Hương Thọ, nơi an nghỉ của 2 vua, 9 chúa

2 vua, 9 chúa triều Nguyễn đều lựa chọn vị thế rất đặc biệt tại xã Hương Thọ (thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên – Huế) làm nơi an nghỉ.
Hương Thọ, nơi an nghỉ của 2 vua, 9 chúa - ảnh 1

Dòng Hữu Trạch và Tả Trạch hợp thành sông Hương.

Xã Hương Thọ (thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên – Huế) cách TP.Huế khoảng 12km về phía Tây, nằm ở bờ bắc thượng nguồn sông Hương, có diện tích khoảng 47,08 km2 kéo dài từ thôn Cư Chánh đến thôn Định Môn.

Nơi đây là ngã ba Bằng Lãng - nơi hội lưu của hai dòng Hữu Trạch và Tả Trạch hợp thành sông Hương.

Với vị thế đất đặc biệt là ngã ba Bằng Lẵng của dòng sông Hương nên vua Minh Mạng (1791 – 1841) đã chọn địa điểm thôn La Khê và vua Gia Long (1762 – 1820) chọn thôn Định Môn (xã Hương Thọ, thị xã Hương Trà) làm nơi xây dựng lăng và an nghỉ cuối đời.

Hương Thọ, nơi an nghỉ của 2 vua, 9 chúa - ảnh 2

Lăng vua Gia Long hay còn gọi là Thiên Thọ Lăng (trị vì từ năm 1802 – 1820) bắt đầu được xây dựng từ năm 1814 và đến năm 1820 mới hoàn thành.

Hương Thọ, nơi an nghỉ của 2 vua, 9 chúa - ảnh 3

Lăng vua Minh Mạng còn gọi là Hiếu Lăng, được xây dựng từ năm 1840 đến năm 1843 hoàn thành (trị vì từ năm 1820 – 1841).

Ngoài ra, còn có 9 chúa triều Nguyễn cũng chọn xã Hương Thọ (thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên – Huế) làm nơi an nghỉ là chúa Nguyễn Hoàng (1600 - 1613), Nguyễn Phúc Khoát (1738 - 1765), Nguyễn Phúc Thuần (1765 - 1777) nằm ở thôn La Khê, lăng xoay về hướng chính Bắc và hướng Tây Bắc. Chúa Nguyễn Phúc Nguyên (1613 - 1635), Nguyễn Phúc Tần (1648 – 1687) ở thôn Hải Cát, lăng xoay về hướng Nam và Đông Bắc. Chúa Nguyễn Phúc Lan (1635 - 1648) nằm thôn Liên Bằng, lăng xoay về hướng Bắc. Chúa Nguyễn Phúc Chu (1691 - 1725), Nguyễn Phúc Thái (1650-1691) thuộc thôn Kim Ngọc, lăng xoay về hướng Đông Nam và Bắc và chúa Nguyễn Phúc Chú (1725 - 1738) ở thôn Định Môn, xoay mặt về hướng chính Bắc.

Hương Thọ, nơi an nghỉ của 2 vua, 9 chúa - ảnh 4

Lăng Trường Cơ, tức lăng chúa Nguyễn Hoàng, nằm bên tả ngạn dòng Tả Trạch (trị vì từ năm 1558 – 1613).

Hương Thọ, nơi an nghỉ của 2 vua, 9 chúa - ảnh 5

Lăng Trường Diễn, tức lăng chúa Nguyễn Phúc Nguyên, cách bờ sông Hương khoảng 350m (trị vì từ năm 1613 – 1635).

Hương Thọ, nơi an nghỉ của 2 vua, 9 chúa - ảnh 6

Lăng Trường Diên, tức lăng chúa Nguyễn Phúc Lan (1601-1648) nằm bên tả ngạn gần dòng Hữu Trạch, cách bờ sông gần 2km (trị vì từ năm 1635 – 1648).

Hương Thọ, nơi an nghỉ của 2 vua, 9 chúa - ảnh 7

Lăng Trường Hưng, tức lăng chúa Nguyễn Phúc Tần (1620-1687) hay còn gọi là lăng Chín Chậu, cách bờ sông Hương khoảng 800m (trị vì từ năm 1648 – 1687).

Hương Thọ, nơi an nghỉ của 2 vua, 9 chúa - ảnh 8

Lăng Trường Mậu, tức lăng chúa Nguyễn Phúc Thái, cách bờ sông Tả Trạch chừng 1,5 km trên một quả đồi cao, trước mặt lăng có hồ rộng (trị vì từ năm 1687 – 1691).

Hương Thọ, nơi an nghỉ của 2 vua, 9 chúa - ảnh 9

Lăng Trường Thanh, tức lăng chúa Nguyễn Phúc Chu, thuộc tả ngạn dòng Tả Trạch, trước mặt lăng có đồng ruộng (trị vì từ năm 1691 – 1725).

Hương Thọ, nơi an nghỉ của 2 vua, 9 chúa - ảnh 10

Lăng Trường Phong, tức lăng chúa Nguyễn Phúc Chú (Thụ) (1697-1738) nằm bên cạnh khe Trường Phong, cách bờ sông Hương gần 2km (trị vì từ năm 1725 – 1738).

