Hàng loạt bò giống hỗ trợ dân nghèo bị LMLM, huyện Tương Dương nói gì?

UBND huyện Tương Dương (Nghệ An) vừa có báo cáo về một số vấn đề trong việc thực hiện dự án cấp bò giống Chương trình 30a bị dịch lở mồm long móng (LMLM) trên địa bàn trong thời gian qua.

Dịch lở mồm long móng xuất hiện trên địa bàn huyện Tương Dương khiến người dân khốn đốn. (Ảnh. Văn Dũng)

Theo báo cáo của UBND huyện Tương Dương, thực hiện dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo thuộc chương trình 30a. Năm 2017, huyện Tương Dương có 331 hộ tự nguyện đăng ký và đóng góp thêm tiền để được nhận bò giống.

Mỗi con bò giống có trọng lượng 125kg trở lên với giá 14.250.000 đồng (bao gồm kinh phí tiêm phòng vắc xin tụ huyết trùng, LMLM và kinh phí vận chuyển). Trong đó Nhà nước hỗ trợ 10 triệu đồng/con, phần còn lại là người dân góp.

Kinh phí mua bò giống hơn 4,7 tỉ đồng, trong đó ngân sách nhà nước hơn 3,3 tỉ đồng, người dân góp hơn 1,4 tỉ đồng.

Từ tháng 1/2018 đến tháng 4/2018, huyện đã cấp 170 bò giống (qua 2 đợt) cho người dân trên địa bàn 8 xã gồm: xã Tam Quang (60 con), Tam Đình (15), Tam Thái (15), Tam Hợp (15), Thạch Giám (15), Xá Lượng (15), Lưu Kiền (15) và Lượng Minh (20).

Tuy nhiên, đến ngày 12/4/2018, chỉ vài ngày sau khi nhận bò giống đợt 2 từ Công ty cổ phần Nga Chín (đơn vị cung ứng bò giống có trụ sở ở huyện Nam Đàn), một số hộ dân ở xã Lưu Kiền, Tam Thái phát hiện bò bị LMLM.

Tính đến ngày 7/5, đã có 18 con bò của dự án bị LMLM ở các xã Tam Đình, Tam Thái, Tam Hợp, Thạch Giám, Xá Lượng, Lưu Kiền, Lượng Minh và 91 con bò của người dân địa phương cũng bị bệnh.

Do tình hình dịch bệnh gia súc trên địa bàn chưa ổn định nên huyện đã tạm dừng cấp 161 con bò giống cho các hộ dân còn lại.

Ngay sau đó, UBND huyện Tương Dương đã công bố dịch LMLM và thành lập Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh, đồng thời phân công các phòng, ban chuyên môn cùng với Chi cục thú ý Vùng III, Chi cục chăn nuôi thú y và đơn vị cung ứng trực tiếp các xã chỉ đạo triển khai quyết liệt các biện pháp phòng chống.

UBND huyện Tương Dương thừa nhận trong quá trình nhận bò giống về cho người dân, đã có hai thiếu sót trong việc thực hiện quy trình phòng dịch và cấp giống.

Theo quy định, bò giống phải được tiêm văcxin phòng dịch 2 đợt, đợt 1 gồm một mũi văcxin tụ huyết trùng và một mũi văcxin LMLM. Sau 21 đến 28 ngày sau thì tiêm mũi vắcxin LMLM thứ 2. Sau khi tiêm mũi thứ hai khoảng 14 đến 21 ngày mới lấy mẫu xét nghiệm để kiểm tra hàm lượng kháng thể LMLM.

Tuy nhiên, đàn bò giống cấp về huyện Tương Dương sau khi tiêm mũi văcxin thứ 2 chưa đủ ngày nhưng đã lấy mẫu xét nghiệm là không đúng quy định.

Ngoài ra, thời điểm cấp bò giống về địa phương là không phù hợp. Đây là thời điểm giao mùa, trên địa bàn một số xã lại đang tổ chức tiêm phòng chưa đạt tỉ lệ bảo hộ trên đàn gia súc của dân nhưng đã nhập bò giống về, dẫn đến khó xác định dịch bệnh phát sinh từ bò giống hay bò giống bị lây bệnh từ đàn gia súc địa phương.

"Vấn đề này, UBND huyện sẽ kiểm điểm, rút kinh nghiệm và chỉ đạo các đơn vị phối hợp với các xã tập trung dập dịch, khắc phục hậu quả, không để người dân thiệt thòi", báo cáo của UBND huyện Tương Dương nêu rõ.

Liên quan đến việc phản ánh, chủ dự án và đơn vị cung ứng đã “phù phép” nâng giá bò giống để yêu cầu người dân nộp thêm tiền nhằm thu lợi bất chính.

