Mẹ chồng siêu hiện đại

Mẹ chồng thuê dịch vụ, nhưng họ chỉ đến xông hơ, còn lại em tôi phải tự bế ẵm chăm con. Đến giờ cơm, mẹ chồng gọi ship đồ ăn tới bởi bà bận tập yoga, uống cà phê tán gẫu với bạn bè...

Vừa tan tầm, tôi nhận được điện thoại của mẹ bảo sang nhà chồng em gái xem có chuyện gì mà nó gọi điện về khóc thút thít mà chẳng nói năng gì. Tôi lo lắng bởi em gái mới sinh con đầu lòng chưa đầy tháng, chắc tâm trạng không ổn. Tôi ghé nhà chỉ thấy em đang bồng con một mình còn nhà cửa vắng tanh. Thấy tôi, em gái òa khóc nức nở: “Chị ơi, em muốn về nhà”

Em gái tôi bật khóc khi phải một mình chăm con. Ảnh minh họa

Em gái lấy chồng được hơn một năm khi mới tốt nghiệp đại học. Tôi khuyên em nên xin việc ổn định rồi lập gia đình nhưng em nhất quyết cưới vì nhà trai hối thúc. Nhà chồng em thuộc diện giàu có, nhà ở ngay trung tâm thành phố. Bố mẹ chồng đều làm cán bộ về hưu.

Theo lời em, mẹ chồng là người trẻ đẹp và có lối sống hiện đại. Cưới nhau xong, em về làm dâu sống trong ngôi nhà khang trang rộng rãi, sân vườn mát mẻ, phòng ốc đầy đủ tiện nghi cá nhân. Dù ở chung với bố mẹ chồng nhưng em thấy thoải mái, được thương yêu chiều chuộng nhất là khi em mang thai.

Bởi vậy, sắp đến ngày sinh nở, em cứ băn khoăn nên ở cữ nhà chồng hay về nhà mẹ. Do nhà ba mẹ tôi cách thành phố tầm một giờ đi xe máy, ở nông thôn nằm ngay giữa khu chợ. Nhà cửa khá chật chội vì mẹ mở cửa hàng tạp hóa ngay tại nhà.

Em thật thà tâm sự với mẹ chồng thì nhận được lời khuyên: “Con thích ở đâu và bao lâu thì tùy con quyết định. Nếu con ở lại nhà mẹ sẽ thuê dịch vụ chăm lo xông hơ cho con vì mẹ không rành mấy việc đó. Mẹ sẽ phụ nấu ăn, giặt đồ, bế em cho con. Chứ về quê, mẹ con bận bán hàng vậy có lo được cho con không?”.

Nghe mẹ chồng nói thế, em lại càng muốn ở lại nhà chồng sinh nở. Em hỏi ý kiến, tôi khuyên em nên về nhà ngoại mà sinh, không đâu bằng nhà mình cả. Vả lại thời gian ở cữ kinh khủng lắm phải ở nhà mình mới thoải mái chứ ở nhà chồng khó chịu cũng không nói được. Mẹ chồng dù dễ tính và thương con dâu đến mấy cũng đâu có thể chăm sóc cảm thông bằng mẹ ruột.

Sau đó, em thấy mẹ tôi tất tưởi tìm lá xông hơ, dọn dẹp nhà cửa để đón em về sinh nên em quyết định về quê ở cữ. Nhưng mới ở bệnh viện về được ba ngày, em đã nằng nặc đòi mang con về nhà chồng.

Em khó chịu khi thời tiết mùa hè nóng nực mà nhà mẹ không có điều hòa, phòng nào cũng nóng. Mỗi lần đi vệ sinh như cực hình vì ở xa, nhà lúc nào cũng ồn ào do khách đến mua hàng khiến em bé quấy khóc. Em xin mẹ ra nhà chồng ở để thuê dịch vụ cho tiện, mẹ buồn lắm.

Tôi rất bực bội khi biết chuyện, đã mắng em không biết suy nghĩ thấu đáo. Em từng sinh ra và lớn lên ở ngôi nhà này mười mấy năm trời có sao đâu mà giờ chê lên chê xuống. Mới về sinh được mấy ngày đã đòi đi, hàng xóm dị nghị mẹ không chăm con chăm cháu được nên mới bỏ đi, nhà sui gia nói không lo nỗi cho con gái.

Em không nghe lời còn giận dỗi im lặng. Ngay ngày hôm sau, em thuê taxi thu dọn đồ đạc đưa con về nhà chồng mặc cho mẹ năn nỉ ở hết tháng rồi đi. Nhưng về chưa được hai tuần, nhiều lần em gọi điện khóc lóc. Mẹ chồng có thuê dịch vụ nhưng họ chỉ đến xông hơ còn lại em tự bế ẵm chăm con. Đến giờ cơm, mẹ chồng gọi ship đồ ăn tới bởi bà bận tập yoga, uống cà phê tán gẫu với bạn bè.

Về nhà chồng đúng là mát mẻ hơn thật nhưng không ai phụ giúp được chút gì trong khi em mới làm mẹ lần đầu. Hàng đêm con quấy khóc em chỉ có một mình xoay xở dù vết mổ còn đau nhói. Mẹ tôi thương em nhưng chẳng làm được gì, không lẽ khăn gói lên nhà thông gia ở để nuôi em trong khi em mới rời nhà mẹ đi.

