Mỗi dịp Tết đến, làng nghề làm lồng đèn ở phố cổ Hội An (Quảng Nam) lại tất bật sản xuất để cung ứng ra thị trường.
 |
Nghề làm đèn lồng ở Hội An đã hơn 400 năm tuổi và được vinh danh là một trong 9 làng nghề truyền thống tiêu biểu của Việt Nam. |
 |
Năm vừa qua, do ảnh hưởng dịch Covid-19, làng nghề cũng bị ảnh hưởng rất lớn. Những ngày cận Tết Nguyên đán, công việc ở đây khả quan hơn, ai nấy đều tất bật, hối hả. |
 |
Nhìn chiếc đèn lồng mộc mạc, lung linh nhưng mấy ai thấy hết được sự kỳ công từ quá trình chuẩn bị vật liệu cho đến sản xuất. Để làm một chiếc lồng đèn cần hai khâu chính là làm khung và bọc vải. |
 |
Tre làm lồng đèn là tre già, ngâm với nước muối 10 ngày để chống mối mọt, sau đó phơi khô rồi vót mỏng. Lồng đèn đơn giản chỉ cần có sự cân đối ở hai đầu, còn các lồng đèn phức tạp cần sự khéo léo cố định những vị trí lồi, lõm. |
 |
Vải bọc lồng đèn phải đủ độ dai để khi căng không bị rách và công việc này đòi hỏi người thợ cần có kỹ thuật. |
 |
Trước tiên, vải được cắt ra làm nhiều mảnh tùy theo kích thước của đèn sau đó được bôi keo rồi dán lên khung đèn. Khi căng vải đòi hỏi người thợ phải cực kỳ khéo léo. |
 |
Chiếc đèn lồng khi hoàn thành nhìn rất mềm mại nhưng lại chắc chắn, nhẹ nhàng và rất lung linh. |
 |
Đèn lồng Hội An có nhiều kích cỡ, hình dạng, màu sắc, mẫu mã từ đơn giản như hình tròn, hình lục giác, bát giác… đến những mẫu phức tạp như hình 12 con giáp, đèn kéo quân…. Đèn lồng cũng được các nghệ nhân sáng tạo để có thể xếp gọn hoặc mở ra thuận tiện cho việc vận chuyển đi xa. |
 |
Những năm trước, nơi đây sản xuất hàng triệu chiếc lồng đèn xuất khẩu sang thị trường châu Âu, Singapore... song do ảnh hưởng của dịch Covid-19, năm nay việc sản xuất chỉ phục vụ thị trường trong nước. |

Mỗi dịp giáp Tết, các làng nghề sản xuất hương trầm ở huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đang tất bật vào vụ Tết. Có những cơ sở phải thuê tới gần 30 công nhân mới làm đủ hàng phục vụ nhu cầu tiêu thụ dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021.
Sơn Tùng
HOẶC ĐĂNG NHẬP NHANH BẰNG TÀI KHOẢN
Quên mật khẩu?
Gửi lại mã xác nhận