Hương Thọ, nơi an nghỉ của 2 vua, 9 chúa - ảnh 11

Lăng Trường Thái, tức lăng chúa Nguyễn Phúc Khoát (1714-1765) trước mặt lăng là đồng ruộng (trị vì từ năm 1738 – 1765).

Hương Thọ, nơi an nghỉ của 2 vua, 9 chúa - ảnh 12

Lăng Trường Thiệu, tức lăng chúa Nguyễn Phúc Thuần (1754-1777) cách bờ sông chừng 400m (trị vì từ năm 1765 – 1777).

Điều đặc biệt, các lăng của chúa Nguyễn được xây dựng về cơ bản tương tự như nhau về quy mô và cấu trúc. Các lăng này đều nằm ở phía tây, tây nam Kinh thành Huế, dọc hai bờ sông Hương. Mỗi lăng đều có 2 lớp tường thành hình chữ nhật bao bọc vòng ngoài xây bằng đá bazan nhưng phần mũ thành xây bằng gạch vồ, vòng trong xây hoàn toàn bằng gạch. Chiều cao của các vòng thành tương ứng đều như nhau.

Phần mộ của các Chúa đều xây thấp, phẳng với 2 tầng, xây theo lối giật cấp. Trước mộ có hương án, sau cổng có bình phong trang trí long mã và rồng. Sau lưng mộ cũng có bình phong trang trí rồng cùng kiểu, ghép nổi mành sành sứ hoặc đắp nổi vôi vữa.

Tại các khu lăng thời chúa Nguyễn không thấy có công trình kiến trúc bằng gỗ.

Hà Oai

Hưng Yên triển khai phần mềm thực đơn cân bằng dinh dưỡng cho mẹ và bé

Bà mẹ và trẻ em dưới 5 tuổi tại Hưng Yên được tiếp cận ngân hàng thực đơn cân bằng dinh dưỡng đa dạng từ Ajinomoto Việt Nam với phần mềm thực đơn dinh dưỡng được Bộ Y tế phê duyệt.

400 học sinh Đồng Nai nhận học bổng ‘Cho em đến trường’

Quỹ học bổng “Cho em đến trường” đã trao 400 suất học bổng trị giá 540 triệu đồng cho những em có hoàn cảnh khó khăn, không ngừng phấn đấu vươn lên trong học tập.

Hồ Quỳnh Hương tiết lộ bạn trai hơn 2 tuổi, yêu mặn nồng nhưng chưa muốn cưới

Dịp trở lại âm nhạc với MV 'Cứ để cho em', ca sĩ Hồ Quỳnh Hương xác nhận đang yêu một người đàn ông hơn 2 tuổi.

Cô gái miền Tây đổi đời nhờ vịt con duyên dáng, bất ngờ nổi tiếng châu Á

Câu chuyện cô gái Vĩnh Long đổi đời nhờ vịt con nở ra từ quả trứng hỏng được chọn làm thành phim, công chiếu trên kênh Discovery Asia đang thu hút sự chú ý của nhiều người châu Á.

Gác bằng thạc sĩ, chàng trai Cần Thơ về quê làm nông dân kiếm 1 tỷ đồng/năm

Có 2 bằng đại học, 1 bằng thạc sĩ nhưng Dương Đình Tuyễn ở TP Cần Thơ vẫn quyết định về quê chăm sóc khu vườn của gia đình, nhờ vậy anh có doanh thu cả tỷ đồng/năm.

Cụ ông 80 tuổi qua đời, con cháu phát hiện 'kho tiền' được chôn dưới lòng đất

Sau khi qua đời, gia đình ông tình cờ phát hiện ra số tiền lớn nhưng khi đào lên thì tiền bị mốc, hỏng hơn một nửa.

Học lỏm nghề lạ, cậu bé mồ côi thành người giàu thứ 3 Sài Gòn xưa

Mồ côi cả cha lẫn mẹ, cậu thiếu niên 13 tuổi học lỏm được nghề lạ, từng bước thoát nghèo rồi trở thành bá hộ, độc chiếm vị trí thứ 3 trong số tứ đại phú hào Sài Gòn xưa.

Gia tộc xưa có trăm nhà mặt phố, căn phòng bí mật nuôi gia nhân chỉ để đếm tiền

Đầu óc nhạy bén, khéo léo sử dụng “quyền lực” trong tay, vị phú hào sở hữu khối gia sản khổng lồ khiến người Pháp phải ngạc nhiên.

Người giàu nhất Sài Gòn xưa, giai thoại thuê nhân công phơi tiền cho khỏi mốc

Trong thời kỳ cực thịnh, gia đình Huyện Sỹ nắm trong tay toàn bộ vùng đất trù phú ở Gò Công, Long An, Tiền Giang kéo dài đến tận biên giới Campuchia.

Ngôi làng tỷ phú ở Vĩnh Phúc, người dân 'hái ra tiền' xây lâu đài nhờ một nghề

Tại xã Vân Xuân, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc có một ngôi làng nhỏ nhưng biệt thự mọc lên như nấm. Người dân quanh đây gọi nơi này là làng tỷ phú.

Đang cập nhật dữ liệu !