Sáng nay, mẹ chồng đi du lịch hè cùng cơ quan cũ mặc cho chồng em năn nỉ ở nhà chăm cháu. Hai mẹ con lời qua tiếng lại, mẹ chồng buông một câu: “Mẹ đã nói trước rồi, mẹ không rành nuôi đẻ. Cái gì thuê được thì mẹ thuê hết rồi. Mà vợ con khó tính vậy, mẹ ruột còn không phục vụ được chứ nói gì đến mẹ chồng”. Nghe câu đó, em thấy tủi thân mới nức nở gọi cho mẹ.

Tôi vừa thương vừa trách em trẻ người non dạ, người ta không có nhà mẹ ruột mà về đằng này lại quày quả bỏ đi. Nhà mẹ nóng thì tự lắp thêm cái điều hòa cho mát chứ có khó khăn gì. Em chẳng nghĩ được sâu xa mẹ thức khuya dậy sớm vừa chăm cháu vừa bán hàng vất vả như thế nào.

Em làm vậy, nhà chồng không nói ra nhưng chắc chắn sẽ mất thiện cảm về con dâu ít nhiều. Em có khóc lóc hối hận cũng đã muộn vì không thể về lại nhà mẹ đẻ nữa, chỉ còn cách phải tự mình cố gắng vượt qua giai đoạn khó khăn này.

Lan Anh/phunuonline.com.vn
Từ khóa: mẹ chồng nàng dâu

400 học sinh Đồng Nai nhận học bổng ‘Cho em đến trường’

Quỹ học bổng “Cho em đến trường” đã trao 400 suất học bổng trị giá 540 triệu đồng cho những em có hoàn cảnh khó khăn, không ngừng phấn đấu vươn lên trong học tập.

Hồ Quỳnh Hương tiết lộ bạn trai hơn 2 tuổi, yêu mặn nồng nhưng chưa muốn cưới

Dịp trở lại âm nhạc với MV 'Cứ để cho em', ca sĩ Hồ Quỳnh Hương xác nhận đang yêu một người đàn ông hơn 2 tuổi.

Cô gái miền Tây đổi đời nhờ vịt con duyên dáng, bất ngờ nổi tiếng châu Á

Câu chuyện cô gái Vĩnh Long đổi đời nhờ vịt con nở ra từ quả trứng hỏng được chọn làm thành phim, công chiếu trên kênh Discovery Asia đang thu hút sự chú ý của nhiều người châu Á.

Gác bằng thạc sĩ, chàng trai Cần Thơ về quê làm nông dân kiếm 1 tỷ đồng/năm

Có 2 bằng đại học, 1 bằng thạc sĩ nhưng Dương Đình Tuyễn ở TP Cần Thơ vẫn quyết định về quê chăm sóc khu vườn của gia đình, nhờ vậy anh có doanh thu cả tỷ đồng/năm.

Cụ ông 80 tuổi qua đời, con cháu phát hiện 'kho tiền' được chôn dưới lòng đất

Sau khi qua đời, gia đình ông tình cờ phát hiện ra số tiền lớn nhưng khi đào lên thì tiền bị mốc, hỏng hơn một nửa.

Học lỏm nghề lạ, cậu bé mồ côi thành người giàu thứ 3 Sài Gòn xưa

Mồ côi cả cha lẫn mẹ, cậu thiếu niên 13 tuổi học lỏm được nghề lạ, từng bước thoát nghèo rồi trở thành bá hộ, độc chiếm vị trí thứ 3 trong số tứ đại phú hào Sài Gòn xưa.

Gia tộc xưa có trăm nhà mặt phố, căn phòng bí mật nuôi gia nhân chỉ để đếm tiền

Đầu óc nhạy bén, khéo léo sử dụng “quyền lực” trong tay, vị phú hào sở hữu khối gia sản khổng lồ khiến người Pháp phải ngạc nhiên.

Người giàu nhất Sài Gòn xưa, giai thoại thuê nhân công phơi tiền cho khỏi mốc

Trong thời kỳ cực thịnh, gia đình Huyện Sỹ nắm trong tay toàn bộ vùng đất trù phú ở Gò Công, Long An, Tiền Giang kéo dài đến tận biên giới Campuchia.

Ngôi làng tỷ phú ở Vĩnh Phúc, người dân 'hái ra tiền' xây lâu đài nhờ một nghề

Tại xã Vân Xuân, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc có một ngôi làng nhỏ nhưng biệt thự mọc lên như nấm. Người dân quanh đây gọi nơi này là làng tỷ phú.

Ý kiến trái chiều về đề xuất người dưới 18 tuổi đi xe máy điện phải có bằng lái

Đại diện Uỷ ban An toàn giao thông quốc gia đề nghị bổ sung quy định người từ 16 đến dưới 18 tuổi đi xe máy điện, xe máy dưới 50 phân khối (50cc) phải có bằng lái nhưng nhiều ý kiến không đồng tình.

Đang cập nhật dữ liệu !