Không ký được biên bản họp giải quyết kiến nghị về Khu du lịch quốc gia Sơn Trà

Cuộc họp do Tổng cục Du lịch chủ trì chiều 11/5 nhằm giải quyết các kiến nghị của Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng về “Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Sơn Trà đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” đã kết thúc mà không ký được biên bản!

Chiều 11/5, tại Đà Nẵng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Hà Văn Siêu đã dẫn đầu đoàn công tác tiến hành làm việc với lãnh đạo Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng để trao đổi, giải quyết các nội dung liên quan theo kiến nghị của Hiệp hội này về “Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Sơn Trà, TP Đà Nẵng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.

Không ký được biên bản họp giải quyết kiến nghị về Khu du lịch quốc gia Sơn Trà - ảnh 1

Buổi làm việc của đoàn công tác của Tổng cục Du lịch với Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng chiều 11/5 (Ảnh do ông Huỳnh Tấn Vinh cung cấp)

Mặc dù buổi làm việc được dư luận hết sức quan tâm nhưng đoàn của Tổng cục Du lịch không cho báo chí vào dự để đưa tin. Rất nhiều phóng viên đã “bám” bên ngoài phòng họp ở trụ sở Văn phòng Bộ VH-TT-DL tại Đà Nẵng suốt hơn 2 giờ diễn ra cuộc họp nhưng vẫn không vào được vì cửa đóng kín mít. Và cho đến khi các thành viên dự họp ra về thì biên bản cuộc họp vẫn không được ký!

Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng Huỳnh Tấn Vinh cho biết, cuộc họp không đi đến bất cứ một điểm chung nào giữa hai bên. Phía Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng cho rằng “Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Sơn Trà đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” được thực hiện sai quy trình. Những tác động đến đa dạng sinh học và hệ sinh thái gần như không được đề cập trong Đánh giá môi trường chiến lược của quy hoạch mà vẫn phê duyệt quy hoạch.

“Phía Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng cũng chỉ rõ, căn cứ pháp lý về đất đai, rừng đặc dụng, khu bảo tồn thiên nhiên… của quy hoạch này chưa ổn lắm. Vì theo Điều 30 của Luật Đầu tư, nếu chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ 50ha rừng đặc dụng trở lên thì phải thông qua Quốc hội, nhưng quy hoạch này chưa được Quốc hội cho ý kiến!” – ông Huỳnh Tấn Vinh nói.

Ông cũng cho biết, tại buổi làm việc, Phó Giám đốc Thường trực Sở Du lịch Đà Nẵng Trần Chí Cường đã phát biểu, trân trọng và đồng tình với những ý kiến của Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng về bảo vệ môi trường sinh thái, đa dạng sinh học của bán đảo Sơn Trà để phát triển du lịch bền vững tại đây.

Trong khi đó, ông cho biết, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Hà Văn Siêu và lãnh đạo Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch (đơn vị thực hiện “Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Sơn Trà, TP Đà Nẵng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”) cho rằng quy hoạch mà họ đã làm là đúng quy trình và họ sẽ không điều chỉnh.

“Có một chi tiết tôi có ghi âm đầy đủ là tôi hỏi tất cả các thành viên trong đoàn của Tổng cục Du lịch có ai đã thấy Voọc chà vá chân nâu ở Sơn Trà hay chưa? Mọi người đều trả lời là chưa. Tôi có nói các anh chưa thấy loài Nữ hoàng linh trưởng này thì làm sao các anh làm quy hoạch phát triển du lịch ở một khu bảo tồn thiên nhiên có đa dạng sinh học như bán đảo Sơn Trà? Họ trả lời: “Chúng tôi không cần thấy Voọc chà vá chân nâu nhưng bản quy hoạch của chúng tôi vẫn tốt!” – ông Huỳnh Tấn Vinh thuật lại.

Ông cho biết, Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng cùng Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature), Trung tâm Bảo tồn Đa dạng sinh học Nước Việt Xanh (GreenViet), Nhóm nghiên cứu – Giảng dạy Môi trường & Tài nguyên sinh vật (DN-EBR) thuộc Đại học Đà Nẵng và nhiều tình nguyện viên khác đã chuẩn bị một “tour đặc biệt” để đưa đoàn của Tổng cục Du lịch tham quan Sơn Trà và đặc biệt là thưởng lãm loài Voọc chà vá chân nâu. Tuy nhiên đoàn của Tổng cục Du lịch từ chối mà không nêu lý do!

Tại buổi làm việc, Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng cũng đề xuất nên tổ chức cuộc hội thảo, hội nghị quy tụ rộng rãi các nhà khoa học, nhà quản lý, các Hội, Hiệp hội cùng các bên liên quan đến Sơn Trà để qua đó tập hợp được nhiều ý kiến có chất lượng, trình Thủ tướng xem xét điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Sơn Trà. Nhưng đoàn công tác của Tổng cục Du lịch chưa trả lời đề nghị này.

Ngoài ra, Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng cũng chính thức chuyển cho đoàn công tác của Tổng cục Du lịch thư khuyến nghị gồm 8 điểm được rút ra từ hội thảo “Giải pháp Bảo tồn và Phát triển bền vững bán đảo Sơn Trà, Đà Nẵng” do PanNature, GreenViet và DN-EBR phối hợp tổ chức ngày 28/4.

