BN 243: Thôn Hạ Lôi được dỡ phong tỏa, cả đêm tôi mừng không ngủ được

0h ngày 6/5, thôn Hạ Lôi được dỡ phong toả. Sáng 6/5, chia sẻ với phóng viên, bệnh nhân 243 - người được cho là “mang bệnh về cho quê hương” chia sẻ anh đã mất ngủ cả đêm qua.

 

{keywords}
Lực lượng chức năng gỡ lệnh phong toả thôn Hạ Lôi, Mê Linh.

Anh Q.T - bệnh nhân 243 được xem như "nguồn cơn" khiến cả thôn Hạ Lôi (xã Mê Linh, huyện Mê Linh) bị phong toả khi địa phương này ghi nhận 13 người mắc Covid-19 (xóm Bàng có 5 người, xóm Hội 5 người, xóm Đường 1 người, xóm Chợ 2 người).

Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, ngày 8/4, UBND huyện Mê Linh đã có Quyết định số 1050/QĐ-UBND về việc thiết lập vùng cách ly y tế thôn Hạ Lôi. Đến 0h ngày 6/5, thôn này được dỡ hàng rào phong tỏa sau 28 ngày cách ly. Rất mừng là sau 21 ngày liên tiếp Hạ Lôi không ghi nhận thêm trường hợp nào mắc Covid-19, toàn bộ người dân của thôn cũng đã được Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội xét nghiệm cho kết quả âm tính.

Sáng 6/5, chia sẻ với VietNamNet, anh Q.T chia sẻ anh rất phấn khởi, "cả đêm qua không ngủ được”. Dù đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (cơ sở 2), anh Q.T vẫn không quên gọi điện về cho gia đình, họ hàng, làng xóm thông tin tình hình sức khoẻ và chung vui với niềm vui của dân làng.

“Tôi vui lắm, từ nay bà con trong thôn đã được tự do đi lại trong cộng đồng, ra xã hội để làm ăn, hoà nhập với cuộc sống. Nhân đây tôi xin cảm ơn Đảng, Chính phủ, TP Hà Nội cùng huyện Mê Linh đã quan tâm những bệnh nhân như tôi và người dân Hạ Lôi quê hương tôi”, anh Q.T bày tỏ.

Việc vô tình bị nhiễm bệnh, sau đó phát hiện thêm nhiều người nhiễm bệnh buộc cả thôn phải thực hiện cách ly là điều anh vô cùng áy náy. Anh T thanh minh: Điều đó (việc bị nhiễm bệnh - PV) tôi cũng không biết được, thực sự do không may. Tôi cũng không biết mình "mang bệnh về cho quê hương".

Nếu mà biết thì không bao giờ làm việc đấy. Nhân đây tôi muốn xin lỗi bà con, mong bà con thông cảm cho tôi”, anh T. nhắn gửi.

Anh T. từng chia sẻ, khi được thông báo kết quả nhiễm Covid-19, anh thực sự hốt hoảng, nghĩ mình không còn khả năng sống vì bệnh chưa có thuốc điều trị.

Như nhiều bệnh nhân bất ngờ nhiễm bệnh khác, anh T không bao giờ nghĩ có một ngày lại mắc Covid-19, anh nghĩ nó ở đâu xa lắm, không đến làng xã mình, không ngờ anh lại là người mắc bệnh, thậm chí ngay cả trước đó và những ngày qua, anh cũng không thấy có biểu hiện gì nghiêm trọng.

Vợ anh T. bị lupus ban đỏ hệ thống, suy thận khoảng 12 năm nay, cần theo dõi cả đời. Vì thế, hàng tháng anh đều chở vợ đến Bệnh viện Bạch Mai khám, lấy thuốc 1 lần. Theo định kỳ, ngày 12/3, anh đưa vợ đi khám, lấy máu xét nghiệm, siêu âm và mua thuốc. Sau đó, vì dịch bệnh nên anh cũng không đi chợ bán hoa nhiều mà chủ yếu ở nhà, ra đồng, ra ruộng rau, qua nhà mẹ đẻ, nhà anh trai và em trai chơi.

Ngày 21/3, anh thấy có hơi đau mỏi người, ngây ngấy sốt nhưng anh chỉ nghĩ ốm bình thường nên đi mua vỉ thuốc uống thì thấy khỏi. Hàng xóm, chị dâu anh cũng ốm nhàng nhàng như thế.

Ngày 23/3, anh có đi chợ một buổi, đứng bán hoa ở bên đường chợ hoa Quảng Bá, có đeo khẩu trang, mặc áo mưa. Sau đó nghỉ mấy hôm, anh đi chợ thêm 2 ngày nữa.

Nhà có hai con nhỏ, vợ ốm đau nên anh là lao động chính trong nhà. Vì thế, anh luôn tự dặn mình làm gì cũng rất cẩn thận. “Tiền chẳng kiếm được mà mang mầm bệnh về cho vợ con thì khổ. Có gì thì con cái, gia đình mình ảnh hưởng đầu tiên. Vợ đi khám định kỳ, lấy thuốc nên bắt buộc phải đi chứ tôi cũng không muốn như thế. Còn tiền không kiếm lúc này thì kiếm lúc khác”, anh T nói.

