đình Huế, chúng ta không chỉ dựa vào những nhà nghiên cứu, phục dựng mà cần phải đào tạo được thế hệ diễn viên trẻ nối nghiệp.

Đáng chú ý, người diễn viên tuồng cần chất giọng mạnh mẽ, dài và sâu, vang xa, thể hiện sự trầm bổng trong diễn xuất. Bên cạnh đó, kỳ công không kém là những vũ điệu, đòi hỏi diễn viên phải tập trung cao độ, hài hòa giữa vũ đạo, lời ca. Rồi lại luyện nét mặt lạnh ngắt không giọt máu, có khi phải đến hàng tháng trời cau có trước tấm gương soi.

“Dù nghệ thuật tuồng Huế hiện nay đã phục dựng được một số vở tuồng truyền thống hoặc dàn dựng một số vở đề tài lịch sử, tuồng lịch sử gắn truyền thống với hiện tại nhằm không làm mất đi những giá trị nghệ thuật, nhưng vẫn bị khán giả trẻ “quay lưng”. Các buổi diễn tuồng thưa dần khán giả, nên số lượng nghệ sĩ chuyển nghề cũng không ít”, NSƯT La Thanh Hùng buồn rầu.

Theo NSƯT La Thanh Hùng:“Để bảo tồn, phát huy tuồng cung đình Huế, chúng ta không chỉ dựa vào những nhà nghiên cứu, phục dựng mà cần phải đào tạo được thế hệ diễn viên trẻ nối nghiệp. Ngoài ra, phải xây dựng được “thị trường người xem”, bởi những người am hiểu, yêu thích và say mê tuồng Huế không ít nhưng số người này đang ít đi.

Do đó, nếu được nên đưa kiến thức tuồng Huế nói riêng và nghệ thuật truyền thống nói chung vào chương trình học phổ thông, quan tâm giáo dục thẩm mỹ nghệ thuật dân tộc cho công chúng, nhất là thế hệ trẻ. Có như vậy, những môn nghệ thuật dân gian nói chung, tuồng Huế nói riêng mới không bị mai một”.

 

 

Lê Dương

Câu nói xót xa của cô gái sau hành trình thoát khỏi kẻ buôn người

Hầu hết các nạn nhân của mua bán người, sau khi được giải cứu, đều khá ổn về mặt tâm lý trong vòng 1-3 tháng đầu. Nhưng sau khoảng thời gian này, một số vấn đề ở họ bắt đầu nảy sinh.

Nữ tiến sĩ kể chuyện bị quấy rối và cách vượt lên nỗi đau, giúp người cùng cảnh

Bà Hồng bị quấy rối từ rất sớm. Trong hầu hết những tình huống bị quấy rối, chỉ có một mình bà đối diện với kẻ thực hiện hành vi.

Cao Thái Hà tuổi 34 vui sống độc thân, yêu hết mình nhưng thích tự do

Đi qua nhiều thăng trầm, Cao Thái Hà tận hưởng cuộc sống tích cực, lạc quan. Nữ diễn viên thích yêu nhưng không đặt giới hạn tuổi tác cho việc kết hôn.

Cú liều lúc nửa đêm cứu chàng trai Sơn La khỏi 'sào huyệt' của kẻ buôn người

H. được rủ sang Campuchia làm công việc nhẹ nhàng, lương tháng 10-15 triệu đồng. Nhưng chỉ vài ngày sau khi nhận việc, H. nhận ra mình đang ở trong ''sào huyệt'' của những kẻ buôn người.

Sếp nhìn chòng chọc vào người tôi, rồi chê bai ‘giống chân giò quá vậy’

Có những lần sếp nói những câu làm tôi chỉ muốn òa khóc. Sếp nhìn chòng chọc vào người tôi, rồi chê bai “sao giống chân giò quá vậy?”.

Bất ngờ bị tố quấy rối tình dục, nam giám đốc viết thư 'tuyên bố trong sạch'

Luật sư Trần Xuân Tiền chia sẻ, trong quá trình hành nghề, ông từng được biết và nghe về các vụ QRTD mà chính bản thân người quấy rối không cho rằng mình đang quấy rối người khác, đến khi bị tố cáo mới ngớ người.

Cảnh độc đáo ở nơi thờ nữ tình báo đầu tiên của chính sử Việt Nam

Có tuổi đời hàng trăm năm, rặng duối khổng lồ sừng sững bao quanh nơi thờ nữ tình báo đầu tiên của chính sử Việt Nam.

Diễn viên Midu công khai ảnh cưới, hé lộ thời gian diễn ra hôn lễ

Đám cưới của nữ diễn viên Midu và bạn trai doanh nhân kín tiếng sẽ chính thức diễn ra vào ngày 29/6.

Diễn viên Thanh Hương: Tôi đang độc thân, có gì đẹp thì cứ khoe

Diễn viên Thanh Hương khẳng định vẫn đang độc thân và đến với ai cũng phải tính toán hơn sau một lần đổ vỡ.

Cựu binh hơn 8 năm làm điều đặc biệt trên phố, từ chối nhận tiền hỗ trợ

Hơn 8 năm qua, tại TP. Hội An, một cựu binh lớn tuổi hằng ngày cần mẫn đẩy chiếc xe tự chế rong ruổi khắp nẻo đường để nhặt rác. Ông từ chối nhận lương cho công việc này.

Đang cập nhật dữ liệu !