Về vấn đề này, báo cáo của UBND huyện Tương Dương khẳng định, giá bò giống 14.250.000 đồng/con, trong đó nhà nước hỗ trợ 10 triệu đồng, hộ dân được nhân bò đóng góp 4.250.000 đồng là thực hiện theo quyết định 34/2014/QĐ-UBND ngày 5/6/2014 và Quyết định 5406/QĐ-UBND ngày 8/11/2017 của UBND tỉnh Nghệ An và thông báo giá của Sở tài chính tại công văn 1953/STC-QLG&CS ngày 5/7/2017.

Do vậy, UBND huyện này phủ nhận vụ việc trên, quá trình thực hiện đảm bảo nguyên tắc công khai bàn bạc, bình xét dân chủ từ thôn bản đến xã, không có sự bắt buộc, áp đặt.

Bên cạnh đó, việc hỗ trợ các hộ dân làm chuồng trại và trồng cỏ là thực hiện theo chính sách của chương trình 30a (không phải là trích ra từ tiền mua bò giống). Do vậy, UBND huyện sẽ thanh toán hỗ trợ theo định mức nhà nước quy định. Cụ thể, hỗ trợ cho mỗi dân 2.000.000 đồng làm chuồng nuôi bò và 4.000.000 đồng/ha diện tích trồng cỏ.

Như vậy, việc xác định giá bò giống, cơ cấu nguồn vốn và việc huy động đóng góp từ dân, sử dụng vốn thực hiện theo đúng quy định, quy định của cấp có thẩm quyền, không phải do huyện tự ý thực hiện.

Việt Hòa

Hưng Yên triển khai phần mềm thực đơn cân bằng dinh dưỡng cho mẹ và bé

Bà mẹ và trẻ em dưới 5 tuổi tại Hưng Yên được tiếp cận ngân hàng thực đơn cân bằng dinh dưỡng đa dạng từ Ajinomoto Việt Nam với phần mềm thực đơn dinh dưỡng được Bộ Y tế phê duyệt.

400 học sinh Đồng Nai nhận học bổng ‘Cho em đến trường’

Quỹ học bổng “Cho em đến trường” đã trao 400 suất học bổng trị giá 540 triệu đồng cho những em có hoàn cảnh khó khăn, không ngừng phấn đấu vươn lên trong học tập.

Hồ Quỳnh Hương tiết lộ bạn trai hơn 2 tuổi, yêu mặn nồng nhưng chưa muốn cưới

Dịp trở lại âm nhạc với MV 'Cứ để cho em', ca sĩ Hồ Quỳnh Hương xác nhận đang yêu một người đàn ông hơn 2 tuổi.

Cô gái miền Tây đổi đời nhờ vịt con duyên dáng, bất ngờ nổi tiếng châu Á

Câu chuyện cô gái Vĩnh Long đổi đời nhờ vịt con nở ra từ quả trứng hỏng được chọn làm thành phim, công chiếu trên kênh Discovery Asia đang thu hút sự chú ý của nhiều người châu Á.

Gác bằng thạc sĩ, chàng trai Cần Thơ về quê làm nông dân kiếm 1 tỷ đồng/năm

Có 2 bằng đại học, 1 bằng thạc sĩ nhưng Dương Đình Tuyễn ở TP Cần Thơ vẫn quyết định về quê chăm sóc khu vườn của gia đình, nhờ vậy anh có doanh thu cả tỷ đồng/năm.

Cụ ông 80 tuổi qua đời, con cháu phát hiện 'kho tiền' được chôn dưới lòng đất

Sau khi qua đời, gia đình ông tình cờ phát hiện ra số tiền lớn nhưng khi đào lên thì tiền bị mốc, hỏng hơn một nửa.

Học lỏm nghề lạ, cậu bé mồ côi thành người giàu thứ 3 Sài Gòn xưa

Mồ côi cả cha lẫn mẹ, cậu thiếu niên 13 tuổi học lỏm được nghề lạ, từng bước thoát nghèo rồi trở thành bá hộ, độc chiếm vị trí thứ 3 trong số tứ đại phú hào Sài Gòn xưa.

Gia tộc xưa có trăm nhà mặt phố, căn phòng bí mật nuôi gia nhân chỉ để đếm tiền

Đầu óc nhạy bén, khéo léo sử dụng “quyền lực” trong tay, vị phú hào sở hữu khối gia sản khổng lồ khiến người Pháp phải ngạc nhiên.

Người giàu nhất Sài Gòn xưa, giai thoại thuê nhân công phơi tiền cho khỏi mốc

Trong thời kỳ cực thịnh, gia đình Huyện Sỹ nắm trong tay toàn bộ vùng đất trù phú ở Gò Công, Long An, Tiền Giang kéo dài đến tận biên giới Campuchia.

Ngôi làng tỷ phú ở Vĩnh Phúc, người dân 'hái ra tiền' xây lâu đài nhờ một nghề

Tại xã Vân Xuân, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc có một ngôi làng nhỏ nhưng biệt thự mọc lên như nấm. Người dân quanh đây gọi nơi này là làng tỷ phú.

Đang cập nhật dữ liệu !