Ngày 30/3, sau khi nghe được thông tin những người đã đến Bệnh viện Bạch Mai từ ngày 10/3 cần phải khai báo y tế, anh đã gọi điện trạm y tế xã. Do thời điểm khai báo đã qua 14 ngày nên anh được hướng dẫn tự theo dõi sức khỏe tại nhà và dặn nếu có triệu chứng sổ mũi, nhức đầu, rát họng, khó thở thì báo. Ngày 3/4, anh được lấy mẫu xét nghiệm để rà soát nốt dù chưa có biểu hiện bệnh gì. Ngày 4/4, anh đưa cháu đến khoa Sản - Bệnh viện Đa khoa Phúc Yên và sau đó là Bệnh viện Phụ sản Hà Nội.

Ngày 4/4, tính từ thời điểm tôi đến Bệnh viện Bạch Mai thì cũng đã qua hơn 20 ngày. Theo lý thuyết là hết 14 ngày tôi được phép đi lại nên tôi không hề nghĩ mình có khả năng mắc bệnh”, anh T nói. Lúc đó, anh có đeo khẩu trang.

Bất ngờ đến ngày 6/4 anh được thông báo mình mắc Covid-19, được xe cấp cứu chở đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. “Trước khi lên xe đi bệnh viện tôi rớt nước mắt, tôi chào bà con và không biết nói gì… Tôi không biết mình mắc bệnh từ lúc nào. Tôi không hề nghĩ đến chuyện mình mắc bệnh, mang virus trong người. Vì thế khi có cán bộ y tế đến điều tra, tôi khai hết, để cộng đồng còn biết”, anh T bồi hồi kể lại.

N. Huyền 

400 học sinh Đồng Nai nhận học bổng ‘Cho em đến trường’

Quỹ học bổng “Cho em đến trường” đã trao 400 suất học bổng trị giá 540 triệu đồng cho những em có hoàn cảnh khó khăn, không ngừng phấn đấu vươn lên trong học tập.

Hồ Quỳnh Hương tiết lộ bạn trai hơn 2 tuổi, yêu mặn nồng nhưng chưa muốn cưới

Dịp trở lại âm nhạc với MV 'Cứ để cho em', ca sĩ Hồ Quỳnh Hương xác nhận đang yêu một người đàn ông hơn 2 tuổi.

Cô gái miền Tây đổi đời nhờ vịt con duyên dáng, bất ngờ nổi tiếng châu Á

Câu chuyện cô gái Vĩnh Long đổi đời nhờ vịt con nở ra từ quả trứng hỏng được chọn làm thành phim, công chiếu trên kênh Discovery Asia đang thu hút sự chú ý của nhiều người châu Á.

Gác bằng thạc sĩ, chàng trai Cần Thơ về quê làm nông dân kiếm 1 tỷ đồng/năm

Có 2 bằng đại học, 1 bằng thạc sĩ nhưng Dương Đình Tuyễn ở TP Cần Thơ vẫn quyết định về quê chăm sóc khu vườn của gia đình, nhờ vậy anh có doanh thu cả tỷ đồng/năm.

Cụ ông 80 tuổi qua đời, con cháu phát hiện 'kho tiền' được chôn dưới lòng đất

Sau khi qua đời, gia đình ông tình cờ phát hiện ra số tiền lớn nhưng khi đào lên thì tiền bị mốc, hỏng hơn một nửa.

Học lỏm nghề lạ, cậu bé mồ côi thành người giàu thứ 3 Sài Gòn xưa

Mồ côi cả cha lẫn mẹ, cậu thiếu niên 13 tuổi học lỏm được nghề lạ, từng bước thoát nghèo rồi trở thành bá hộ, độc chiếm vị trí thứ 3 trong số tứ đại phú hào Sài Gòn xưa.

Gia tộc xưa có trăm nhà mặt phố, căn phòng bí mật nuôi gia nhân chỉ để đếm tiền

Đầu óc nhạy bén, khéo léo sử dụng “quyền lực” trong tay, vị phú hào sở hữu khối gia sản khổng lồ khiến người Pháp phải ngạc nhiên.

Người giàu nhất Sài Gòn xưa, giai thoại thuê nhân công phơi tiền cho khỏi mốc

Trong thời kỳ cực thịnh, gia đình Huyện Sỹ nắm trong tay toàn bộ vùng đất trù phú ở Gò Công, Long An, Tiền Giang kéo dài đến tận biên giới Campuchia.

Ngôi làng tỷ phú ở Vĩnh Phúc, người dân 'hái ra tiền' xây lâu đài nhờ một nghề

Tại xã Vân Xuân, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc có một ngôi làng nhỏ nhưng biệt thự mọc lên như nấm. Người dân quanh đây gọi nơi này là làng tỷ phú.

Ý kiến trái chiều về đề xuất người dưới 18 tuổi đi xe máy điện phải có bằng lái

Đại diện Uỷ ban An toàn giao thông quốc gia đề nghị bổ sung quy định người từ 16 đến dưới 18 tuổi đi xe máy điện, xe máy dưới 50 phân khối (50cc) phải có bằng lái nhưng nhiều ý kiến không đồng tình.

Đang cập nhật dữ liệu !