UNDP hỗ trợ Bình Định 'cơ sở thu hồi vật liệu' giải quyết vấn đề chất thải nhựa

Tại tỉnh Bình Định, tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) khoảng 900 tấn/ngày. Tỷ lệ thu gom khoảng từ 47-90% ở khu vực thành thị (TP Quy Nhơn đạt 94%); 30% tại khu vực nông thôn.

Việt Nam là một trong số những nước phát sinh lượng lớn chất thải nhựa ra đại dương. Các nguồn thải rác nhựa đến từ đất liền được xem là nguồn thải chính và ở quy mô rộng hơn các nguồn thải ngoài đại dương.

Cụ thể, có đến 80% chất thải nhựa xuất phát từ đất liền, nghĩa là từ những hoạt động sản xuất, sinh hoạt của con người, 20% còn lại xuất phát từ hoạt động nghề cá, nuôi trồng thủy sản, tàu bè trên biển,...

Cùng với đó, sự phát triển mạnh mẽ của ngành du lịch cùng với gia tăng dân số làm lượng chất thải hàng ngày không được xử lý xả ra môi trường ngày một nhiều thêm, gây tác hại nghiêm trọng tới môi trường các khu vực ven biển và hải đảo, đặc biệt là làm suy giảm các hệ sinh thái biển và san hô trong các khu bảo tồn. Việt Nam đang phải đối mặt với vấn đề về suy giảm tài nguyên và gia tăng chất thải, đặc biệt là chất nhựa đại dương.

{keywords}
Xử lý chất thải rắn sinh hoạt là bài toán khó ở nhiều địa phương. (Ảnh: Phong Lan)

Riêng tại tỉnh Bình Định, tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) khoảng 900 tấn/ngày. Tỷ lệ thu gom khoảng từ 47-90% ở khu vực thành thị (TP Quy Nhơn đạt 94%); 30% tại khu vực nông thôn. Theo số liệu từ khảo sát sơ bộ của UNDP năm 2022 tại thành phố Quy Nhơn, 17% CTRSH được tái chế; chất thải nhựa chiếm 20% CTRSH.

Ngày 15/7, Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) và UBND tỉnh Bình Định tổ chức hội thảo các giải pháp tổng hợp nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất thải rắn và nhựa tại Bình Định hướng đến giảm thiểu ô nhiễm nhựa đại dương.

Tham dự buổi hội thảo có lãnh đạo UBND tỉnh Bình Định, thành phố Quy Nhơn, Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, Sở tài nguyên và môi trường, Sở NNPTNT, Sở KHĐT, Sở Ngoại vụ, Sở Nội vụ, Sở Xây dựng, Sở Y tế, Hiệp hội thủy sản Bình Định, Liên hiệp các hội Khoa học Kỹ thuật Bình Định, Trung tâm Quốc tế Khoa học và Giáo dục liên ngành (ICISE), các chuyên gia từ Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bình Định, Trường Đại học Quy Nhơn.

Tại hội thảo, UBND tỉnh Bình Định và UNDP Việt Nam cũng đã ký kết Biên bản Ghi nhớ nhằm thúc đẩy hợp tác giữa hai bên trên các lĩnh vực: Kinh tế tuần hoàn và quản lý chất thải; Phát triển kinh tế biển; Biến đổi khí hậu và đa dạng sinh học; Khắc phục hậu quả bom mìn, phát triển nông thôn bền vững.

{keywords}
Bà Caitlin Wiesen, Trưởng đại diện thường trú UNDP tại Việt Nam và Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định, Nguyễn Phi Long ký biên bản ghi nhớ.

Phát biểu tại hội thảo, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định, ông Nguyễn Phi Long cho biết, Bình Định nằm ở khu vực vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung, thuộc Vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung.

Theo Chủ tịch tỉnh Bình Định, mặc dù nhiều kết quả đạt được, nhưng cũng như nhiều địa phương khác của khu vực miền Trung Việt Nam, Bình Định chịu ảnh hưởng nặng nề của chiến tranh và thiên tai, bão lụt; hạ tầng kinh tế - xã hội còn thiếu; đời sống của một bộ phận người dân vẫn còn rất khó khăn. Vì vậy, để phát triển ổn định và bền vững, bảo đảm an sinh xã hội, bên cạnh phát huy nội lực, các cơ quan, đơn vị trong tỉnh đã tích cực liên hệ, tìm kiếm nguồn lực hỗ trợ từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.

Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định cam kết sẽ chỉ đạo các sở, ban, ngành, địa phương liên quan của tỉnh phối hợp thường xuyên với Văn phòng UNDP tại Việt Nam trong việc xem xét, đánh giá, thực hiện các trình tự, thủ tục triển khai các dự án ODA trên địa bàn tỉnh theo quy định hiện hành của Nhà nước Việt Nam; chủ động xử lý kịp thời các phát sinh, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện.

Tại Hội thảo, các chuyên gia đã trình bày nội dung của 2 dự án mới sẽ được xây dựng và triển khai hợp tác với UBND TP Quy Nhơn và Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Định.

Các dự án này này sẽ thực hiện những hoạt động nhằm trao quyền cho những người lao động phi chính thức về chất thải (ve chai), tăng cường khả năng phục hồi của họ trước những tổn thương. Dự án cũng sẽ thí điểm và thiết lập mô hình quản lý tổng hợp chất thải cho ngành thủy sản, trong đó khuyến khích ngư dân mang chất thải trở lại bờ sau mỗi chuyến đi biển; mô hình này dự kiến sẽ thu gom và ngăn chặn khoảng 5 tấn nhựa thải ra biển mỗi tháng.

Ngoài ra, dự án cũng thí điểm và thiết lập một cơ sở thu hồi vật liệu nhằm cải thiện chuỗi giá trị vật liệu tại địa phương, hỗ trợ công tác nhân rộng, mở rộng, đảm bảo tính bền vững của các mô hình quản lý chất thải rắn tổng hợp.

“Giải quyết vấn đề chất thải nhựa đại dương rất quan trọng đối với sức khỏe của đại dương, con người và hành tinh của chúng ta. Điều này yêu cầu một cách tiếp cận tích hợp thay đổi hành vi giảm sử dụng nhựa tại nguồn, đồng thời thu hút tất cả các bên tham gia vào chuỗi giá trị để đảm bảo rằng chất nhựa đã qua sử dụng được tái sử dụng lại.

Đó là lý do tại sao hôm nay tôi rất vui mừng được cùng lãnh đạo tỉnh Bình Định và chính phủ Na Uy công bố khởi động việc xây dựng Cơ sở thu hồi vật liệu (MRF).

Chúng tôi kỳ vọng cơ sở thu hồi vật liệu này sẽ có thể xử lý 2-4 tấn nhựa mỗi ngày để tái sử dụng tại các thị trường thứ cấp, điều này sẽ giúp TP Quy Nhơn ngăn chặn việc nhựa bị chôn lấp hoặc rò rỉ ra biển. Chúng tôi cũng sẽ làm việc với TP Quy Nhơn để đẩy nhanh việc phân loại chất sinh hoạt, thu gom, đồng thời đưa ra các giải pháp thay thế, sáng tạo nhằm giảm thiểu chất thải nhựa", bà Caitlin Wiesen, Trưởng đại diện thường trú UNDP tại Việt Nam nói.

Dự án giai đoạn 1 “Nâng cao năng lực quản lý và ý thức bảo vệ môi trường của cộng đồng địa phương, xây dựng mô hình cộng đồng thu gom, phân loại, xử lý nhằm giảm thiểu chất thải nhựa tại các xã, phường ven biển thuộc Vịnh Quy Nhơn, tỉnh Bình Định” được tài trợ bởi Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc, Chương trình tài trợ nhỏ - Quỹ môi trường toàn cầu (UNDP/GEF SGP), Chính phủ Na Uy và kinh phí đối ứng của UBND TP Quy Nhơn thực hiện từ tháng 8/2020 đến tháng 7/2022 ở 4 xã/phường Nhơn Lý, Nhơn Châu, Nhơn Hải và Ghềnh Ráng.
Trong khuôn khổ dự án giai đoạn 1 này, các mô hình xã hội hóa đã được thiết lập để cải thiện hệ thống quản lý chất thải rắn ở Quy Nhơn, gồm mô hình bãi biển du lịch sạch không chất thải nhựa ở Nhơn Lý, thí điểm mô hình làm phân vi sinh cho 50 hộ dân và đã thu được trên 60 kg phân bón vi sinh, thí điểm mô hình “Phân loại chất tại nguồn” tại Nhơn Châu với sự tham gia của 518 hộ. 04 nhà hàng tại Nhơn Lý, Nhơn Hải đã tham gia mô hình “Nhà hàng thân thiện không sử dụng đồ nhựa dùng một lần”. 195 hộ dân tham gia mô hình khu dân cư thu gom, phân loại, tái chế và tái sử dụng chất thải. Mô hình “Lao động nữ trong lĩnh vực chất thải” cũng đã được thiết lập.

