Ngôi nhà cửa mở thẳng vào 'địa ngục', chuyện khó tin có thật ở Sài Gòn

Ngoài cổng nghĩa trang, cháu dâu bà Hương mở quán bán nước uống, đồ ăn vặt. Giữa nghĩa trang, bà và con trai dựng nhà ở hơn 50 năm qua.

Hai căn nhà cấp bốn của mẹ con bà Bùi Xuân Hương, 80 tuổi nằm giữa nghĩa trang Kiến An - Ngọc Lữ (phường Bình Trưng Đông, Quận 2, TP.HCM). Xung quanh là hơn 1200 ngôi mộ nằm sát nhau, cây xanh um tùm. 

Nghĩa trang này ngăn cách với bên ngoài bằng bức tường bao quanh, cao 5m. Ban ngày, bà Hương mở cổng cho thân nhân người đã khuất vào thăm mộ. Ban đêm, bà đóng cổng lại để giữ yên bình cho gia đình mình và hàng ngàn phần mộ.

Ngoài cổng, cháu dâu bà Hương dựng bàn ghế bán nước uống, đồ ăn vặt cho người qua đường, thân nhân người mất đến thăm mộ. Ảnh: T.A.

Giọng chậm rãi, bà Hương kể về lý do gia đình bà được cất nhà ngay giữa nghĩa trang. ‘Đất nghĩa trang này do hai hội Kiến An và Ngọc Lữ hùn tiền với nhau mua từ năm 1969, giá 1,9 triệu đồng. Sau đó, họ đưa người thân mất đến chôn. Họ sợ người mất lạnh lẽo nên muốn có ai đó vào xây nhà ở cho có người ra vào. Vợ chồng tôi được chọn vì hay đến nhổ cỏ, lau rửa các phần mộ. Tôi ở đây từ năm 1969 đến giờ’.

Sống giữa không gian âm u của người chết nhưng 50 năm qua, cả gia đình bà Hương thấy như đang sống giữa khu dân cư sầm uất. Bà quan niệm, sống bên người chết cũng như sống bên người sống. Đã là hàng xóm của nhau, mình sống sạch sẽ, không quậy phá thì không ai làm gì được mình.

‘Nhà tôi cũng có điện nước sạch để dùng. Các ngày lễ Tết, bạn bè, người thân của tôi và các con đến nhà chơi. Khi nhà có tiệc, tôi cũng thuê rạp về dựng làm nơi đãi khách’, cụ bà sinh năm 1940 nói.

Căn nhà cấp bốn của bà Hương được bao phủ bởi cây xanh, tứ phía là mộ người mất. Ảnh: T.A.

Chỉ riêng phần nước rửa mộ là hơi khó cho bà một chút. Do đất ở nghĩa trang thấp hơn, bà phải xin đặt giếng khoan ở một nhà trong khu dân cư, dùng 4-5 bình lớn chứa nước. 3-4 ngày bà bơm nước một lần.

‘Lau rửa mộ hơi tốn nước, tôi dùng nước giếng khoan cho tiết kiệm. Khoan giếng ở ngay đây không được’, bà Hương giải thích.

Cụ bà cho biết, trước đây, nghĩa địa này không có tường bao quanh như bây giờ. Các con nghiện vào hút chích thường xuyên, những người vô gia cư, hành nghề trộm cắp, cướp giật hay vào nghĩa trang trải chiếu, đắp chăn nằm ngủ. Cả nhà bà chỉ biết bảo nhau, vô tình gặp họ thì nên vô nhà đóng cửa lại hoặc vờ như không biết gì. Khi họ rời đi thì ra thu dọn kim tiêm, rác thải, lau chùi mộ rồi thắp hương xin lỗi người mất.

‘Mấy người đó họ hung hăng, không kiểm soát được tính khí, tốt nhất mình đừng làm họ giận’, cụ bà có thâm niên 50 năm làm nghề trông mộ nói.

Bà Hương cho biết, bà sẽ sống ở nghĩa trang này đến khi nó giải tỏa.

Bà cho biết, vợ chồng bà có bốn người con. Có ba người làm giáo viên, sau khi lập gia đình họ ra ngoài mua nhà ở. Anh Đặng Hùng Anh là con cả, bỏ học giữa chừng, công việc không ổn định. Khi lấy vợ, sinh con, anh xây nhà sát nhà mẹ ở.

Hiện cả gia đình bà Hương có 8 người, gồm bà, vợ chồng con trai, vợ chồng cháu trai và ba cháu nội sống trong hai căn nhà cấp bốn giữa nghĩa trang. Ngoài mưu sinh bằng các nghề buôn bán, phục vụ quán ăn, thợ hồ… cả 8 người họ thay phiên nhau trông giữ nghĩa trang.

Ngôi nhà lànơi sinh hoạt chung của bà Hương và gia đình con trai. Đây cũng là nơi tiếp khách của gia đình bà. Ảnh: T.A.

Chị Nguyễn Thị Thanh Vân, con dâu bà Hương cho biết, hiện nghĩa trang đã có tường bao nên công việc ‘bảo vệ’ người chết của cả nhà khá nhẹ nhàng. Các ngày thường, người nào ở nhà, có thân nhân người mất đến thì ‘tiếp’. Dịp Tết Nguyên đán, Tết Thanh minh cả gia đình chị tập trung dọn mộ, hương khói cho người mất.

‘Ngày mới về nhà mẹ làm dâu, tôi khá sợ, ban đêm không dám ra ngoài. Còn bây giờ, giữa 12 giờ đêm, ra ngoài một mình, tôi thấy bình thường’, chị Vân nói.