“Thư khuyến nghị các giải pháp bảo tồn và phát triển bền vững Sơn Trà được chúng tôi gửi đến Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng, và thông qua Tổng cục Du lịch để gửi đến Thủ tướng Chính phủ. Đoàn công tác của Tổng cục Du lịch nhận thư khuyến nghị này và cũng… không có ý kiến gì hết!” – ông Huỳnh Tấn Vinh cho hay.

Tìm hiểu thêm qua ông Trịnh Bằng Có, Giám đốc Công ty CP du lịch Phương Đông Việt, Tổng Thư ký Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng, PV Infonet cũng được biết, cuộc họp chiều 11/5 chưa đi đến thống nhất ý kiến. Đặc biệt là ý kiến của các thành viên Thường trực Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng phát biểu tại cuộc họp đã không được người ghi biên bản của Tổng cục Du lịch ghi lại một cách đầy đủ.

“Tại cuộc họp, chúng tôi đã nêu rõ, việc này là Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ VH-TT-DL báo cáo, chứ không phải Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng yêu cầu Tổng cục Du lịch giải trình việc lập quy hoạch phát triển du lịch ở Sơn Trà có đúng quy trình hay không? Kể cả Tổng cục Du lịch nói vào thỏa thuận với Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng thì cũng chẳng có ý nghĩa gì, vì Hiệp hội không có thẩm quyền xác nhận việc lập quy hoạch của Tổng cục Du lịch có đúng hay không.

Ở đây là Tổng cục Du lịch muốn tham khảo ý kiến và chúng tôi nêu ý kiến như vậy nhưng họ lại ghi vào biên bản một cách nửa vời. Do đó Thường trực Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng đề nghị đoàn công tác của Tổng cục Du lịch gửi mail dự thảo biên bản để mọi người xem lại và thống nhất rồi mới ký. Phía đoàn công tác của Tổng cục Du lịch yêu cầu ký biên bản ngay tại chỗ nên chúng tôi không đồng ý và sau đó cuộc họp giải tán!” – ông Trịnh Bằng Có cho biết.

HẢI CHÂU

400 học sinh Đồng Nai nhận học bổng ‘Cho em đến trường’

Quỹ học bổng “Cho em đến trường” đã trao 400 suất học bổng trị giá 540 triệu đồng cho những em có hoàn cảnh khó khăn, không ngừng phấn đấu vươn lên trong học tập.

Hồ Quỳnh Hương tiết lộ bạn trai hơn 2 tuổi, yêu mặn nồng nhưng chưa muốn cưới

Dịp trở lại âm nhạc với MV 'Cứ để cho em', ca sĩ Hồ Quỳnh Hương xác nhận đang yêu một người đàn ông hơn 2 tuổi.

Cô gái miền Tây đổi đời nhờ vịt con duyên dáng, bất ngờ nổi tiếng châu Á

Câu chuyện cô gái Vĩnh Long đổi đời nhờ vịt con nở ra từ quả trứng hỏng được chọn làm thành phim, công chiếu trên kênh Discovery Asia đang thu hút sự chú ý của nhiều người châu Á.

Gác bằng thạc sĩ, chàng trai Cần Thơ về quê làm nông dân kiếm 1 tỷ đồng/năm

Có 2 bằng đại học, 1 bằng thạc sĩ nhưng Dương Đình Tuyễn ở TP Cần Thơ vẫn quyết định về quê chăm sóc khu vườn của gia đình, nhờ vậy anh có doanh thu cả tỷ đồng/năm.

Cụ ông 80 tuổi qua đời, con cháu phát hiện 'kho tiền' được chôn dưới lòng đất

Sau khi qua đời, gia đình ông tình cờ phát hiện ra số tiền lớn nhưng khi đào lên thì tiền bị mốc, hỏng hơn một nửa.

Học lỏm nghề lạ, cậu bé mồ côi thành người giàu thứ 3 Sài Gòn xưa

Mồ côi cả cha lẫn mẹ, cậu thiếu niên 13 tuổi học lỏm được nghề lạ, từng bước thoát nghèo rồi trở thành bá hộ, độc chiếm vị trí thứ 3 trong số tứ đại phú hào Sài Gòn xưa.

Gia tộc xưa có trăm nhà mặt phố, căn phòng bí mật nuôi gia nhân chỉ để đếm tiền

Đầu óc nhạy bén, khéo léo sử dụng “quyền lực” trong tay, vị phú hào sở hữu khối gia sản khổng lồ khiến người Pháp phải ngạc nhiên.

Người giàu nhất Sài Gòn xưa, giai thoại thuê nhân công phơi tiền cho khỏi mốc

Trong thời kỳ cực thịnh, gia đình Huyện Sỹ nắm trong tay toàn bộ vùng đất trù phú ở Gò Công, Long An, Tiền Giang kéo dài đến tận biên giới Campuchia.

Ngôi làng tỷ phú ở Vĩnh Phúc, người dân 'hái ra tiền' xây lâu đài nhờ một nghề

Tại xã Vân Xuân, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc có một ngôi làng nhỏ nhưng biệt thự mọc lên như nấm. Người dân quanh đây gọi nơi này là làng tỷ phú.

Ý kiến trái chiều về đề xuất người dưới 18 tuổi đi xe máy điện phải có bằng lái

Đại diện Uỷ ban An toàn giao thông quốc gia đề nghị bổ sung quy định người từ 16 đến dưới 18 tuổi đi xe máy điện, xe máy dưới 50 phân khối (50cc) phải có bằng lái nhưng nhiều ý kiến không đồng tình.

Đang cập nhật dữ liệu !