N. Huyền 

Isaac khuấy động đường đua VPBank Can Tho Music Night Run 2024

Không chỉ tham gia đường đua 5km tại VPBank Can Tho Music Night Run 2024, nam ca sĩ Isaac còn chiêu đãi khán giả loạt bản hit được phối EDM sôi động.

Có một Ba Na Hills mới với loạt trải nghiệm hấp dẫn

Sau 15 năm, Sun World Ba Na Hills ngày càng rực rỡ, đẳng cấp và quyến rũ hơn. Không chỉ sở hữu cây Cầu Vàng nổi tiếng toàn cầu, khu du lịch này có nhiều lý do để gây thương nhớ, khiến du khách muốn quay trở lại nhiều lần.

Hưng Yên triển khai phần mềm thực đơn cân bằng dinh dưỡng cho mẹ và bé

Bà mẹ và trẻ em dưới 5 tuổi tại Hưng Yên được tiếp cận ngân hàng thực đơn cân bằng dinh dưỡng đa dạng từ Ajinomoto Việt Nam với phần mềm thực đơn dinh dưỡng được Bộ Y tế phê duyệt.

400 học sinh Đồng Nai nhận học bổng ‘Cho em đến trường’

Quỹ học bổng “Cho em đến trường” đã trao 400 suất học bổng trị giá 540 triệu đồng cho những em có hoàn cảnh khó khăn, không ngừng phấn đấu vươn lên trong học tập.

Ưu đãi giảm giá bib VPBank VnExpress Marathon Ho Chi Minh City Midnight

Từ ngày 18/1, VPBank dành tặng ưu đãi giảm giá hấp dẫn khi khách hàng đăng ký mua bib tham gia giải chạy VPBank VnExpress Marathon Ho Chi Minh City Midnight 2024 trên ứng dụng ngân hàng số VPBank NEO.

Gần 1.300 vận động viên tham gia giải chạy ‘SSC Run - Hướng tới tương lai’

Gần 1.300 vận động viên đã hào hứng khởi động và cán đích thành công tại giải chạy “SSC Run - Hướng tới tương lai” do Đoàn Thanh niên Ủy ban Chứng khoán Nhà nước tổ chức tại Khu đô thị Ecopark (Văn Giang, Hưng Yên) vào sáng 6/1/2024.

Du khách mê đắm ‘Mùa Giáng sinh trên mây’ giữa đỉnh Bà Nà

Không gian rực rỡ sắc màu, các minishow hấp dẫn và nhiều trải nghiệm độc đáo, Lễ hội Mùa đông 2023 với chủ đề “Mùa Giáng sinh trên mây” trên đỉnh Bà Nà đang là lý do để du khách tìm đến Bà Nà dịp cuối năm.

Cáp treo - trải nghiệm du lịch độc đáo hút du khách quốc tế

Bên cạnh những di sản thiên nhiên và văn hóa, hình ảnh du lịch Việt Nam trong thời đại mới còn gắn liền với những công trình đáng kinh ngạc như cáp treo, được truyền thông thế giới khen ngợi là cách để phát triển du lịch bền vững.

Đêm diễn Westlife sau 12 năm trở lại: đã tai, mãn nhãn, trọn vẹn cảm xúc

Trở lại Việt Nam sau 12 năm, các chàng trai Westlife đã đưa gần 16.000 người hâm mộ trở lại thanh xuân với chuỗi ca khúc kinh điển của thế hệ 8X, 9X và màn trình diễn cảm xúc, mãn nhãn.

Nước lên nhanh, dân Đà Nẵng tất tả 'chạy lũ' trong đêm

Mưa như trút nước khiến nhiều khu dân cư ở đường Mẹ Suốt (TP Đà Nẵng) rơi vào tình trạng ngập sâu, người dân "chạy lũ" trong đêm.

Đang cập nhật dữ liệu !