Bà Hương cho biết, tới đây, nghĩa trang Kiến An - Ngọc Lữ sẽ phải giải tỏa, hai căn nhà của mẹ con bà cũng phải đập bỏ.  ‘Vừa rồi, bên địa chính phường họ đến đo đất. Họ nói, khi nghĩa trang này giải tỏa, mẹ con tôi sẽ được đền bù. Đến khi nào chính quyền có kế hoạch di dời thì tính. Còn bây giờ, mẹ con tôi vẫn phải làm hết trách nhiệm với những người đã khuất đang nằm trong đây’, cụ bà nói.

Chị Thanh Vân - con dâu bà Hương cho biết, chị đã có hơn 30 năm sống cùng nhà chồng ở nghĩa trang. Ảnh: T.A.

Ông Phạm Văn Lành, Chủ tịch UBND phường Bình Trưng Đông cho biết, nghĩa trang Kiến An - Ngọc Lữ là một trong bốn nghĩa trang lớn của phường. Tới đây, nghĩa trang này sẽ được giải tỏa để xây dựng các công trình công ích.

Ông Lành cũng cho biết, trước đây, nghĩa trang này thường có các tệ nạn xã hội như: người nghiện vào hút chích, những người làm việc nhạy cảm vào ẩn nấp. Khoảng 3-4 năm nay, các tệ nạn đã không còn nữa, một phần do gia đình bà Hương xây tường bao quanh, một phần phường có các chốt chặn để giám sát, theo dõi, xử phạt các đối tượng nên các tệ nạn giảm hẳn.

Diệu Thuần/VNN
Từ khóa: Sống ở nghĩa trang Người sống người chết Nghĩa địa Quản trang Cõi âm Phạm Văn Lành Chủ tịch UBND phường Bình Trưng Đông phường Bình Trưng Đông TP.HCM nghĩa trang Kiến An - Ngọc Lữ Giải tỏa Đền bù Sống với người chết

Hưng Yên triển khai phần mềm thực đơn cân bằng dinh dưỡng cho mẹ và bé

Bà mẹ và trẻ em dưới 5 tuổi tại Hưng Yên được tiếp cận ngân hàng thực đơn cân bằng dinh dưỡng đa dạng từ Ajinomoto Việt Nam với phần mềm thực đơn dinh dưỡng được Bộ Y tế phê duyệt.

400 học sinh Đồng Nai nhận học bổng ‘Cho em đến trường’

Quỹ học bổng “Cho em đến trường” đã trao 400 suất học bổng trị giá 540 triệu đồng cho những em có hoàn cảnh khó khăn, không ngừng phấn đấu vươn lên trong học tập.

Hồ Quỳnh Hương tiết lộ bạn trai hơn 2 tuổi, yêu mặn nồng nhưng chưa muốn cưới

Dịp trở lại âm nhạc với MV 'Cứ để cho em', ca sĩ Hồ Quỳnh Hương xác nhận đang yêu một người đàn ông hơn 2 tuổi.

Cô gái miền Tây đổi đời nhờ vịt con duyên dáng, bất ngờ nổi tiếng châu Á

Câu chuyện cô gái Vĩnh Long đổi đời nhờ vịt con nở ra từ quả trứng hỏng được chọn làm thành phim, công chiếu trên kênh Discovery Asia đang thu hút sự chú ý của nhiều người châu Á.

Gác bằng thạc sĩ, chàng trai Cần Thơ về quê làm nông dân kiếm 1 tỷ đồng/năm

Có 2 bằng đại học, 1 bằng thạc sĩ nhưng Dương Đình Tuyễn ở TP Cần Thơ vẫn quyết định về quê chăm sóc khu vườn của gia đình, nhờ vậy anh có doanh thu cả tỷ đồng/năm.

Cụ ông 80 tuổi qua đời, con cháu phát hiện 'kho tiền' được chôn dưới lòng đất

Sau khi qua đời, gia đình ông tình cờ phát hiện ra số tiền lớn nhưng khi đào lên thì tiền bị mốc, hỏng hơn một nửa.

Học lỏm nghề lạ, cậu bé mồ côi thành người giàu thứ 3 Sài Gòn xưa

Mồ côi cả cha lẫn mẹ, cậu thiếu niên 13 tuổi học lỏm được nghề lạ, từng bước thoát nghèo rồi trở thành bá hộ, độc chiếm vị trí thứ 3 trong số tứ đại phú hào Sài Gòn xưa.

Gia tộc xưa có trăm nhà mặt phố, căn phòng bí mật nuôi gia nhân chỉ để đếm tiền

Đầu óc nhạy bén, khéo léo sử dụng “quyền lực” trong tay, vị phú hào sở hữu khối gia sản khổng lồ khiến người Pháp phải ngạc nhiên.

Người giàu nhất Sài Gòn xưa, giai thoại thuê nhân công phơi tiền cho khỏi mốc

Trong thời kỳ cực thịnh, gia đình Huyện Sỹ nắm trong tay toàn bộ vùng đất trù phú ở Gò Công, Long An, Tiền Giang kéo dài đến tận biên giới Campuchia.

Ngôi làng tỷ phú ở Vĩnh Phúc, người dân 'hái ra tiền' xây lâu đài nhờ một nghề

Tại xã Vân Xuân, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc có một ngôi làng nhỏ nhưng biệt thự mọc lên như nấm. Người dân quanh đây gọi nơi này là làng tỷ phú.

Đang cập nhật dữ liệu !